Nguyên nhân tồn tại của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 65)

Thực trạng các doanh nghiệp CNHT chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chưa đủ lớn nhất là các ngành may mặc, da giầy, ngành cơ khí, ô tô và các ngành khác. Các doanh nghiệp sản xuất các thành phẩm vẫn hoạt động với quy mô nhỏ, chưa tạo được sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào các ngành CNHT.

Trình độ nguồn nhân lực còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi các máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ, khoa học ngày càng tiên tiến, hiện đại.

58

Các cơ chế chính sách về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư còn chồng chéo, thay đổi nhanh, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán làm các cơ quan, doanh nghiệp chưa kịp thích ứng với chính sách này lại có chính sách mới. Điều này đã và đang là rào cản khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy e ngại khi đầu tư vào Bắc Ninh.

Việc thu hút FDI trong những năm qua còn chạy theo lượng vốn đăng ký, chưa chú trọng đến việc thu hút có chọn lọc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả của dòng vốn đầu tư.

Công tác phối hợp giữa các sở, ngành ở địa phương và giữa địa phương với Trung ương trong công tác quản lý nhà nước về FDI trong thời gian qua vẫn còn chưa được chặt chẽ. Công tác hậu kiểm dự án đầu tư chưa được tiến hành thường xuyên.

Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân cơ bản khác như hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, hệ thống đường giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp

Vấn đề thu hút đầu tư trong các năm qua hầu như tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản xuất công nghệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa ra cho các doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu thuê diện tích nhỏ lại gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp lại phục vụ cho 100% cho xuất khẩu như Intel nên các doanh nghiệp của Bắc Ninh vẫn phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất.

Các ưu đãi cho ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự rõ ràng, gần như không có gì khác với ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thúc đẩy được họ trong lĩnh vực CNHT.

59

Hệ thống thông tin doanh nghiệp mới đang bắt đầu hoạt động nên việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chưa thực sự đạt được hiệu quả. CNHT liên quan hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn do khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao.

60

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH

3.1. Định hƣớng thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

3.1.1. Về cơ chế chính sách

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phát triển ngành CNHT. Theo đó, Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; da giày; CNHT cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực này được hưởng các ưu đãi như:

Được miễn thuế nhập khẩu 05 năm đối với: thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được; cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt.

Được miễn thuế cho các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Được giảm thuế nhập khẩu đối với: thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi.

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Ngoài ra, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ.

61

- Khuyến khích phát triển thị trường

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản phẩm trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và các Sở Công Thương.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư theo quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện các chương trình đó.

Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được Nhà nước tạo điều kiện tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao,

- Khuyến khích về hạ tầng cơ sở

Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án về diện tích, vị trí, tiền thuê đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử dụng đất trong khu cụm công nghiệp được sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác trong khu, cụm công nghiệp; được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động; được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp.

Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về đất đai theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

62

- Khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các quỹ khác liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài.

Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực từ nguồn vôn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát, triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

- Về cung cấp thông tin

Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua Cổng thông tin điện tử thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Nhà nước đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách về cung cấp thông tin, tư vấn theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ với trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Về tài chính

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

63

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành.

Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được xem xét, cho hưởng các chính sách về thuế theo theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

3.1.2. Về định hướng phát triển

Những năm tới, tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khuyến khích như phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Hạn chế đối với ngành, lĩnh vực đầu tư không phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Tập trung thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên tinh thần khuyến khích tỷ lệ nội địa hóa cao, ưu tiên phát triển các dự án có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Nhất là các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử và các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ sử dụng công nghệ cao, sản xuất các linh, phụ kiện, các chi tiết đặc thù. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả. Tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong thủ tục thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, thực hiện dự án.

Các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa: Các ngành CNHT tạo ra giá

trị gia tăng và đòi hỏi công nghệ cao hơn các ngành công nghiệp lắp ráp. Mặc dù vậy, do hầu hết nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào đều nhập khẩu, rất nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao nhưng hoàn toàn không tạo ra giá trị gia tăng trong nội

64

địa, khi mà toàn bộ máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất đều được nhập khẩu và sản phẩm đầu ra hoàn toàn dành cho xuất khẩu. Các dự án loại này thường nằm trong các khu chế xuất, do đó lợi ích thu được cho quốc gia chỉ là giải quyết việc làm cho người lao động. Vì vậy, đến năm 2020, cần phát triển CNHT với mục tiêu tập trung là nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, thay thế nhập khẩu, cần khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất CNHT dành cho nhu cầu nội địa, với tỉ trọng sử dụng đầu vào tại nội địa cao. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước khi trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này.

Các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp ráp hiện có ở Bắc Ninh: cần khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ tùng

thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đã có mặt ở Bắc Ninh. Việc kêu gọi được các doanh nghiệp này sẽ làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm dần các công đoạn phải nhập khẩu. Đây chính là khách hàng cho doanh nghiệp nội địa sản xuất CNHT và giúp tạo ra mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia ngay trong nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI loại này hầu hết có quy mô nhỏ và vừa nên rất cần có các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư.

Các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo: Hiện nay, Bắc Ninh

khó thu hút FDI vào các ngành sản xuất vật liệu: thép chế tạo, hạt nhựa... phục vụ công nghiệp chế tạo. Lý do chính là nhu cầu trong tỉnh của các ngành này, chính là các doanh nghiệp CNHT còn quá ít nên chưa đủ sản lượng cần thiết cho sản xuất ngay trong tỉnh. Nếu để xuất khẩu thì Bắc Ninh chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sản xuất hoặc đầu tư mới ở Bắc Ninh. Do đó, tỉnh nên có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu: Việc kêu gọi được các tập đoàn này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào sản xuất tại Bắc Ninh sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp lớp dưới có thêm thị trường. Tuy nhiên, nếu như chưa có hệ thống doanh nghiệp CNHT trong nội địa đủ mạnh, thu hút các doanh nghiệp này quá sớm mà không kèm các cam kết nội địa hóa, sẽ chỉ là mô hình chế xuất.

65

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ trợ

3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước

3.2.1.1. Minh bạch và đơn giản hóa về thủ tục hành chính

Thứ nhất, vấn đề thủ tục hành chính luôn là mối quan ngại đầu tiên của mọi nhà đầu tư khi đến đầu tư ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng, chính vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian, phải trải qua nhiều bước mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chính điều này đã làm lản lòng các nhà đầu tư, và giảm tính hấp dẫn khi đầu tư vào tỉnh. Chính vì vậy trong thời gian tới, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với các dự án FDI là vần đề cấp bách, cần cải thiện kịp thời.

Tỉnh thường xuyên tiến hành rà soát, đổi mới và nâng cao chất lượng các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư trong phân cấp quản lý như vấn đề về đất

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 65)