Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 64)

8. Bố cục của khóa luận

2.4.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê

Trong số gần 20 đơn vị đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn vùng Ba Vì, hầu hết chỉ đầu tư vào xây dựng các khách sạn/nhà nghỉ nghỉ dưỡng, khu cảnh

63

bàn cũng đã bắt đầu có những sự quan tâm vào khai thác những giá trị nông thôn

cho du lịch, ấy là trường hợp của Công ty TNHH ATC Việt Nam (Xem thêm Phụ

lục 1). Đơn vị này, nhờ vào sự nghiên cứu bài bản, đã thực hiện liên kết với các

nông hộ, nông trại cùng khai thác những vị thế riêng có về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn cho loại hình du lịch nông thôn vốn vẫn khá mới

mẻ trên thị trường du lịch Việt Nam hiện nay.

Tuy mới mẻ là như vậy, song cũng đã có những hiện tượng ‘té nước theo mưa’ làm ra những dịch vụ du lịch dã ngoại kiểu ‘nhà vườn’ hay cái gọi là ‘homestay’ gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển hoạt động kinh doanh loại

hình du lịch này. Sở dĩ bị cho là gây ảnh hưởng là bởi cách nghĩ cách làm của

các hộ gia đình hoặc cá nhân này mang nặng tính ‘cơ hội’ và ‘chụp giật’. Nhiều người cứ nghĩ rằng dã ngoại đồng quê là ở lều, là du lịch bình dân. Chỉ cần vài chục gốc cây hoa trái, mấy mươi luống rau trồng cấy theo ‘công thức’ sạch, thêm một hai cái hồ câu với dăm bảy chái nhà chòi và vài mươi chiếc lều xanh đỏ là tha hồ trương bảng khu dã ngoại. Hậu quả là khách du lịch sợ “dã ngoại”, bởi đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ kém, chỗ ở nhếch nhác, rác, nước thải tự do.(1)

Hiển nhiên, khi khai thác những giá trị đồng quê cho kinh doanh du lịch

không phải đầu tư vốn lớn như nhiều dự án du lịch khác. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phải phụ thuộc rất nhiều vào việc quy hoạch địa điểm dự án có cảnh quan

hấp dẫn và lại phải đầu tư rất nhiều cho công tác xây dựng cơ sở tiện nghi tiếp đón khách. Những giá trị đồng quê được khai thác cho kinh doanh du lịch ấy

chính là cuộc sống sinh hoạt thường nhật với nghề nông và cảnh quan nông

nghiệp và nông thôn. Thế nhưng, sự quan tâm chủ yếu vẫn được các đơn vị dành cho du lịch sinh thái, nhiều khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đã được đầu tư xây

dựng quanh trên địa bàn vùng Ba Vì.

---

(1)

64

Trên thực tế, đang có sự nhận thức ngày càng rõ nét về phương pháp làm

hay kinh doanh du lịch nông thôn, du lịch dã ngoại đồng quê hay còn gọi bằng những cái tên từa tựa khác như du lịch cộng đồng. Nhiều cơ sở dịch vụ cho hoạt

động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê cũng đã được doanh nghiệp du lịch nghiên cứu khá bài bản. Việc bố trí, sắp đặt cơ sở tiện nghi ăn nghỉ và vệsinh đã

được xem xét đến yếu tố phù hợp kiến trúc cảnh quan, tiêu chuẩn vệ sinh.

Phương tiện phục vụ thăm quan thường được doanh nghiệp khai thác các loại thân thiện với môi trường và rất mực dân dã như là xe đạp, xe bò kéo. Tất nhiên cũng phải bố trí cả các điểm tập kết và quản lý việc thuê mượn của khách với

phương tiện này. Để tăng tính hấp dẫn, doanh nghiệp du lịch đã chú trọng tới những yếu tố đặc trưng và đặc hữu để khai thác. Chẳng hạn, tìm hiểu miền đất đá

ong xứĐoài này qua việc ghé thăm một vỉa khai thác đá ong. Đó là những vỉa đá

ong đang hoặc vừa mới khai thác hoặc đã khai thác xong nhưng vẫn còn vết tích mới. Hay thăm quan một ngôi nhà tranh vách đất có đủ các nông cụ như là:

thúng, mủng, khau gầu tát nước, cối xay lúa, giã gạo, ... nằm xinh xinh trong khu

vườn trồng rau. Trong khung cảnh nhà nông dân với mái rạ và tường vách bằng cốt tre đắp đất, với mảnh vườn và cận kề bên cánh đồng lúa/ngô, khách thăm còn thích thú hơn khi được tham gia các trò bắt cua, ốc trên suối quanh vườn nhà và

nướng cá bằng rơm. Cũng có thể đi bộ qua các triền bãi ngô, các thửa ruộng bậc

thang để thưởng lãm cảnh quan đồng bãi với cây lúa, cây ngô đang thì mơn mởn

hay đã vào vụ thu hoạch. Hoặc có thể đến với làng chè để tự tay thu hái búp, tự

tay sao chế chè, rồi sau đó là tự thưởng chén trà thành quả của mình, …[3]. Tất cả góp phần làm nhân bội ‘thú vui đồng quê’ bị kìm nén bấy lâu của du khách.

2.5 Thực trạng về các điều kiện phát triển có liên quan

2.5.1 Chính sách khuyến khích

Việc khuyến khích du lịch nông thôn như một ngành nghề kinh tế cho

65

nông dân đã mạnh dạn đi theo hướng phát triển dịch vụ nông thôn và đang làm

giàu trên chính mảnh đất thôn quê và đồng ruộng của mình. Hơn nữa, khi du lịch

nông thôn phát triển sẽ giúp giải quyết được hàng loạt các vấn đề như tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có buổi làm việc

với UBND huyện Ba Vì ngày 29/2/2009, đã nhấn mạnh rằng: “Định hướng của

Ba Vì trong những năm tới đây cần đưa du lịch-dịch vụ trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh

thái kết hợp với việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm du lịch như sữa tươi Ba

Vì, chè búp Ba Trại, ... có giá trị để thu hút khách du lịch....” (1). Chủ tịch Thành phố cũng đề nghị Ba Vì cần quan tâm tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các giá trị văn hóa,

lịch sử như di tích đền Thượng, đền Trung, đình Thụy Phiêu, đình Tây Đằng, lễ

hội cồng chiêng của người Mường, tết nhảy của người Dao, ...

Tuy chưa trực tiếp khuyến khích cụ thể vào từng sản phẩm cụ thể của du

lịch nông thôn, song quan điểm chủ đạo của lãnh đạo địa phương và cấp sở chủ

quản vẫn là thực hiện chủ trương của chính sách Tam nông và định hướng phát

triển kinh tế nông thôn, trong đó bao gồm cả phát triển du lịch dịch vụ(2).

Như vậy, các cấp lãnh đạo đã sớm nhận thức được tiềm năng, vai trò, sự

cần thiết của phát triển du lịch nông thôn như một ngành kinh tế quan trọng

trong chính sách Tam nông. Thành phố Hà Nội cũng đã thể hiện rõ sự quan tâm đến phát triển kinh tế du lịch nông thôn và đã sớm đưa ra chủ trương trong việc

phát triển loại hình kinh tế này. Địa bàn vùng Ba Vì đang được xem là vùng trọng tâm phát triển kinh tế du lịch nông thôn này.

---

(1): http://thvm.vn/News/Thoi-su/Dia-phuong/Dua-dich-vu-du-lich-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon- cua-huyen-Ba-Vi/Show-5661.

66

2.5.2 Sự quan tâm của các nhà đầu

Trên địa bàn vùng Ba Vì, hiện có gần 20 đơn vị tham gia hoạt động kinh

doanh du lịch. Tổng giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ngày một tăng, từ năm 2007 đến nay bình quân đạt khoảng 60 tỷ đồng/năm. Những đơn vị có mức đầu tư lớn như: Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Thác Đa, Đầm Long-Bằng Tạ- Suối Hai, Ao Vua, …. Hướng sự đầu tư của mình vào dịch vụ du lịch sinh thái,

các doanh nghiệp du lịch muốn hướng đến phân khúc khách du lịch cao cấp,

những người có thu nhập từ trung bình trở lên luôn phải sống ngột ngạt trong

thành phố có nhu cầu nghỉ ngơi, hít thở sự thoáng đãng và hưởng thụ cuộc sống

bằng tiện nghi và dịch vụ; hoặc là các tổ chức, công ty có nhu cầu liên hoan, hội

họp, hội nghị, ... Đây là hướng kinh doanh tốt, song đang phải chịu áp lực cạnh

tranh ngày một tăng khi ngày càng có nhiều khu du lịch sinh thái được mở ra.

Cho đến nay, khai thác các yếu tố nông thôn hay đồng quê vào kinh doanh du lịch một cách tạm được cho là có bài bản, mới chỉ có một đơn vị tiên phong là Trang trại Du lịch Đồng quê Ba Vì của Công ty TNHH ATC Việt Nam như đề

cập ở trên. Sựđộc chiếm thị phần dòng sản phẩm du lịch đồng quê của Trang trại Du lịch Đồng quê này, chủ yếu là do quan niệm đất nước ta vừa thoát thai ra từ

một nước nông nghiệp, hiện hơn 70% dân số làm nông nghiệp, nhu cầu du lịch nông nghiệp hay nông thôn sẽ không lớn, nếu không muốn nói là chưa thể có ở nước ta, nên ít được các nhà đầu tư quan tâm khai thác.

2.5.3 Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Tính bền vững của du lịch nông thôn đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia

trực tiếp của cộng đồng địa phương.

Ở Ba Vì, các nông hộ và nông dân chiếm số lượng đông và có cả một

truyền thống và bề dày kỹ năng canh tác sản xuất nên đã sớm hình thành được

67

Hiện nay, tại Ba Vì có tới 12 các nông lâm trường, trạm và trại nghiên cứu

cây trồng và vật nuôi, với tổng diện tích sử dụng đất lên tới hơn 10.662ha [7]. Ngoài ra, còn có rất nhiều các trang trại chuyên canh một loại cây trồng hoặc vật

nuôi nằm trong các nông hộ trong vùng như là, nông trường dứa Suối Hai, trại

nghiên cứu chăn nuôi và gây giống đà điểu, trại nghiên cứu và gây nuôi dê-cừu- thỏ, trang trại bò sữa Bảo Sinh, trang trại hoa Sơn Thái, và nhiều cơ sở chăn nuôi hươu sao, bò sữa, dê, ong mật nằm trong các hộ gia đình quanh vùng, .... Chính những trang trại và cơ sở chăn nuôi của các nông hộ này lại trở thành những mắt

xích quan trọng trong việc sản xuất và cung ứng các loại sản vật địa phương, đồng thời cũng là những điểm thu hút du lịch nông nghiệp và nông thôn.

2.6 Những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội

Hiện nay, thị trường tour du lịch dã ngoại đang bị các công ty du lịch lữ

hành bỏ ngỏ. Mặc dù, nhiều trường tiểu học dù đã lên kế hoạch tổ chức đi du lịch dã ngoại hay học tập điền dã ngoại khóa cho học sinh của mình, nhưng sau khi

tham khảo một số chương trình dã ngoại từ các công ty du lịch đều không có tour du lịch dành riêng cho học sinh tiểu học. Một số công ty du lịch như: Hanoitourist, Viettravel, Viettran Tour, New Startour... có tổ chức tour dành cho lứa tuổi này nhưng lại đưa ra điều kiện “phải có phụ huynh đi kèm” hoặc “có đủ

cháu (từ 15 học sinh trở lên) công ty mới xây dựng tour được”. Những công ty này, tuy có tổ chức các tour du lịch dành riêng cho học sinh nhưng thiết kế tour còn cẩu thả do quan niệm thượng đế của mình là dễ tính, ít khiếu nại. Chính vì vậy đã xảy ra những chuyện bi hài hướng dẫn viên không có kỹnăng hướng dẫn nên xảy ra nhiều sự cố như là học sinh bị lạc, suýt bị chết đuối, khẩu phần ăn không đủ, đến địa điểm du lịch các em chỉ được ăn uống rồi… về. So với các tour dành cho người lớn, tour dành cho giới tuổi học sinh chương trình ít hấp dẫn, lại trùng lặp nhiều, còn những tour hấp dẫn thì giá cả lại trên trời.

68

Vì sao các nhà kinh doanh du lịch lại bỏ ngỏ thị trường này? Lý giải điều này, hầu hết các công ty du lịch lữ hành đều cho rằng tổ chức các tour học đường rất khó khăn, vì đối tượng tham gia khá đông, thường có khoảng 1.000 học sinh tham gia. Khi tổ chức các tour này, hướng dẫn viên phải hài hước, có kinh nghiệm tổ chức và lòng nhiệt tình, cách hướng dẫn phù hợp với tuổi học trò, bắt buộc phải có đội ngũ cứu hộ và y tá.. Trong khi đến những điểm tham quan, hướng dẫn viên còn phải tạo ra sự sôi động cho các em bằng cách tổ chức ra các trò chơi. Ðây là điều kiện mà không phải hướng dẫn viên nào cũng làm được. Những khó khăn này khiến các công ty du lịch ít mặn mà với việc tổ chức các tour cho học sinh.

Để có thể tổ chức được các tour du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh,

các đơn vị lữ hành và đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái cần tăng cường kết hợp với ngành giáo dục để xây dựng một chương trình vui hè dã ngoại hữu ích hơn cho học sinh, và có nhiều mức giá khác nhau cho nhiều thành phần tham gia. Có thể tổ chức luân phiên các chương trình hè hay trại hè hàng tuần tại các khu du lịch sinh thái có giá cả vừa phải. Ở đây các em sẽ được rèn luyện kĩ nãng sống ngoài trời (cắm trại); các kĩ năng phục vụ cuộc sống của mình; tổ chức vui chơi tập thể, cộng đồng; tìm hiểu con người, địa lí, thiên nhiên nơi mình cắm trại. Về

phía các sở, phòng giáo dục ở từng địa phương cũng cần tăng cường việc kết hợp với ngành du lịch để tổ chức chương trình tour du lịch ‘học mà chơi - chơi mà học’ bổ sung thành hoạt động ngoại khóa của học sinh. Sự kết hợp này phụ thuộc chính vào các đơn vị du lịch có điều kiện tổ chức tốt sẽ chủ động như thế nào trong việc xây dựng chương trình tour, tuyến, tham quan hướng tới mảng thị trường học đường, đồng thời cũng cho thấy được tính trách nhiệm nhiều hơn với

69

Tiểu kết chương 2

Du lịch dã ngoại đồng quê ở Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển. Về

mặt tài nguyên thuận lợi cho phát triển du lịch, thì Hà Nội, và nổi bật là vùng Ba Vì có lợi thế rất lớn để phát triển tour du lịch dã ngoại đồng quê hướng tới

trường học, với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều tài

nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn. Mặt khác, về nguồn cầu, các trường tiểu học ở

Hà Nội, đặc biệt là các trường quốc tế và dân lập đóng trên địa bàn, đều rất quan

tâm đến chương trình học ngoại khóa và đang tạo áp lực rất lớn tới công tác cải cách giáo dục ở cấp tiểu học, nên việc hướng cho con em mình ngay từ bé đã biết yêu quê hương, biết về nghề nông và nhà nông, về làng quê chòm xóm, … vốn là cái gốc gác của mỗi con người Việt, là một hướng giáo dục hài hòa với mọi nhóm lợi ích: nhà trường – học sinh – phụ huynh. Để chứng minh, tác giả đã đưa ra nghiên cứu trường hợp Trang trại Du lịch Đồng quê Ba Vì của Công ty TNHH ATC Việt Nam (Xem Phụ lục 1 NGHIÊN CỨU RIÊNG) mà với những tổng hợp về phương thức tổ chức, triển khai hoạt động và khai thác các giá trị đồng quê cùng phân tích số lượng khách đến, những tour du lịch yêu thích, những khách hàng thường xuyên của công ty.

Tiềm năng là như vậy nhưng thực trạng hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê cũng như hiện trạng phát triển hoạt động kinh doanh loại hình này cũng còn nhiều hạn chế. Những hạn chếnày đã được tác giả nêu khá cụ thểở mục 2.6 của

chương này. Vì vậy, rất cần phải có được những giải pháp để xây dựng loại hình

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)