Du lịch tâm linh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng dịch vụ hệ thống nhà hàng trên địa bàn thị xã cửa lõ – nghệ an (Trang 58)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.2.3. Du lịch tâm linh

Trong công cuộc xây dựng nền văn hiến, ngƣời dân Cửa Lò đã tự hào là “Văn dành đỉnh bút, võ chiếm đề cao, nền y học chƣa nơi nào sánh kịp”. “Văn” với những đỉnh bút: Song Nguyên - Hoàng Giáp Phạm Nguyễn Du ở Đặng Điện, đậu Tiến sĩ năm 1779, làm quan đến Đông các học sĩ. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu ở làng Vạn Lộc đậu năm 1916, làm quan đến Hàn Lâm viện tu soạn, Đốc học Nghệ An, Phó bảng Vũ Văn Cầu ở Nghi Thu, đậu năm 1862, làm quan đến Tri Huyện. “Võ” có các tƣớng: Cƣơng

quốc công Nguyễn Xí và con trai là Đô Đốc trấn thủ Nguyễn Sƣ Hồi, Đô Đốc Phùng Phúc Kiều ở làng Thu Lũng (Nghi Thu), thống lãnh thuỷ binh, cai quản cả vùng biển từ Thanh Hoá vào đến Hà Tĩnh thời Lê Cảnh Hƣng. Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh ở Cổ Đan (Nghi Hải), văn võ kiêm toàn, làm tƣớng cho vua Quang Trung phò Lê diệt Trịnh,…

Đỉnh cao về y học có các danh y: Chánh ngự y Phạm Văn Dụ, danh y Hoàng Nguyên Cát, Thái ngự y Hoàng Nguyên Lễ đậu đầu thi tuyển Ngự y năm 1851,…

* Các di tích lịch sử văn hóa:

Trên địa bàn thị xã Cửa Lò có tổng số 22 di tích, danh thắng trong đó có 5 di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng, 2 di tích cấp Quốc gia (đền Vạn Lộc, nhà thờ Họ Hoàng Văn - Nghi Tân) và 3 di tích cấp tỉnh (chùa Lô Sơn, nhà thờ Phùng Phúc Kiều, nhà thờ Lƣơng Y Hoàng Nguyên). Chùa đảo Ngƣ thờ Phật và Tạ Thốn, là nơi rất linh thiêng và có giá trị phát triển du lịch văn hóa tâm linh cao.

Từ Cửa Lò, khách du lịch còn có thể đến tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng trong vùng nhƣ: đền Cuông thờ An Dƣơng Vƣơng (Diễn Châu), khu di tích Mai Hắc Đế, đền và mộ đức thánh Hoàng Mƣời, khu lƣu niệm Nguyễn Du, khu lƣu niệm Nguyễn Công Trứ, đền Quang Trung trên núi Dũng Quyết, chùa Hƣơng Tích, khu di tích Kim Liên - quê hƣơng chủ tịch Hồ Chí Minh, ngã ba Đồng Lộc,…

Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí: Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một công trình nghệ thuật kiến trúc mỹ lệ ít có hiện nay ở Cửa Lò. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 xuống cảng Cửa Lò đoạn cắt đƣờng Nam Cấm rẽ trái khoảng 1km là đến nơi khu di tích.

Khu di tích là một thắng cảnh thuộc xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Toạ trên một khu đất cao ráo, nằm tách khu dân cƣ về phía Tây. Trƣớc đây, khu đền rộng hơn, bao gồm cả một khu vực lùm cây mọc xung quanh, tới mức có lần đã có hổ lạc vào rừng trú ẩn. Hiện tại diện tích của khu di tích khoảng 1,6ha. Hƣớng chính của khu di tích là hƣớng Nam. Phía sau là một quần thể núi non gồm núi Mão, núi Gƣơm, núi Cồn Thông, núi Voi làm điểm tựa, trông thật hùng vĩ và khoáng đạt. Riêng núi Cờ nằm ở phía Đông, xƣa có tƣợng đá thần đồng, cũng góp phần làm tăng phần hùng vĩ.

Di tích lịch sử - văn hoá đền Vạn Lộc: Đền Vạn Lộc trƣớc đây đặt ở Lùm Cò (nay là bến cảng số 1), đến thời Nguyễn mới chuyển về chỗ hiện nay. Đền nằm ở làng Vạn Lộc nên có tên là đền Vạn Lộc - ý nói muôn lộc đổ về đây.

Trƣớc mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm chảy qua, sau lƣng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tƣợng Sơn tạo thế rồng chầu, hổ phục và sơn thuỷ hữu tình. Đền đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đền Vạn Lộc có 2 toà là hạ điện, trung điện. Hạ điện nằm trên mặt bằng 270m2

, bên cạnh còn có đền thờ 3 cha con Quận công.

Song Ngư Tự (Chùa đảo Ngư): nằm ở phía Tây của đảo Ngƣ, có từ triều Lý, Trần, trải qua thời gian và biến động của lịch sử, chùa bị bom đạn Mỹ, bão tố tàn phá. Nay chùa đã đƣợc phục dựng ngay trên nền đất cũ, trong khuôn viên rộng 3,5ha.

Chùa là một địa điểm lý tƣởng phục vụ cho đời sống tâm linh của cƣ dân địa phƣơng đi biển và khách du lịch thập phƣơng về với Cửa Lò. Song Ngƣ Tự có vị thế đẹp, ở vùng đệ nhất danh thắng của xứ Nghệ, thuộc thị xã Cửa Lò. Đƣờng ra thăm chùa rất thuận tiện, đi bằng tàu hoặc thuyền máy chỉ mất khoảng 40 phút. Trên đƣờng ra thăm đảo hoặc vãn cảnh chùa, du khách đƣợc thoải mái hít thở không khí trong lành, hƣởng gió mát mang phong vị biển, đƣợc ngắm cảnh đẹp nƣớc non mêng mang, hữu tình vùng biển Cửa Lò, Cửa Hội.

* Các lễ hội:

Ở Cửa Lò có hai lễ hội chính đó là Lễ hội Sông nước Cửa LòLễ hội đền Vạn Lộc. Những lễ hội này thƣờng đƣợc tổ chức hàng năm vào ngày 30/4, ngày 1/5 - ngày khai trƣơng mùa du lịch biển của thị xã. Với việc khai thác những nghi lễ của ngƣời dân biển, Lễ hội Sông nước có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh và văn hoá. Lễ hội bắt nguồn từ lễ hội đền Vạn Lộc có cách đây khoảng 500 năm, để tƣởng nhớ Thái uý quận công Nguyễn Sƣ Hồi, vị tƣớng đã có những đóng góp lớn cho quá trình trung hƣng đất nƣớc, ngƣời có công khai phá và lập nên làng Vạn Lộc, nay là vùng đất Cửa Lò.

Cửa Lò còn có các sản phẩm văn hoá truyền thống phong phú của xứ Nghệ nhƣ các làn điệu dân ca ví dặm, hát phƣờng vải, hát đối đáp, hò trên sông nƣớc, các phong tục tập quán, các chợ quê, các làng nghề,…Nếu chúng ta biết khai thác những nét văn hóa này thì sản phẩm du lịch Cửa Lò sẽ vô cùng phong phú và đa dạng.

Văn hoá ẩm thực của Cửa Lò: Đến với Cửa Lò, khách du lịch không thể bỏ qua các món ẩm thực mang hƣơng sắc vùng biển miền Trung. Đó là các món đƣợc chế biến từ hải sản nhƣ là: nƣớc mắm Hạ Thổ, mọc cua bể, các món mực rất riêng của ngƣời xứ Nghệ…

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng dịch vụ hệ thống nhà hàng trên địa bàn thị xã cửa lõ – nghệ an (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)