8. Bố cục của khóa luận
1.3.5.3 Sự quan tâm và thu hút đầu tư
Sự quan tâm và thu hút đầu tư sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tìm về với địa phương và nhờ đó tạo được sức bật mạnh về phát triển kinh tế-xã hội, thúc
đẩy nhanh chóng việc cải thiện cơ sở hạ tầng; người nông dân sẽ có thêm cơ hội
nghề nghiệp và thu nhập nhờ khai thác và vận dụng được chính những kiến thức
và công việc đồng ruộng của mình vào du lịch.
1.4 Ý nghĩa của du lịch dã ngoại đồng quê với học sinh tiểu học Hà Nội
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, dẫu chưa thể có hình dung gì về những điều
gợi nhớ cảm động qua các vần thơ, câu hát sâu lắng về quê hương ấy “... quê
hương là con diều biếc/ tuổi thơ con thả trên đồng.... ”, song cũng không ít lần
chúng đã hào hứng khoe lại với bố mẹ chúng rằng bạn này, bạn kia được về quê với cả sự mong muốn khôn chừng trong đó. Điều đó, hẳn cũng làm nhiều người
lớn chúng ta phải day dứt.
1.4.1 Cơ hội để nâng cao hiểu biết kiến thức tự nhiên và xã hội trong thực tế
Học sinh ở các thành phố lớn nói chung, rất ít được ngắm nhìn những vẻ đẹp mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc. Điều đó chỉ có được qua những
chuyến đi về làng quê. Chỉ có qua những chuyến đi về làng quê đó, học sinh mới
cảm nhận được rõ hơn về lịch sử, văn hoá, và những nét thôn quê mộc mạc và hồn hậu. Học sinh mới được thấy những ngôi nhà thôn dã được xây cất không
phải từ duy nhất một thứ vật liệu bê tông như hằng thấy và quy chiếu trên những
32
kè và cả những thứ cỏ tranh, rơm rạ, ... cho đến những vôi vữa nồng nồng hăng hăng. Học sinh cũng sẽ còn được thấy những ngôi đình làng là nơi sinh hoạt
cộng đồng làng xã, mới được trực tiếp thưởng ngoạn vẻ đẹp yên bình, nên thơ
của nông thôn Việt Nam. Đứng bên những cánh đồng lúa, những đầm sen, học
sinh cảm nhận được vẻ đẹp đậm chất hương đồng gió nội của quê hương và vẻ đẹp của những cánh cò trong ráng chiều của làng quê yên ả. Những chuyến dã ngoại thực tế này giúp học sinh biết yêu thêm quê hương đất nước với những vẻ đẹp nên thơ, bình dị [18].
Những chuyến du lịch dã ngoại đồng quê về nông thôn này sẽ cung cấp
cho học sinh những kiến thức thực tế, tận mắt được chứng kiến, tận tay được
cầm nắm những loại cây, những vật nuôi. Những bài học qua những chuyến đi sẽ
in sâu trong trí nhớ học sinh. Rồi những phiên chợ quê sẽ đưa học sinh sống
trong bầu không khí làng quê đích thực, thấy và thưởng thức những sản vật,
những món quà quê do người nông dân tự tay làm ra. Học sinh còn được ghé thăm các làng quê nông nghiệp để hiểu thêm về những nét sinh hoạt làng quê; biết được cái cày, cái bừa,... những nông cụ thiết thân của người nông dân.
1.4.2 . Giúp giáo dục ý thức và cuộc sốnglao động thôn quê cho học sinh
Trong các chuyến du lịch dã ngoại về nông thôn, học sinh thành phố vô cùng thích thú khi được tận mắt nhìn thấy cảnh cuộc sống lao động cấy hái hay
thu hoạch lúa chín của bà con nông dân trên đồng ruộng, rồi lại tận mắt tham quan các trại nuôi gia súc, gia cầm như dê, cừu, thỏ, lợn, gà, ... và cả những
ruộng rau màu, ngô lúa. Nhiều em còn cặm cụi học cách vẽ ngô, phơi lúa, xay
thóc, vặt lạc, hoặc chăm chú theo dõi cách làm bánh tráng, làm thịt gà, ..v.v... Sau những chuyến du lịch dã ngoại bổ ích như thế, học sinh sẽ biết quý
33
hơn những người nông dân một nắng hai sương tạo ra những thành quả vật chất
cho xã hội [18].
1.4.3 Góp phần tạo dựng và giáo dục ý thức tập thể, kỹ năng sống
Khi đi du lịch dã ngoại tới các vùng nông thôn, học sinh sẽ sớm nhận biết
và ý thức rõ hơn về cuộc sống gắn kết lẫn nhau cần thiết trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Trong mọi công đoạn của hoạt động ấy từ lúc cày bừa, gieo
cấy, đến lúc thu hoạch, đều cần có sự tham gia đóng góp công sức của nhiều người. Khi học sinh được trực tiếp tham gia hái rau, chè, được tham gia vẽ ngô,
phơi thóc, vặt hay bóc lạc củ, .... học sinh đã thấy được công việc của mình gắn
bó với tập thể như thế nào. Và những chuyến du lịch dã ngoại về nông thôn như
vậy, tính gắn bó tập thể càng thôi thúc thêm tâm hồn của học sinh. Học sinh lại
có thêm nhiều những kỷ niệm đẹp để đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Hơn nữa, kỹ năng và kinh nghiệmứng xử với những biến động của thiên nhiên, thời tiết,... sẽ được tiếp thu một cách sống động qua những chuyến du lịch đồng quê này.
1.4.4 Cơ hộivui chơi giải trí bổ ích, thiết thực, lành mạnh
Sau một quá trình học tập căng thẳng, sau một thời gian sinh hoạt trong không khí sôi động ồn ào, đầy ô nhiễm của đô thị, những chuyến du lịch dã ngoại đồng quê tới những vùng nông thôn là điều kiện lý tưởng để tách học sinh
khỏi những phòng máy lạnh, những phòng Internet, giúp học sinh vừa học tập,
vừa được hít thở không khí trong lành, được nghỉ dưỡng, thưởng thức các sản
phẩm nông nghiệp sạch, được thoải mái vui chơi trên những con đường làng,
được thích thú với những cánh diều no gió của mình, được sinh hoạt văn nghệ
tập thể, .... Những chuyến đi này sẽ lấy lại cân bằng về tinh thần, tạo hứng thú
34
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, cũng như nhiều loại hình du lịch truyền thống thường được biết đến và khai thác, du lịch dã ngoại đồng quê dẫu không mang nhiều những yếu tố
của hoạt động du lịch lữ hành, song vẫn mang trong nó cả một hệ thống cơ sở lý
luận với những khái niệm, những nét đặc trưng và hoạt động bao gồm, những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự hoạt động của loại hình này, và cả
những ý nghĩa xã hội và giáo dục mà loại hình này đem lại. Du lịch dã ngoại đồng quê có ý nghĩa là một hoạt động du lịch mang tính chất thăm quan, khám phá và học hiểu hơn là chỉ đơn thuần vì mục đích giải trí.
Với các kết quả nghiên cứu tổng quan trên, đây sẽ là cơ sở tiền đề để tiếp
tục thực hiện nghiên cứu và đánh giá khả năng phát triển du lịch dã ngoại đồng
quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội mà sẽ được đề cập ở chương 2, và những giải pháp thúc đẩy loại hình này trong các trường tiểu học ở Hà Nội ở chương 3.
35
Chương 2.
DU LỊCH DÃ NGOẠI ĐỒNG QUÊ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG
2.1 Khái quát những đặc điểm của học sinh tiểu học Hà Nội
2.1.1 Khái quát chung về học sinh tiểu học
Thiếu nhi là giai đoạn tuổi bắt đầu theo học bậc Tiểu học. Đây cũng là lứa
tuổi rất cần những sự chăm lo giáo dục về cả thể chất và tinh thần bởi sẽ ảnh hưởng tới những yếu tố tâm sinh lý và tư duy đầu đời của trẻ. Vì vậy, các bậc
cha mẹ và các thầy cô giáo cần quan tâm tìm hiểu để có được những phương
pháp giáo dục phù hợp.
Theo Tâm lý học, tư duy của học sinh tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi
trong giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học, tư duy chủ yếu trong diễn ra trong
trường hành động: tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Thực chất của loại tư duy này là học sinh tiến hành các hành động đểphân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật, các hình
ảnh về sự vật. Về bản chất, học sinh chưa có các thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong. Trong giai đoạn tiếp theo, thường ở đa số học sinh lớp 3 và lớp 4, học sinh đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so sánh... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo
ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình
36
Về tâm sinh lý, học sinh lứa tuổi này cần phải luôn tay luôn chân, chạy
nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục
nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh
giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó
nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt
thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên
thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo,
chơi ô ăn quan...) [5].
Về học tập, các em thích được hoạt động được vui chơi xen kẽ với học tập và cũng rất dễ hào hứng cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để
không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Cho dù các em chưa thể lý luận
suy diễn, nhưng các em đã không còn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà
đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: "làm thế nào?", “để làm gì?” tức là
có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn. Các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, song các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được người lớn hướng dẫn dưới dạng "học mà chơi" đầy hấp dẫn. Đến cuối tuổi tiểu
học, khả năng tư duy tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình
ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối
phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, .... Trí tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối
mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều
37
Nắm bắt được những đặc điểm như vậy, các nhà trường, mà trực tiếp là các thầy cô giáo và phụ huynh, phải biết cách gúp phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình
ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các
em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển
quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện; phải giúp các em biết
cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung
quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm
lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
2.1.2 Đặc thù về học sinh tiểu học Hà Nội
Bên cạnh những đặc điểm chung của lứa tuổi tiểu học hay thiếu nhi, học
sinh tiểu học Hà Nội cũng có nhiều điểm đặc thù được tạo ra bởi địa bàn cư trú. Sống ở thành phố, song việc cho các em đi đâu, làm gì, học gì, chơi gì, … nhất là khoảng thời gian nghỉ hè, thường được các bậc phụ huynh đau đáu trăn
trở. Chẳng còn cách nào khác, các gia đình phải tìm đến các trung tâm gia sư, trung tâm trau dồi năng khiếu để vừa giúp ôn luyện kiến thức, năng khiếu vừa
"giữ chân" trẻ. Phụ huynh chỉ còn biết xót xa khi bắt các em ngay từ sớm đã phải
học thêm đủ thứ bởi không thể yên tâm để con ở nhà trong khi bố mẹ vẫn đi làm, ông bà nội ngoại thì ở xa. Dẫu rằng, chở con đi hết lớp này đến trung tâm nọ
cũng tốn không ít thời gian, lại thêm khói bụi giao thông và các rủi ro khác…
Cũng có khi, vì bí chỗ chơi nên các em chỉ biết ngồi đọc những cuốn truyện
tranh, xem tivi hoặc vùi đầu vào máy tính, vào các trò chơi game online. Các em thiếu hẳn tính năng động, vui tươi của lứa tuổi, xa rời các trò chơi dân gian
truyền thống và rất ít khi vận động. Nhiều em được bố mẹ tranh thủ thời gian đưa đến những điểm vui chơi trong thành phố, nhưng chỉ đi vài lần chúng đều tỏ
38
ra không hào hứng bởi chỉ là đến đó đi dạo song rồi về, như là thăm quan Công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội, Vườn Bách thảo... với mấy thứ trò chơi nhàm chán đã tồn tại trong mấy chục năm qua.
Mặt khác, quá trình đô thị hoá đã làm cho diện mạo nhiều tỉnh thành, nhất
là ở những thành phố lớnnhư Hà Nội – Thành phố Thủ đô,thay đổi đi rất nhiều.
Những làng xã, những cánh đồng, hồ ao...dần dần được thay thế bởi những khu đô thị hiện đại, những khu công nghiệp. Hình ảnh những ngôi chùa cổ, cây đa,
bến nước, sân đình, ao sen, đồng lúa, .... chỉ còn đọng lại trong ký ức hoặc qua những câu ca dao. Nhịp sống hối hả của thời đại công nghiệp cứ cuốn con người
vào vòng xoáy của nó, trẻ em lớn lên ở thành phố chỉ biết ngày hai, ba buổi đến trường. Những ngôi trường tiện nghi hiện đại với đầy đủ vật chất, học sinh cứ ở đó mà học chính, học phụ cùng cô cùng bạn đến khi được bố mẹ đón về. Các em chỉ được học hai chữ ‘quê hương’ qua các câu thơ và qua những bài hát, rồi chỉ
biết hát vu vơ “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”, hát thế
mà chẳng hiểu quê hương là gì? ở đâu thì được gọi là quê. Lớn lên ở thành thị,
âm thanh quen thuộc các em được nghe nhiều nhất hàng ngày là tiếng còi ô tô, xe máy inh ỏi trên đường phố, tiếng rao tào phớ, xôi chè của các bà bán hàng rong. Ở thành phố, các em chỉ biết “yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” mà
chưa từng được cảm nhận được tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng, tiếng lội nước bì bõm đêm hè soi cá, tiếng ầm ì của máy tuốt lúa khi mùa gặt đến và tiếng cười nói
rôm rả khi mùa bội thu của các bác nông dân… Sống ở thành phố, ngày càng có nhiều các thế hệ trẻ em được sinh ra và lớn lên một cách thụ động trong môi trường tiêu dùng mà không hề biết tới từ đâu các sản phẩm tiêu dùng ấy được
làm ra và các đồ ăn thức uống hàng ngày của chúng được sản xuất như thế nào.
Như một hệ quả tất yếu là học sinh thành phố rất thiếu những kiến thức thực tế
về tự nhiên, về vật nuôi, cây trồng. Nhiều em chưa phân biệt được trâu bò, bê nghé, ngan, vịt, các loại cây trồng như cây dâu, cây chè, các loại hoa [1].
39
Hầu hết các học sinh ở thành phố đều không có nhiều cơ hội về với nông