Tóm tắt chƣơng 2

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng dịch vụ hệ thống nhà hàng trên địa bàn thị xã cửa lõ – nghệ an (Trang 52)

6. Cấu trúc của đề tài

2.7. Tóm tắt chƣơng 2

Nội dung chƣơng 2 đã trình bày thang đo và nội dung kết cấu của bảng câu hỏi điều tra cũng nhƣ phƣơng pháp thu nhập và phân tích dữ liệu đƣợc áp dụng cho nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết của các phƣơng pháp phân tích dữ liệu và kiểm định các thang đo.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về hệ thống nhà hàng trên địa bàn Thị xã Cửa Lò

3.1.1 Giới thiệu đôi nét về Thị xã Cửa Lò

Cửa Lò - Đô thị du lịch bên bờ biển Đông cách thành phố Vinh 16km về phía Đông, Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam. Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nƣớc. Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là một bãi biển dài, đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Đó cũng là nơi cƣ trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng dân cƣ quần tụ còn thƣa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên cho đến lúc đó, Cửa Lò vẫn chƣa phải là nơi nghỉ mát, tắm biển thực sự quan trọng của các dân cƣ đất Việt nói chung. Bởi lẽ đó chƣa phải là nhu cầu bức thiết của cộng đồng cƣ dân sinh sống trên địa bàn và dọc mảnh đất Miền trung này. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Vinh trở thành một trung tâm công nghiệp, nơi tập trung đông đảo công nhân và cả bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức ngƣời Pháp, ngƣời Việt. Sự thay đổi xã hội đó và cả với những vị thế về cảnh quan thiên nhiên là lý do chủ yếu để ngƣời Pháp chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng nhà nghỉ vào đầu thế kỷ XX. Cùng với việc công nghiệp hóa Thành phố Vinh – Bến Thủy, ngƣời Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: Đƣờng Vinh đi Cửa Hội, Cửa Lò và các điểm nghỉ dƣỡng với cách bố trí đảm bảo an toàn và ý nghĩa danh thắng. Bên cạnh các khu du lịch lần lƣợt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Đơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)…Ngày 05/06/1907 đã lấy làm ngày ra đời của du lịch Cửa Lò. Điều này khẳng định các giá trị vốn có và lâu đời của du lịch Cửa Lò để có các giải pháp khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Cửa Lò thành đô thị du lịch thật sự theo đúng tiêu chuẩn. Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự đƣợc đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Với cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 212 nhà nghỉ, khách sạn, gần 6000 phòng nghỉ đủ phục vụ cho trên 1.3 vạn khách nghỉ qua đêm. Nhờ thế năm 2007, Cửa Lò đã đón trên 1.3 triệu lƣợt khách trong đó có 811 ngàn

khách lƣu trú. Tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 64.3%. Hiện nay đến với Cửa Lò, quý khách có thể đi bằng đƣờng bộ,đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không đều rất thuận lợi. Từ Cửa Lò, tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị Xã nhƣ: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trƣờng Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng. Du lịch sinh thái: Quý khách có thể đến thăm Đảo Ngƣ, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nƣớc khoáng Kim Sơn. Lộ trình du lịch này đã đƣợc xây dựng lộ trình, quý khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại cho du khách sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.

Du lịch tâm linh: Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngƣ, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lƣu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận đƣợc các giá trị văn hóa của Cửa Lò đƣợc vun đắp qua hàng trăm năm qua. Ngoài ra, các loại hình nhƣ: Du lịch thể thao, du lịch du thuyền, du lịch làng nghề sẽ giúp du khách hiểu thêm về đất và ngƣời Cửa Lò. Đến với Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thƣởng thức các món ăm thực mang hƣơng sắc vùng biển Miền Trung. Đó là các món đƣợc chế biến từ hải sản: Nƣớc mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giò 7 món, ghẹ hấp me, cháo nghêu, cháo lƣơn và đặc biệt hơn là món ăn rất dân dã, rất riêng của ngƣời xứ Nghệ: Kẹo Cu đơ. Du lịch Cửa Lò, với 100 năm hình thành và phát triển đang trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc. Đây cũng là ngành quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

3.1.2. Hoạt động ngành du lịch của Thị xã Cửa Lò

3.1.2.1. Đặc điểm chung của ngành du lịch Cửa Lò

Thị xã đã tạo lập cơ sở nghỉ dƣỡng khang trang, bề thế, hiện đại mang đậm phong cách kiến trúc phƣơng Đông. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ với 240 cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lƣợng phục vụ cấp 2 sao trở lên. Năm 2008, sức hấp dẫn dịch vụ nghỉ dƣỡng, tắm biển đã thu hút 1.452.000 lƣợt khách trong và ngoài nƣớc tới thụ hƣởng không khí mát lành, sản vật tƣơi ngon từ biển Cửa Hội, Cửa Lò. Điều mừng và p hần nào khẳng định chất lƣợng dịch vụ ngày mỗi đƣợc cải thiện là số du khách nghỉ ngơi dài ngày đã lên tới 854.000 ngƣời, trong đó 47% số gia đình tới nghỉ ngơi dài ngày.

Năm 2008, mùa du lịch biển Cửa Lò đƣa lại doanh thu gần 400 tỷ đồng, tăng 125% so với những năm trƣớc.

Bãi tắm Cửa Lò từ hòn Lan Châu tới Cửa hội bằng phẳng, cát trắng phau, mịn màng lại thoai thoải, sóng hiền hoà, độ an toàn cao thu hút khách quốc tế nhất là Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc. Vài năm lại nay, khách quốc tế đã lƣu trú dài ngày nghỉ tại khu du lịch Cửa Lò. Sản vật khá phong phú, đa dạng, tƣơi rói từ con mực “nhảy”, cua, ghẹ, ốc hƣơng đến mớ tôm càng xanh, cá mú, cá chim, cá vƣợc đều đƣợc nhà hàng chăm chút, làm hài lòng thực khách.

Đặc biệt là xây dựng nếp văn hoá du lịch cho tất cả cƣ dân và nhân viên phục vụ. Thái độ lịch lãm, phong cách tiếp thị đƣợc tập huấn, thậm chí đƣợc xây dựng thành tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, nhà hàng từng mùa du lịch. Không gian môi trƣờng đƣợc đầu tƣ xanh, sạch, đẹp, an toàn. Đƣờng sá, bãi tắm xây, cất phù hợp với không gian kiến trúc thoáng đãng và độc đáo, gợi cảm trạng thái yên bình, thảnh thơi cho bất cứ ngƣời khách nào tới đây thăm thú.

Du lịch biển, đảo đá, đang là một lợi thế và nằm trong chiến lƣợc phát triển của thị xã Cửa Lò. Do vậy trong những năm qua, Cửa Lò đã tích cực tận dụng khai thác các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển, kêu gọi đầu tƣ để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lƣợng cao, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc tới tham quan, nghỉ dƣỡng.

Dọc bờ biển thị xã dài trên 12 km là bãi tắm Cửa Lò có độ dốc thoai thoải cát mịn, nƣớc trong và sạch… cùng với 3 hòn đảo lớn, nhỏ là đảo Ngƣ, đảo Mắt và đảo Lan Châu, là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Cửa Lò phát triển.

Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh. Năm 2005, tổng thu từ du lịch đạt 245 tỷ đồng, năm 2011 đạt 920 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2012, Cửa Lò đã đón gần 2 triệu lƣợt khách du lịch và tổng thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đạt trên 1000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó Cửa Lò cũng chƣa hết những khó khăn, vì còn bao nhiêu việc phải làm. Cửa Lò vẫn còn đó những trăn trở, lo toan từ một vùng đất thuần nông, thuần ngƣ chuyển sang xây dựng một đô thị du lịch trong khi xuất phát điểm mọi mặt còn thấp. Làm sao để vừa phát triển du lịch, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng cảnh quan thiên nhiên; huy động nhân tài vật lực để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đào tạo nguồn

nhân lực là ngƣời địa phƣơng làm sao để hấp dẫn du khách, phát triển du lịch một cách bền vững…

3.1.2.2. Du lịch biển - đảo - ao hồ:

Cửa Lò có bờ biển dài trên 10 km, có chiều rộng từ 250 - 500m, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn màng, nƣớc biển trong xanh và sạch, không pha lẫn bùn nhƣ một số bãi biển khác.

Nƣớc biển ở đây có độ mặn từ 3,4 đến 3,5 %. Điều đặc biệt là nhiệt độ nƣớc biển mùa hè ở Cửa Lò thấp hơn so với Sầm Sơn, Đồ Sơn và nhiều bãi biển phía Bắc, còn mùa Đông các bãi biển phía Bắc luôn có nhiệt độ nƣớc biển thấp hơn 180C nhƣng biển Cửa Lò vẫn giữ đƣợc nhiệt độ trong khoảng 20 - 210

C.

Sóng biển ở đây không lớn, giá trị trung bình xấp xỉ 0,5m. Dòng chảy ở đây cũng không lớn và giá trị cực đại nhiều năm chỉ vào khoảng 40cm/s. Trƣờng dòng chảy trên dải ven bờ biển phân bố tƣơng đối đều, ít có khả năng xuất hiện các giếng xoáy.

Hình 3.1. Một góc phía Đông Bắc trung tâm du lịch Cửa Lò

Phía Đông bãi biển Cửa Lò đƣợc che chở bởi ba hòn đảo rất đẹp, có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và độc đáo bao gồm:

Đảo Lan Châu: nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phƣơng gọi là Rú Cóc vì đảo có hình dáng nhƣ một con cóc khổng lồ đang vƣơn mình ra biển khơi. Khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dƣới nƣớc biển, khi thuỷ triều xuống, phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông của đảo là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của gió và sóng tạo cho những hòn đá này có những hình kỳ thú.

Trên đỉnh cao của đảo có lầu Nghinh Phong (đón gió) của vua Bảo Đại, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Hiện nay, đảo Lan Châu đang đƣợc quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao dƣới nƣớc.

Đảo Ngư (Song Ngư): Đảo nằm ngoài biển, cách bờ hơn 4km, đảo gồm hai hòn lớn nhỏ, cảnh đẹp rất thơ mộng. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nƣớc biển. Diện tích 2,5km2

, thuận tiện cho việc đi thăm quan. Đảo nhấp nhô giữa biển khơi nhƣ hai con cá khổng lồ, có sứ mệnh che chắn bão to, gió lớn cho khu bãi tắm và đất liền. Về phía tây đảo Ngƣ có chùa thờ Phật và danh tƣớng Hoàng Tá Thốn thời Trần. Chùa đƣợc xây dựng từ thế kỷ XIII rất đẹp và linh thiêng. Chùa có chùa Thƣợng và chùa Hạ, mỗi chùa có 3 gian lợp ngói âm dƣơng, các xà hạ khắc chạm các vật tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) rất đẹp và rất ling thiêng. Vƣờn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên nhƣ: đại, mƣng, dƣới,… và 1 giếng nƣớc ngọt gọi là Giếng Ngọc. Sân chùa có 2 cây lộc vừng khoảng 700 tuổi.

Đảo Mắt: Cách đất liền khoảng 18km là hòn đảo Mắt (Quỳnh Nhai) có diện tích 280ha, đảo còn có tên là núi Quỳnh Nhai cao 218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn và hòn nhỏ nối với nhau. Từ đất liền nhìn ra cân nhƣ cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền.

Cách bãi tắm Nghi Hƣơng khoảng 2km về phía tây, nơi đây có hồ đầm Sen có diện tích khoảng 17ha, trên địa bàn khối 10 thuộc phƣờng Nghi Hƣơng, có cảnh quan rất đẹp, với bạt ngàn hoa sen, xung quanh bàu là đất trồng vƣờn và đất nông nghiệp. Hiện nay, hồ chƣa đƣợc khai thác, là tiềm năng thiên nhiên có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái trong tƣơng lai nhƣ sinh thái hoa, miệt vƣờn, câu cá, công viên nƣớc,…

Khu du lịch sinh thái Cửa Hội: Khu du lịch sinh thái Cửa Hội đƣợc thành lập năm 2000 trên diện tích 5ha, nằm ẩn mình dƣới rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, câu cá nƣớc ngọt, tắm biển,… Đây là địa điểm nghỉ mát lý tƣởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thành thị. Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thể nhìn rõ đảo Ngƣ với hai hòn nối tiếp nhau. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội đƣợc quy hoạch nằm trong phần đất của làng văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá sứ Nghệ nói riêng, văn hoá các dân tộc Việt Nam nói chung, tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho du lịch Cửa Lò.

Bãi Lữ: Nằm trong địa phận 2 xã Nghi Yên và Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bãi Lữ cách Cửa Lò 10km, là nơi biển khơi ăn sâu vào đất Việt và là nơi những cánh rừng phi lao bạt ngàn vƣơn ra biển cả tạo nên những cảnh quanh co uấn lƣợn, những vách đá đứng sóng vỗ trắng ngần, những bãi cát dài nhƣ dải lụa mềm uốn lƣợn dƣới ngàn sóng đại dƣơng nâng niu vỗ về thi vị, những bãi tắm đẹp thiên thần làn nƣớc trong xanh và độ mặn tuyệt hảo.

Hiện nay có một khu resort lớn đã và đang đƣợc xây dựng ở Bãi Lữ, gồm các khu biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao. Khu tắm biển đƣợc chia làm các khu nhƣ khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghỉ dƣỡng và khu tắm tiên.

Các công trình nhƣ sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nƣớc, viện hải dƣơng học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao,… đang dần dần đƣợc hình thành. Ôm ấp xung quanh khu bãi tắm là những ngọn núi thoai thoải với bạt ngàn màu xanh. Trên ngọn núi đã xây dựng xong công trình tƣợng Phật lớn… góp thêm một loại hình du lịch vãn cảnh, tâm linh ở nơi đây.

Bãi Lữ tên gọi xuất phát từ Lữ Sơn, tức một ngọn núi sừng sững hiên ngang trƣớc biển, nhƣ chàng lữ khách thẩn thơ đi tìm điệu hát tình tứ trong sóng biển của thiếu nữ đa tình. Đứng trên Núi Lữ có thể nhìn thấy một vùng bao la rộng lớn, phía đông biển bao la xanh ngắt một màu, xa xa là đảo Song Ngƣ, Hòn Mắt, Lan Châu, gần hơn là núi Rồng, Núi Lò, Tƣợng Sơn,… Uốn lƣợn quanh núi là dòng kênh Sắt xanh ngắt bởi màu quặng sắt do núi Thiết Sơn nhuộm màu.

Đây là lợi thế để Thị xã Cửa Lò phát triển ngành du lịch Biển, là hứa hẹn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách đến từ các nơi trong khu vực miền Bắc và Miền Trung

3.1.2.3. Du lịch tâm linh

Trong công cuộc xây dựng nền văn hiến, ngƣời dân Cửa Lò đã tự hào là “Văn dành đỉnh bút, võ chiếm đề cao, nền y học chƣa nơi nào sánh kịp”. “Văn” với những đỉnh bút: Song Nguyên - Hoàng Giáp Phạm Nguyễn Du ở Đặng Điện, đậu Tiến sĩ năm 1779, làm quan đến Đông các học sĩ. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu ở làng Vạn Lộc đậu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng dịch vụ hệ thống nhà hàng trên địa bàn thị xã cửa lõ – nghệ an (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)