Những điều kiện khác của vùng Ba Vì

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 58)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.6 Những điều kiện khác của vùng Ba Vì

Về cơ chế chính sách, UBND tỉnh Hà Tây cũ đã lập quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, định hướng chung phát triển du lịch Ba Vì gắn với không gian du lịch của vùng, xây dựng Ba Vì thành trung tâm du lịch lớn của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Về sự quan tâm và chính sách thu hút đầu tư, Ba Vì thu hút nhà đầu tư

bằng chính sách miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm đầu xây dựng cơ bản, chỉ thu

50% mức thuế sử dụng đất trong 2 năm đầu đi vào hoạt động và thu 100% thuế

sử dụng đất từ sau năm thứ năm đi vào hoạt động kinh doanh được áp dụng cho

những dự án đầu tư xây dựng cơ sở tiện nghi dịch vụ du lịch bao gồm khu nghỉ dưỡng, sân gôn, nhà vườn sinh thái hay tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái, trang trại du lịch, ... Hơn nữa, các thủ tục giải quyết cấp đất, phương án đền bù và hỗ trợ giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng đều được tạo điều kiện thuận

lợi theo hướng tinh giản, nhanh gọn cho các doanh nghiệp mong muốn đầu tư

vào vùng. Chính vì thế, trên địa bàn vùng Ba Vì đã có tới 14 tổ chức kinh tế và

cá nhân đã đầu tư và đang hoạt động kinh doanh khai thác du lịch [7, 21-22]. Có thể khẳng định rằng Hà Nội với vùng xứĐoài, bao gồm cả địa bàn Ba Vì được nghiên cứu nói trên, có tiềm năng rất lớn về cơ sở vật chất và hạ tầng

57

du lịch, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh cùng các di

tích độc đáo và rất nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nông thôn nói chung và trong

đó có du lịch dã ngoại đồng quê.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)