8. Bố cục của khóa luận
2.3.1 Lý do chọn vùng Ba Vì
Vùng Ba Vì ở cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50km. Với vị trí nằm vào nơi cửa ngõ từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, và rất gần trung tâm, đã tạo điều
kiện đặc biệt thuận lợi cho Ba Vì trong việc thu hút khách thăm quan từ thành phố với mục đích đi nghỉ cuối tuần, đi giải trí, đi thăm quan học hỏi, nghiên cứu
hay chỉ đơn giản là đi mua sắm các thức hàng nông sản, sản vật của vùng.
Có thể khẳng định rằng vùng đất ‘phên dậu’ phía tây bắc của Thủ đô Hà Nội, với trọng tâm là địa danh hành chính là huyện Ba Vì có lẽ là phù hợp hơn
cả thuận lợi cho phát triển du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội bởi những điều kiện sau:
Thứ nhất, về địa hình tổng thể, Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, nên chỉ có mấy quần thể núi chính là núi Sóc (Sóc
Sơn); núi Ba Vì (Ba Vì); núi Lương Sơn (Chương Mỹ), quần thể núi Hương Tích và cụm thắng cảnh Hương Sơn. Trong số đó, điểm đến đáp ứng được nhu cầu du
lịch thăm quan dã ngoại, vui chơi có lẽ chỉ có quần thể núi Ba Vì và vùng Hương
Tích, còn hầu hết là núi đá vôi trọc, không thú vị.
Thứ hai, xét về mức độ đa dạng về mặt địa hình, vùng Ba Vì có lẽ là ưu
thế hơn cả với ba vùng địa hình rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bãi phù sa. Chính vì thế mà cảnh quan thơ mộng với vùng đất liền kề được đắp bồi
bởi những hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Đà. Vùng mang nhiều nét đặc trưng cho nền nông nghiệp sinh thái Việt Nam với rừng, đồi rừng, vườn rừng,
50
Thứ ba, xét về mức độ đa dạng sinh học, vùng Ba Vì với phần lớn diện
tích là núi Ba Vì nơi có cả một khu hệ động thực vật nguyên thủy phong phú và
đa dạng về chủng loài, được coi là nguồn sinh sống tự bao đời nay của hàng chục
vạn người Kinh, người Dao và người Mường tại các vùng đệm xung quanh chân
núi Ba Vì. Cũng nhờ hệ sinh thái phong phú và đa dạng, vùng đệm xung quanh
chân núi có nhiều loại sản vật như gà đồi, mật ong rừng, dê và sữa dê, bê, thỏ,
các loại rau sạch, các loại hoa củ quả, các loài thảo dược quý và nguồn nước
khoáng nóng chất lượng cao [4, 2].
Thứ tư, Ba Vì là vùng đất tâm linh thuộc Hà Nội, nơi có ngọn núi tổ là chốn ngự trị của Thần núi Tản Viên - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong hệ thống
thần phả Việt Nam.Trên địa bàn vùng có rất nhiều di tích đình, đền, chùa, miếu
mạo.... Hơn nữa, đây cũng là vùng đất được khai phá từ rất sớm của người Việt, nên vùng đất này còn bảo lưu được rất nhiều những nét sinh hoạt, những tập
quán canh tác, những lễ hội, ... Những yếu tố này làm nên nét đặc sắc riêng có về
tài nguyên du lịch nhân văn của vùng.
Thứ năm, xét về mức độ thuận tiện trong việc tiếp cận tới điểm thu hút, Ba
Vì cũng nổi trội hơn cả. Có thể đến với vùng này bằng cả đường sông lẫn đường
bộ. Thuận tiện hơn cả là bằng đường bộ với tuyến các đại lộ, quốc lộ chạy qua,
mạng lưới tỉnh lộ và đường vào các điểm thu hút du lịch được trải atphalt.
Một điều nữa là trên địa bàn hiện có tới gần 20 cơ sở thu hút du lịch bao
gồm nhiều loại hình như là du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng, tắm bùn; du lịch sinh thái; ..v.v.. Đặc biệt, có một cơ sở thu hút du lịch đồng quê khá quy mô, khá chuyên nghiệp và được xem là mô hình khai thác du lịch nông thôn điển hình của Hà Nội. Đó là Trang trại Du lịch Đồng quê của Công ty TNHH ATC Việt
51
Vì thế có thể nói vùng Ba Vì đúng là một “nơi lui tới, chốn mong về” của
người Hà Nội các thế hệ. Đúng là một nơi thuận lợi để tổ chức du lịch dưới hình thức thăm quan, học tập và nghiên cứu, đặc biệt là du lịch dã ngoại đồng quê với mục đích tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống thôn quê và nghề nông truyền thống.
2.3.2 Những điều kiện tự nhiên của Ba Vì phù hợp cho phát triển du lịch dã ngoại đồng quê
Ba Vì là vùng bán sơn địa, với diện tích tự nhiên 420km2. Trong vùng có nhiều đồi gò, có núi Ba Vì cao 1243m, sừng sững soi bóng xuống những hồ nước mênh mông như: hồ Đồng Mô-Ngải Sơn, hồ Suối Hai. Địa hình phân tách thành ba vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng. Đây là địa
bàn tập trung hầu hết các điểm thăm quan du lịch hấp dẫn. Tại vùng núi Ba Vì, từ rất sớm Chính phủ đã có quy hoạch và cho thành lập Vườn quốc gia Ba Vì nhằm bảo tồn các khu hệ sinh thái động thực vật, bao gồm cả những giống loài
đặc hữu. Vùng đồng bằng lại phân bố dọc theo các triền sông Đà, sông Hồng. Đất đai được phù sa bồi đắp trở nên màu mỡ, rất thuận lợi cho canh tác nông
nghiệp. Với quỹ đất nông nghiệp lên tới 14 nghìn hécta, Ba Vì chủ trương phát
triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều
kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng khu vực. Hiện tại, Ba Vì đang được quy hoạch
làm vùng chức năng cung cấp thực phẩm sạch chủ yếu cho Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh xung quanh [8, 3]. Khách thăm quan đến với Ba Vì còn được mua và
thưởng thức các loại thực phẩm sạch sản xuất tại chỗ với chất lượng đảm bảo.
Với khí hậu khá ôn hòa, vùng núi và Vườn Quốc gia Ba Vì có nhiệt độ
trung bình năm khoảng 23,4oC, lượng mưa tương đối lớn, đạt 2587,2mm, độ ẩm
81,6% [9, 322]. Thêm vào đó nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào do các hệ
thống sông suối, hồ đầm, ao chuôm dày đặc mà theo truyền thuyết dân tộc ta,
52
của Thần núi Tản Viên. Đây chính là yếu tố tự nhiên thuận lợi tạo nên sự đa
dạng sinh học nói chung và nông phẩm nói riêng của vùng. Hơn thế, điều kiện tự
nhiên rất thích hợp cho con người có thể thăm quan, thư giãn, nghỉ ngơi ở đây có
thể đạt tới 2/3 số ngày trong nămnhư Bảng 2.5 dưới đây [2, 8-9].
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Thời gian hoạt động du lịch 17 14 15 17 16 14 13 12 16 19 22 25 200 Thời gian trở ngại cho du lịch 14 14 16 13 15 16 18 19 14 12 8 6 165
Bảng 2.5. Thời gian hoạt động du lịch tại khu vực Ba Vì (ngày)
Trong vùng và quanh chân núi Ba Vì có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, như: Ao Vua, Khoang Xanh, Vườn Quốc gia Ba Vì, Suối Hai, rừng nguyên sinh Đầm
Long - Bằng Tạ, vườn cò Ngọc Nhị, ... Nền sinh thái nông nghiệp đa dạng có
lịch sử hàng ngàn năm nay của vùng đất Ba Vì được phát triển trên cơ sở nền
sinh thái tự nhiên đa dạng dựa vào quỹ gen về động, thực vật, côn trùng và vi sinh vật của Vườn quốc gia Ba Vì. Nhờ đó, vùng đệm xung quanh chân núi Ba
Vì còn có nhiều loại sản vật quý có chất lượng cao như gà đồi, mật ong rừng, bò và dê sữa, các loại rau, củ, quả; các loại cây dược liệu quý; nguồn nước khoáng
nóng ngầm Thuần Mỹ, ....
Như vậy, Ba Vì là nơi có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch, như: Du lịch sinh thái, thám hiểm, leo núi; du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, điều dưỡng, nghỉ cuối tuần và du lịch tâm linh hướng về cội nguồn...
2.3.3 Những điều kiện nhân văn của vùng Ba Vì phù hợp cho phát triển du
lịch dã ngoại đồng quê
Xét trên địa bàn hành chính, huyện Ba Vì là một trong số những địa bàn có sự đa dạng dân tộc cao nhất của Hà Nội, có 3 dân tộc là Kinh, Mường, Dao
53
cùng sinh sống. Với nòng cốt kinh tế là nông nghiệp, nên nơi đây vẫn còn lưu
giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc và kho tàng kinh nghiệm quý báu về sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
Đây là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời, bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa độc đáo, phong phú, đa dạng và nhiều di tích có giá trị
lịch sử văn hóa. Toàn huyện có khoảng hơn 100 di tích lịch sử, văn hóa là các
đình, đền, chùa, am, miếu, nhà cổ, ... Trong đó rất nhiều di tích cấp quốc gia như: đền Trung, đền Thượng thờ Đức thánh Tản Viên; khu di tích K9 là nơi Bác
Hồ đã từng ở và làm việc thời kỳ kháng chiến; các ngôi đình Tây Đằng-Chu Quyến-Thụy Phiêu không chỉ là những dấu ấn về một công trình sinh hoạt công
cộng của cộng đồng người Việt ở Ba Vì mà còn nổi tiếng là những công trình kiến trúc đình làng sớm nhất cả nước [6, 4]
Cùng gắn bó trong cộng đồng làng xã tự bao đời nay, các nông hộ đã biết hoặc đã tự nguyện liên kết sản phẩm với nhau để tạo thành mạng lưới cung cấp các sản vật đa dạng và một số lớn mang tính đặc hữu của vùng Ba Vì. Cho đến
nay, đã có tới hơn 10 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo hình thức chuyên môn hóa sản xuất tương đối hiệu quả, thu hút được đông đảo các nông hộ và
nông dân tham gia. Hơn nữa, trên địa bàn còn có sẵn các cơ quan và đơn vị
nghiên cứu trong lĩnh vực cây trồng và vật nuôi mang tính ứng dụng thực tiễn,
như: Trung tâm Khoa học Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm Nghiên cứu Bê-Dê-Thỏ, ....[7, 3].
2.3.4 Cơ sở hạ tầng của vùng Ba Vì [7] (1)
Ba Vì nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp và cơ quan
chức năng, đã ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như: nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, bố trí nguồn điện, lưới điện đảm bảo cung ---
(1)
54
cấp đủ điện và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông đến các khu du lịch.
Về mạng lưới giao thông, từ Ba Vì có thể đi tới các tỉnh và nội thành Hà Nội bằng các trục đường bộ là các tuyến Quốc lộ 32, 21 và 87, 88, tuyến đường
tỉnh lộ 414B từ Sơn Tây đến đền Thượng, tuyến đường nối đường tỉnh lộ 415 với đường Láng - Hòa Lạc kéo dài, ... Nhất là khi tuyến Đại lộ Thăng Long được hoàn thành, đã cải thiện rất lớn cho năng lực lưu thông đến với Ba Vì và từ Ba
Vì về Trung tâm để đi các tỉnh khác. Chính nhờ vào sự thuận tiện lưu thông mà
tuyến Đại lộ này đem lại, khách du lịch, thăm quan đến Ba Vì đã gia tăng mạnh
mẽ trong thời gian gần đây. Bên cạnh, cũng có thể đi tới các tỉnh và Thủ đô theo
các tuyến đường thủy theo các tuyến sông Hồng, sông Đà.
Hơn nữa, tỉnh đã đầu tư xây dựng gần 40km đường trải nhựa at-phan vào các khu du lịch, như: tuyến Vườn Quốc gia Ba Vì có thể đi tới tận cote 1200m
bằng phương tiện ô tô, xe máy; các tuyến đường vào khu du lịch Ao Vua,
Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, Suối Hai, Đầm Long – Bằng Tạ..., tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho phát triển du lịch.
Về hệ thống cấp điện, hiện tại, nhu cầu điện của khu vực chưa cao, do vậy phương hướng phát triển là nâng cấp hệ thống các trạm biến áp hiện tại hoặc xây
dựng mới các trạm biến áp theo nhu cầu của các dự án phát triển du lịch. Đảm
bảo cung ứng điện theo chỉ tiêu cấp điện 3 kW/phòng lưu trú; 0,5 kW/khách, ngày đêm. Dự kiến nhu cầu điện cho hoạt động phát triển du lịch khu vực sườn
Tây núi Ba Vì năm 2010 khoảng 155.000 KW vào năm 2020 là 736.000 KW.
Hệ thống thông tin liên lạc nhằm đảm bảo lên lạc thuận tiện, đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch. Với sự phát triển như vũ bão và sự cạnh tranh khốc liệt
trong thị trường mạng viễn thông, hệ thống thông tin liên lạc giờ không còn là
bài toán đặt ra cho du lịch Ba Vì nữa. Trên địa bàn vùng đã có sự hiện diện của
55
nhiều trạm tiếp sóng điện thoại di động của các mạng này đã được xây lắp. Bên cạnh đó, tại mỗi xã đều có điểm bưuđiện văn hóa, trong quá trình phát triển hoạt động du lịch cần nâng cấp năng lực phục vụ.
Về cấp nước sạch, theo định hướng phát triển được chia thành nhiều giai đoạn: giai đoạn một (từ 2001đến năm 2010) khai thác nguồn nước tự nhiên; giai
đoạn 2 (từ 2011 đến 2020) cần xây dựng một nhà máy xử lý nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch vừa phục vụ khách du lịch vừa nâng cao chất lượng đời sống
của nhân dân trong khu vực. Cố gắng đảm bảo cung ứng theo chỉ tiêu cấp nước
sạch: 400 lít/phòng lưu trú; 200 lít/khách. Dự kiến nhu cầu nước sạch cho hoạt động du lịch là hơn 47.000m3 vào năm 2010 và 185.000m3 vào năm 2020.
Tuy nhiên, dải sườn tây núi Ba Vì; khu vực hồ Suối Hai thuộc và vùng
nước khoáng nóng ở Thuần Mỹ còn chưa được khai thác. Nguyên nhân do công tác quy hoạch còn chậm; cơ sở hạ tầng ở một số điểm du lịch vẫn còn thấp kém, nhất là giao thông đường bộ, hạ tầng về điện, nước, thông tin liên lạc [7,7-9].
2.3.5 Cơ sở dịch vụ của vùng Ba Vì
Tới thời điểm này, ở Ba Vì có khoảng 14 tổ chức kinh tế và cá nhân tham gia khai thác du lịch, trong đó có 3 doanh nghiệp lớn là: Công ty cổ phần Du lịch
Ao Vua, Công ty Du lịch Khoang Xanh, Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch
Bình Minh. Có cả doanh nhân nước ngoài đầu tư vào khu du lịch Thác Đa.
Các cơ sở dịch vụ và lưu trú của vùng phần lớn tập trung ở phía Tây chân
núi Ba Vì. Đây cũng là nơi tập trung nhiều khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng như: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, Thác Đa, Thiên Sơn-Suối Ngà, Suối Hai, và Đồng Mô. Trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì cũng được xây dựng nhiều cơ
sở dịch vụ là các nhà nghỉ, nhà sàn, nhà ăn và bãi cắm trại để phục vụ du khách.
Từ lâu những địa chỉ này đã trở nên quen thuộc đối với khách thăm quan du lịch đến từ Trung tâm Hà Nội, nhất là những dịp nghỉ cuối tuần và nghỉ hè [7, 17].
56
Đặc biệt là, trong vùng đã xuất hiện một mô hình kinh doanh dịch vụ rất
đặc trưng lấy trọng tâm Du lịch nông nghiệp. Đó là Trang trại Du lịch Đồng quê của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ và Phát triển Du lịch Nông nghiệp tọa lạc tại Xóm Nghe, xã Vân Hòa. Hiện trang trại đang mở cửa để
phục vụ khách thăm quan. Với xu thế xã hội hiện nay, loại hình nghỉ dưỡng tại trang trại cùng với các dịch vụ du lịch nông nghiệp được cung ứng tại chỗ đang
là mô hình ngày càng thu hút nhiều sựquan tâm và đầu tư hơn ở Ba Vì.
2.3.6 Những điều kiện khác của vùng Ba Vì
Về cơ chế chính sách, UBND tỉnh Hà Tây cũ đã lập quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, định hướng