Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 68)

8. Bố cục của khóa luận

2.5.3 Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Tính bền vững của du lịch nông thôn đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia

trực tiếp của cộng đồng địa phương.

Ở Ba Vì, các nông hộ và nông dân chiếm số lượng đông và có cả một

truyền thống và bề dày kỹ năng canh tác sản xuất nên đã sớm hình thành được

67

Hiện nay, tại Ba Vì có tới 12 các nông lâm trường, trạm và trại nghiên cứu

cây trồng và vật nuôi, với tổng diện tích sử dụng đất lên tới hơn 10.662ha [7]. Ngoài ra, còn có rất nhiều các trang trại chuyên canh một loại cây trồng hoặc vật

nuôi nằm trong các nông hộ trong vùng như là, nông trường dứa Suối Hai, trại

nghiên cứu chăn nuôi và gây giống đà điểu, trại nghiên cứu và gây nuôi dê-cừu- thỏ, trang trại bò sữa Bảo Sinh, trang trại hoa Sơn Thái, và nhiều cơ sở chăn nuôi hươu sao, bò sữa, dê, ong mật nằm trong các hộ gia đình quanh vùng, .... Chính những trang trại và cơ sở chăn nuôi của các nông hộ này lại trở thành những mắt

xích quan trọng trong việc sản xuất và cung ứng các loại sản vật địa phương, đồng thời cũng là những điểm thu hút du lịch nông nghiệp và nông thôn.

2.6 Những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội

Hiện nay, thị trường tour du lịch dã ngoại đang bị các công ty du lịch lữ

hành bỏ ngỏ. Mặc dù, nhiều trường tiểu học dù đã lên kế hoạch tổ chức đi du lịch dã ngoại hay học tập điền dã ngoại khóa cho học sinh của mình, nhưng sau khi

tham khảo một số chương trình dã ngoại từ các công ty du lịch đều không có tour du lịch dành riêng cho học sinh tiểu học. Một số công ty du lịch như: Hanoitourist, Viettravel, Viettran Tour, New Startour... có tổ chức tour dành cho lứa tuổi này nhưng lại đưa ra điều kiện “phải có phụ huynh đi kèm” hoặc “có đủ

cháu (từ 15 học sinh trở lên) công ty mới xây dựng tour được”. Những công ty này, tuy có tổ chức các tour du lịch dành riêng cho học sinh nhưng thiết kế tour còn cẩu thả do quan niệm thượng đế của mình là dễ tính, ít khiếu nại. Chính vì vậy đã xảy ra những chuyện bi hài hướng dẫn viên không có kỹnăng hướng dẫn nên xảy ra nhiều sự cố như là học sinh bị lạc, suýt bị chết đuối, khẩu phần ăn không đủ, đến địa điểm du lịch các em chỉ được ăn uống rồi… về. So với các tour dành cho người lớn, tour dành cho giới tuổi học sinh chương trình ít hấp dẫn, lại trùng lặp nhiều, còn những tour hấp dẫn thì giá cả lại trên trời.

68

Vì sao các nhà kinh doanh du lịch lại bỏ ngỏ thị trường này? Lý giải điều này, hầu hết các công ty du lịch lữ hành đều cho rằng tổ chức các tour học đường rất khó khăn, vì đối tượng tham gia khá đông, thường có khoảng 1.000 học sinh tham gia. Khi tổ chức các tour này, hướng dẫn viên phải hài hước, có kinh nghiệm tổ chức và lòng nhiệt tình, cách hướng dẫn phù hợp với tuổi học trò, bắt buộc phải có đội ngũ cứu hộ và y tá.. Trong khi đến những điểm tham quan, hướng dẫn viên còn phải tạo ra sự sôi động cho các em bằng cách tổ chức ra các trò chơi. Ðây là điều kiện mà không phải hướng dẫn viên nào cũng làm được. Những khó khăn này khiến các công ty du lịch ít mặn mà với việc tổ chức các tour cho học sinh.

Để có thể tổ chức được các tour du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh,

các đơn vị lữ hành và đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái cần tăng cường kết hợp với ngành giáo dục để xây dựng một chương trình vui hè dã ngoại hữu ích hơn cho học sinh, và có nhiều mức giá khác nhau cho nhiều thành phần tham gia. Có thể tổ chức luân phiên các chương trình hè hay trại hè hàng tuần tại các khu du lịch sinh thái có giá cả vừa phải. Ở đây các em sẽ được rèn luyện kĩ nãng sống ngoài trời (cắm trại); các kĩ năng phục vụ cuộc sống của mình; tổ chức vui chơi tập thể, cộng đồng; tìm hiểu con người, địa lí, thiên nhiên nơi mình cắm trại. Về

phía các sở, phòng giáo dục ở từng địa phương cũng cần tăng cường việc kết hợp với ngành du lịch để tổ chức chương trình tour du lịch ‘học mà chơi - chơi mà học’ bổ sung thành hoạt động ngoại khóa của học sinh. Sự kết hợp này phụ thuộc chính vào các đơn vị du lịch có điều kiện tổ chức tốt sẽ chủ động như thế nào trong việc xây dựng chương trình tour, tuyến, tham quan hướng tới mảng thị trường học đường, đồng thời cũng cho thấy được tính trách nhiệm nhiều hơn với

69

Tiểu kết chương 2

Du lịch dã ngoại đồng quê ở Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển. Về

mặt tài nguyên thuận lợi cho phát triển du lịch, thì Hà Nội, và nổi bật là vùng Ba Vì có lợi thế rất lớn để phát triển tour du lịch dã ngoại đồng quê hướng tới

trường học, với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều tài

nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn. Mặt khác, về nguồn cầu, các trường tiểu học ở

Hà Nội, đặc biệt là các trường quốc tế và dân lập đóng trên địa bàn, đều rất quan

tâm đến chương trình học ngoại khóa và đang tạo áp lực rất lớn tới công tác cải cách giáo dục ở cấp tiểu học, nên việc hướng cho con em mình ngay từ bé đã biết yêu quê hương, biết về nghề nông và nhà nông, về làng quê chòm xóm, … vốn là cái gốc gác của mỗi con người Việt, là một hướng giáo dục hài hòa với mọi nhóm lợi ích: nhà trường – học sinh – phụ huynh. Để chứng minh, tác giả đã đưa ra nghiên cứu trường hợp Trang trại Du lịch Đồng quê Ba Vì của Công ty TNHH ATC Việt Nam (Xem Phụ lục 1 NGHIÊN CỨU RIÊNG) mà với những tổng hợp về phương thức tổ chức, triển khai hoạt động và khai thác các giá trị đồng quê cùng phân tích số lượng khách đến, những tour du lịch yêu thích, những khách hàng thường xuyên của công ty.

Tiềm năng là như vậy nhưng thực trạng hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê cũng như hiện trạng phát triển hoạt động kinh doanh loại hình này cũng còn nhiều hạn chế. Những hạn chếnày đã được tác giả nêu khá cụ thểở mục 2.6 của

chương này. Vì vậy, rất cần phải có được những giải pháp để xây dựng loại hình du lịch dã ngoại đồng quê ngày càng hoàn thiện hơn.

70

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH DÃ NGOẠI ĐỒNG QUÊ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HÀ NỘI

3.1 Giải pháp tác động đối với cầu du lịch dã ngoại đồng quê

3.2.1 Xây dng thành một chương trình hc hay sinh hot ngoi khóa

Sinh hoạt hay học ngoại khóa với học sinh tiểu học thường được chia làm hai phần rõ ràng: một phần là các buổi dã ngoại, các chuyến tham quan phục vụ

cho chính bài học; phần thứ hai là việc tổ chức hoạt động thể chất sau giờ học chính khóa. Với chủ trương cho học sinh tham gia nhiều hoạt động mang tính thực nghiệm và trải nghiệm điền dã để chính các em khám phá khả năng bản thân mình, nên du lịch dã ngoại đồng quê đã đem lại những cơ hội học tập tốt nhất về những trải nghiệm đồng quê cũng như là cơ hội tiếp cận thông tin và bảo vệ môi trường. Hoạt động dã ngoại nói chung và du lịch dã ngoại đồng quê nói riêng phải trở thành một phần trong chương trình học tập và rèn luyện cho các lứa tuổi, nhất là với học sinh tiểu học.

Về mặt lý luận, nếu chương trình ‘Sân khấu học đường’ đã có được các biểu hiện của nó là các thể loại chèo, tuồng, cải lương, … nhằm đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến với các em học sinh, khuyến khích các em yêu thích

và đồng thời gìn giữvà phát huy được các bộ môn nghệ thuật biểu diễn ấy. Vậy thì biểu hiện của ‘Du lịch học đường’ mà chúng ta vẫn gọi tên, vẫn hô hào bấy lâu là gì? Vì thế, chúng ta có thể xây dựng và phát triển du lịch dã ngoại đồng

quê để trở thành trọng tâm của Du lịch Học đường. Du lịch dã ngoại đồng quê

đang hướng tới mục tiêu dã ngoại thực thụ theo tiêu chí ‘học mà chơi – chơi mà

71

Chính vì lẽ đó, một công ty như Công ty TNHH ATC Việt Nam với mô hình hoạt động kinh doanh Trang trại Du lịch Đồng quê – mong muốn là một nhà tổ chức tour du lịch đồng quê tiên phong chuyên nghiệp, đã chủ động đi gõ cửa đề xuất các buổi họp bàn, trao đổi và tọa đàm với lãnh đạo các sở là SởVăn

hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với hy vọng hai Sở ngành này có thể đưa du lịch đồng quê trở thành một chương trình học ngoại khóa, một chương trình du lịch học đường bởi những ý nghĩa giáo dục to lớn mà loại hình này mang lại.

3.2.2 Khai thác vai trò giáo dc thc nghim ca Du lch dã ngoại đồng quê

Vai trò giáo dục thực nghiệm của du lịch dã ngoại đồng quê được thể hiện qua việc học sinh không chỉ có được cơ hội thăm quan học hỏi và tiếp cận hơn

với đời sống thường nhật của người nông dân mà còn hiểu được nỗi vất vả một nắng hai sương của họ để có được hạt gạo, củ khoai, con cá, con cua các em ăn

hàng ngày. Ngạc nhiên xen lẫn thú vị là những ấn tượng mà học sinh thành phố

dễ cảm thấy. Tất cả thật sống động trước mắt, thật khác với những điều hình dung qua sách vở được học và trong trí tưởng tượng non nớt của các em. Được ngồi trên những chiếc xe bò kéo, xe công nông đi vòng quanh trang trại, thăm

thú các làng sản xuất nông nghiệp với các nghề truyền thống lâu đời như làm

chè khô từ búp chè, làm mật ong, ... và còn biết bao những điều thú vị, mới lạ

khác mà các em chưa từng được biết hoặc nhìn thấy. Đặc biệt, nếu đang là mùa

thu hái rau màu, những học sinh này cũng sẽ được tham gia “lao động” như một

người nông dân thực thụ. Có rất nhiều loại rau màu khác nhau để các em cùng kiểm tra mức độ nhận biết và phân biệt. Các em cũng có thể được dẫn đi dạo quanh những cánh đồng ngô bạt ngàn ven các triền bãi sông. Du quan trên những cảnh trí ấy mới giúp học sinh cảm nhận được những nét thôn quê mộc mạc bình dịnhưng ‘đẹp tựa giấc mơ’.

72

Có thể nói, du lịch dã ngoại đồng quê là loại hình du lịch đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của du lịch học đường với mục đích nhằm làm giảm tải áp lực học tập trên lớp và đẩy mạnh mục tiêu dung hòa bằng giáo dục thực nghiệm

theo hướng ‘học mà chơi – chơi mà học’ . Dựa trên những ý tưởng tốt đẹp đó,

Trang trại Đồng quê Ba Vì vừa ra đời đã rất thành công trong việc quảng bá và

đã thu hút được rất đông các đoàn khách là học sinh cảtrong và ngoài nước.

3.2.3 Xây dng tour du lch dã ngoi nông thôn mang tính giáo dc cao

Du lịch dã ngoại hay du khảo nông thôn là một trong những loại hình du lịch đã và đang thu hút sự quan tâm của các trường học ở những thành phố lớn nhằm hướng học sinh đến những khám phá và mong muốn trở về với thiên nhiên. Thời gian gần đây, Hà Nội mới bước đầu tổ chức loại hình du lịch này. Cũng đã có một số doanh nghiệp chủđộng nghiên cứu, tổ chức các chương trình du lịch đưa khách du lịch, đặc biệt là học sinh các trường học ở nội thành Hà Nội, đi đến với những vùng nông thôn trên địa bàn, cụ thể là vùng Ba Vì.

Có thể khẳng định rằng Hà Nội với vùng xứ Đoài, bao gồm cả địa bàn Ba Vì được nghiên cứu nói trên, có tiềm năng rất lớn về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh cùng các di

tích độc đáo và rất nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nông thôn nói chung và trong

đó có du lịch dã ngoại đồng quê.

Mặc dù tiềm năng phát triển của loại hình du lịch dã ngoại nông thôn ở

Hà Nội là rất lớn nhưng trong thời gian qua việc khai thác các chương trình du lịch mới còn gặp nhiều trở ngại. Các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các

chương trình du lịch du khảo đông quê trên địa bàn nông thôn cho khách thường là tự phát thiếu định hướng chiến lược. Hiện tại, các tour du lịch hướng tới nông thôn mới chỉ khai thác được các yếu tố nông thôn một cách đơn điệu, chỉ là

73

những đối tượng tham quan thuần túy chưa có những nét nổi bật để hấp dẫn du

khách đến tham quan nhiều. Phải chăng đây cũng là lý do khiến cho tour du lịch của chúng ta thiếu đi sự hấp dẫn đối với du khách.

Du lịch dã ngoại nông thôn có tiềm năng rất lớn để xây dựng thành những

chương trình thăm quan học tập, giáo dục ngoại khóa hay du lịch học đường bởi nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn dồi dào, hấp dẫn du khách. Học sinh

được đến với vùng thôn quê vừa là để có được những khoảng thời gian nghỉ ngơi sau những giờ học tập trong trường lớp bí bức, mệt nhọc, vừa là được tìm hiểu, khám phá những cảnh sắc thiên nhiên thanh bình êm ả của làng quê. Những nhu cầu đó được tìm thấy trong loại hình du lịch dã ngoại đồng quê.

Nông thôn vốn là một tiềm năng mà chúng ta có thể khai thác du lịch ở

rất nhiều khía cạnh. Nói đến nông thôn là mọi người đều sẽ nghĩ đến hình ảnh

người nông dân một nắng hai sương với chiếc cày và con trâu, hình ảnh luôn là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Đồng quê Việt Nam luôn gắn liền với hình

ảnh cây đa, bến nước, sân đình với những lũy tre xanh ngắt đầu làng. Chúng ta có thểđưa học sinh đi thăm quan tới những cảnh vật đồng quê, tạo cơ hội để hòa mình với cuộc sống của người nông dân. Vì thế chúng ta nên tạo điều kiện để

các em tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân như:

trồng, cấy, gặt hái, chăm sóc cây con. Đến với tour du lịch này, học sinh có cơ

hội được đi tham quan những ngôi nhà tranh vách đất đúng dáng cổ xưa, được xem giã gạo, gánh nước và còn được nghe những câu hát ru con à ơi hoặc những

chương trình văn nghệ dân tộc. Hẳn điều này sẽ làm cho các em hết sức thích thú khi về với vùng thôn quê như vậy.

Những tour du lịch thăm quan học tập cũng đã được phát triển ở rất nhiều

nước và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ví dụ, ở Italia du khách nhí sẽ được tham gia vào quá trình sản xuất ở các trang trại chăn nuôi bò sữa, được

74

thưởng thức các nông sản tại chỗ; nhiều quốc gia thuộc Địa Trung Hải, người ta cũng đã phát triển một số tour du lịch đưa học sinh đi xem và tham gia vào các khâu thu hoạch nho, ô-liu, bí ngô. Chính điều này đã tạo cho tour trở nên cực kỳ

hấp dẫn, thú vị và vẫn giúp các em trải nghiệm được những kiến thức thực tế. Vì những lý do trên, phải chăng chúng ta nên xây dựng những tour du lịch

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)