8. Bố cục của khóa luận
2.1.1 Khái quát chung về học sinh tiểu học
Thiếu nhi là giai đoạn tuổi bắt đầu theo học bậc Tiểu học. Đây cũng là lứa
tuổi rất cần những sự chăm lo giáo dục về cả thể chất và tinh thần bởi sẽ ảnh hưởng tới những yếu tố tâm sinh lý và tư duy đầu đời của trẻ. Vì vậy, các bậc
cha mẹ và các thầy cô giáo cần quan tâm tìm hiểu để có được những phương
pháp giáo dục phù hợp.
Theo Tâm lý học, tư duy của học sinh tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi
trong giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học, tư duy chủ yếu trong diễn ra trong
trường hành động: tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Thực chất của loại tư duy này là học sinh tiến hành các hành động đểphân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật, các hình
ảnh về sự vật. Về bản chất, học sinh chưa có các thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong. Trong giai đoạn tiếp theo, thường ở đa số học sinh lớp 3 và lớp 4, học sinh đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so sánh... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo
ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình
36
Về tâm sinh lý, học sinh lứa tuổi này cần phải luôn tay luôn chân, chạy
nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục
nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh
giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó
nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt
thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên
thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo,
chơi ô ăn quan...) [5].
Về học tập, các em thích được hoạt động được vui chơi xen kẽ với học tập và cũng rất dễ hào hứng cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để
không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Cho dù các em chưa thể lý luận
suy diễn, nhưng các em đã không còn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà
đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: "làm thế nào?", “để làm gì?” tức là
có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn. Các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, song các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được người lớn hướng dẫn dưới dạng "học mà chơi" đầy hấp dẫn. Đến cuối tuổi tiểu
học, khả năng tư duy tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình
ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối
phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, .... Trí tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối
mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều
37
Nắm bắt được những đặc điểm như vậy, các nhà trường, mà trực tiếp là các thầy cô giáo và phụ huynh, phải biết cách gúp phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình
ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các
em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển
quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện; phải giúp các em biết
cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung
quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm
lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.