Thực trạng hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê ở HàN ội

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 62)

8. Bố cục của khóa luận

2.4.2 Thực trạng hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê ở HàN ội

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ba Vì đang tự

61

phố. Khách có nhu cầu thì liên hệ và được giới thiệu đến địa chỉ văn phòng của

doanh nghiệp để thực hiện tư vấn và giao dịch đặt tour. Việc làm như thế xem ra

là quá thụ động. Dẫu có sự hỗ trợ đắc lực của internet với trang web của doanh

nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, thì cách làm ‘ôm cây đợi thỏ’ này sẽ khiến

doanh nghiệp lúng túng trong chiến lược quảng bá và phát triển khách hàng. Vấn đề đặt ra là nếu liên kết tốt với các công ty lữ hành thì sẽ phát triển tốt hơn. Bởi công ty lữ hành sẽ giống như là “đại lý” gom khách cho các điểm du lịch. Để làm được điều này, các bên cần dung hoà được lợi ích và có gói sản

phẩm tương thích. Đây là cơ hội lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa

bàn Ba Vì bắt tay với doanh nghiệp lữ hành để thu hút khách chuyên nghiệp hơn.

Đã có nhiều công ty lữ hành đã đến và khảo sát khả năng thiết lập những

tour du lịch mới, du lịch dã ngoại đồng quê hay du khảo đồng quê ở vùng Ba Vì

này như Vietnamtourist, Hanoitourist, Green Ocean, Dream Viet, Hanspand travel, Smart Travel, Vidotour, …. Việc khảo sát một loạt tuyến điểm du lịch trên địa bàn Ba Vì rất hữu ích cho các doanh nghiệp lữ hành bởi qua đó biết rõ những thế mạnh từng điểm thu hút du lịch và từ đó sâu chuỗi lại cùng các dịch

vụ để tạo ra một tour du lịch dã ngoại hấp dẫn.

Đối với du lịch dã ngoại đồng quê, vẫn còn khá sớm để nói về sự phát

triển của loại hình này, song vẫn được các doanh nghiệp lữ hành dành nhiều sự

quan tâm. Bởi doanh nghiệp lữ hành cũng đã thấy được thị trường cho loại hình du lịch này là dân cư sinh sống ở trung tâm thành phố - những người luôn cảm

thấy sự ngột ngạt hằng ngày phải chịu đựng trong bốn bức tường bê-tông nhà mình và luôn tìm kiếm cơ hội được hưởng không gian xanh-sạch-thoáng đãng, bao gồm cả các trường học và nhất là các trường tiểu học. Chúng ta cũng thấy,

rất nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng các tour du lịch dã ngoại nông thôn,

62

và các dịch vụ để chào mời ra công chúng ở thành phố, và trường học là thị trường giàu tiềm năng để họ hướng đến.

Đại diện các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát tại vùng đều cho rằng:

việc hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và lữ hành là hoàn toàn có thể. Bởi

lẽ, ngoài những tháng hè đông khách và chủ yếu là khách lẻ tự đến với các điểm

du lịch trên địa bàn Ba Vì này, thì thời gian mùa đông, khách thường rất vắng và

các điểm du lịch cần đưa ra những gói sản phẩm và dịch vụ mới với mức giá ưu đãi để công ty lữ hành có thể hợp tác và quảng bá đưa khách đến. Nhiều doanh

nghiệp lữ hành thiếu thông tin về dịch vụ mới, chính sách giá cả theo mùa vụ. Do đó, các điểm du lịch tại Ba Vì nên có người chuyên trách để quảng bá cũng như có cơ chế hợp tác đồng bộ hơn. Các công ty lữ hành rất có kinh nghiệm

trong việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu khách du lịch, sẽ có thể giúp tư vấn khai

thác tối đa các dịch vụ của doanh nghiệp du lịch.

Một thực trạng khác nữa, đó chính là lực lượng nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, cụ thể là nhân lực hướng dẫn viên cho du lịch dã ngoại đồng quê. Có thể nói lực lượng này vẫn còn quá ít. Trong khi đó thì hướng dẫn viên du lịch dã ngoại đồng quê còn chưa được đào tạo theo một bài bản hoặc tiêu chí nào. Vậy là đương nhiên, những hướng dẫn viên lữ hành buộc phải trở thành những hướng dẫn viên tay ngang, kiêm luôn cả vai trò hướng dẫn viên dã ngoại.

Hướng dẫn viên lữ hành có thể chỉ cần kiến thức, trong khi hướng dẫn viên dã ngoại cần cả kiến thức lẫn kỹ năng. Hơn nữa, cường độ làm việc cộng với sự

kiêm nhiệm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng phục vụ.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)