8. Bố cục của khóa luận
2.3.3 Những điều kiện nhân văn của vùng Ba Vì phù hợp cho phát triển du
lịch dã ngoại đồng quê
Xét trên địa bàn hành chính, huyện Ba Vì là một trong số những địa bàn có sự đa dạng dân tộc cao nhất của Hà Nội, có 3 dân tộc là Kinh, Mường, Dao
53
cùng sinh sống. Với nòng cốt kinh tế là nông nghiệp, nên nơi đây vẫn còn lưu
giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc và kho tàng kinh nghiệm quý báu về sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
Đây là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời, bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa độc đáo, phong phú, đa dạng và nhiều di tích có giá trị
lịch sử văn hóa. Toàn huyện có khoảng hơn 100 di tích lịch sử, văn hóa là các
đình, đền, chùa, am, miếu, nhà cổ, ... Trong đó rất nhiều di tích cấp quốc gia như: đền Trung, đền Thượng thờ Đức thánh Tản Viên; khu di tích K9 là nơi Bác
Hồ đã từng ở và làm việc thời kỳ kháng chiến; các ngôi đình Tây Đằng-Chu Quyến-Thụy Phiêu không chỉ là những dấu ấn về một công trình sinh hoạt công
cộng của cộng đồng người Việt ở Ba Vì mà còn nổi tiếng là những công trình kiến trúc đình làng sớm nhất cả nước [6, 4]
Cùng gắn bó trong cộng đồng làng xã tự bao đời nay, các nông hộ đã biết hoặc đã tự nguyện liên kết sản phẩm với nhau để tạo thành mạng lưới cung cấp các sản vật đa dạng và một số lớn mang tính đặc hữu của vùng Ba Vì. Cho đến
nay, đã có tới hơn 10 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo hình thức chuyên môn hóa sản xuất tương đối hiệu quả, thu hút được đông đảo các nông hộ và
nông dân tham gia. Hơn nữa, trên địa bàn còn có sẵn các cơ quan và đơn vị
nghiên cứu trong lĩnh vực cây trồng và vật nuôi mang tính ứng dụng thực tiễn,
như: Trung tâm Khoa học Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm Nghiên cứu Bê-Dê-Thỏ, ....[7, 3].