6. Bố cục của luận văn
1.4.2. Vai trò của trường phổ thông dân tộc nội trú trong hệ thống giáo dục
dục Việt Nam
Mục tiêu, vai trò và tắnh chất của trường PTDTNT được đề cập đến trong điều 3,
Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, ban hànhngày 25 - 8 - 2008 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo đó, Nhà nước thành lập trường PTDTNT cho con em các DTTS, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tắnh chất phổ thông, dân tộc và nội trú, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng DTTS.
Về nhiệm vụ, trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ chung của các trường trung học được quy định tại điều 3, Điều lệ trường trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 - 3 - 2011 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Ngoài ra, trường PTDTNT còn thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt quy định trong điều 4, Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, ban hành ngày 25 - 8 - 2008 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm; giáo dục HS về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá của các DTTS và đường lối, chắnh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp HS định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục HS ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp; tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho HS trường PTDTNT; có kế hoạch theo dõi số HS đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đặc biệt, trường PTDTNT bên cạnh việc tổ chức dạy học như tất cả các trường phổ thông trong cả nước thì còn tổ chức các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp như lao động sản xuất, văn nghệ, thể dục thể thao, các sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch. Không những thế còn tổ chức các ngày lễ hội, Tết dân tộc góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc đã giúp nâng cao lòng tự hào dân tộc cũng như ý thức bảo tồn và phát triển văn hoá các DTTS, khắch lệ HS tinh thần học tập, tự hào về dân tộc mình, đồng thời tăng cường hiểu biết, tôn trọng và đoàn kết với các dân tộc anh em.
Các trường PTDTNT đã và đang từng bước phát triển, làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, khẳng định vị trắ quan trọng trong sự nghiệp tạo nguồn đào tạo cán bộ là người DTTS cho các vùng dân tộc, miền núi. Đã, đang và sẽ có nhiều HS của trường PTDTNT trở thành nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và trong các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương, đóng góp trắ tuệ, sức lực xây dựng kinh tế - xã hội ở vùng DTTS.
1.5. Hệ thống trƣờng PTDTNT ở Thái Nguyên
1.5.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chắnh trị, kinh tế của khu vực trung du miền núi phắa Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Diện tắch tự nhiên của tỉnh là 3.562,82 kmỗ. Phắa bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phắa tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phắa đông giáp với hai tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phắa nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chắnh: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Về dân số, theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó tổng dân số đô thị là 293.600 người (chiếm 25,95% dân số toàn tỉnh) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (chiếm 74,05%).
Về thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,1% dân số của tỉnh, trong đó, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện phắa nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn có tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn.
Bảng 1.1: Các dân tộc có dân số trên 7000 ngƣời ở tỉnh Thái Nguyên
Dân tộc Dân số (ngƣời) Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh Dân số đô thị (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc Dân số nông thôn (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc Kinh 821.083 73,1% 249.305 30,4% 571.778 69,6% Tày 123.197 11% 21.319 17,3% 101.878 82,7% Nùng 63.816 5,7% 7.716 12,1% 56.100 87,9% Sán Dìu 44.134 3,9% 3.941 8,9% 40.193 91,1% Sán Chay 32.483 2,9% 1.101 3,4% 31.382 96,6% Dao 25.360 2,3% 1.186 4,7% 24.174 95,3% Hmông 7.230 0,6% 237 0,03% 6.993 99,97% Hoa 2.064 0,18% 712 34,5% 1.352 65,5%
Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ
Thái Nguyên còn được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo NNL lớn thứ ba cả nước sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chắ Minh với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề. Mỗi năm tỉnh đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Thái Nguyên cũng là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viện đa khoa Trung ương, 09 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp huyện. Tỉnh đồng thời là một nơi có những địa danh du lịch lịnh
sử, sinh thái - danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mưa Bay, Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và khu đô thị hai bờ sông Cầu.
Thái Nguyên còn có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, như: than, thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngânẦ Đây là một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng các loại. Thái Nguyên còn có Tổ hợp gang thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kắn từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là khu công nghiệp Sông Công và hiện nay tỉnh đã được Chắnh phủ chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp trên cả địa bàn toàn tỉnh.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây có nhiều phát triển đáng kể, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất. Các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trắ của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp trong GDP. Tuy vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội Thái Nguyên đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tắch cực.
1.5.2. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp Trung học cơ sở
Trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai
Năm 1995, trường DTNT huyện Võ Nhai được thành lập. Đến năm 1997 trường được nâng cấp thành trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên theo quyết định số 2216/QĐ-UB ngày 16 - 9 - 1997 của UBND tỉnh. Theo quyết định số 1827/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 11 - 9 - 2007, trường mang tên là trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trường đóng tại xã Phú Thượng, huyện Võ
Nhai, tiếp nhận và đào tạo con em các DTTS ở các huyện trong tỉnh Thái Nguyên: Võ Nhai, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ.
Trường THPT Bình Yên
Trường THPT Bình Yên là ngôi trường tiêu biểu cho mô hình trường nội trú lồng ghép trường cấp 2 - 3. Kết quả của mô hình đó là do nguyện vọng của địa phương cần nâng cao dân trắ theo kịp với các địa phương khác, tạo nguồn cán bộ dân tộc ắt người cho địa phương. Đây là hướng đi phù hợp với mục tiêu chương trình của Bộ GD&ĐT trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục ở miền núi.
Trường THPT Bình Yên nguyên là phân hiệu trường THPT Định Hóa. Năm học 1986 - 1987, UBND huyện Định Hóa và Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Thái đã trình với UBND tỉnh Bắc Thái xin thành lập trường THKT Định Hóa trên cơ sở phân hiệu này để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục phắa nam của huyện với 8 xã vùng ATK. Quyết định được thành lập, ký ngày 07 - 11 - 1987 và công bố ngày 20 - 11 - 1987. Năm học 1990 - 1991 trường được bàn giao về cho Sở GD&ĐT Thái Nguyên quản lý. Đến năm học 2000 - 2001 đổi tên thành trường THPT Bình Yên, đóng tại xóm Yên Thông, xã Bình Yên, huyện Định Hóa. Trong quá trình phát triển của mình, năm 1996 - 1997 trường được đón nhận chương trình VII phát triển giáo dục vùng sâu, vùng ĐBKK của Bộ GD&ĐT. Từ đây tỉnh đã có hướng đầu tư xây dựng CSVC của trường theo mô hình trường nội trú cấp huyện. Năm học 2003 - 2004 trường tuyển lớp HS nội trú đầu tiên với 29 HS vào học lớp 6, địa bàn tuyển sinh là 2 huyện Định Hóa và Phú Lương.
Cuối năm 2011, UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, UBND tỉnh sẽ có kế hoạch đầu tư xây dựng mới ba trường PTDTNT cấp THCS ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ với quy mô của mỗi trường là 250 HS. Như vậy, sau Võ Nhai, Định Hóa thì ba huyện miền núi của tỉnh đều có cơ sở giáo dục dành cho HS các DTTS học theo hệ nội trú. Tổng mức đầu tư 3 trường lên đến trên 111 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo.
Trong 3 trường được đầu tư xây dựng này thì trường PTDTNT Đại Từ có tiến độ thực hiện nhanh nhất. Trường được xây dựng trên địa bàn xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ với diện tắch đất sử dụng là 22.950 m2. Năm học 2012 - 2013 trường đã tuyển sinh năm đầu tiên, được 4 lớp với 120 HS của khối 6 và khối 7. Trong đó ngoài vùng tuyển sinh ở 11 xã và 2 xóm thuộc vùng kinh tế ĐBKK của huyện thì có thêm 13 em HS người DTTS thuộc 2 xã Bàn Đạt và Tân Khánh của huyện Phú Bình. Còn lại hai trường trên địa bàn huyện Phú Lương và Đồng Hỷ vẫn đang gấp rút hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng và sẽ tiến hành tuyển sinh vào năm học 2013 - 2014.
1.5.3. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp Trung học phổ thông
Ngày 06 - 9 - 1997, UBND tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số 2216/QĐ-UB
Về việc nâng cấp trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Võ Nhai thành trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên. Năm 2005 theo Quyết định số 932/QĐ-UB, ngày 24 - 5 - 2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc chuyển trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên về thành phố Thái Nguyên trên cơ sở nâng cấp trường THPT Bán công Việt Bắc (giải thể theo Quyết định số 1125/QĐ-UB, ngày 26 - 3 - 2008) tại phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên.
Ngày 01 - 7 - 2008 trường PTDTNT Thái Nguyên chắnh thức đi vào hoạt động với bộ máy lãnh đạo Đảng là một cấp uỷ lâm thời. Theo Quyết định số 932/QĐ-UB, ngày 24 - 5 - 2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên về quy mô đào tạo của trường từ 300 đến 400 HS cấp THPT. Nhiệm vụ chắnh trị của nhà trường là nơi đào tạo nguồn cán bộ dân tộc cho các địa phương vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế ĐBKK của tỉnh Thái Nguyên. Năm học đầu tiên 2008 - 2009, nhà trường tuyển sinh khoá I với 120 HS, biên chế thành 04 lớp 10. Cho tới nay nhà trường đã có những phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng đào tạo, xứng đáng với nhiệm vụ của tỉnh và nhân dân các dân tộc giao phó.
1.6. Tiểu kết
Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, luận án tiến sĩ cũng như các bài chuyên khảo đăng trên các tạp chắ chuyên ngành nghiên cứu về mô hình trường
PTDTNT. Tuy vậy, về hệ thống trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên chưa có tác giả nào trước đó đề cập đến. Luận văn với những số liệu thu thập từ thực địa sẽ làm phong phú thêm nghiên cứu về trường PTDTNT nói chung và các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và là nguồn tư liệu có giá trị đối với các tác giả khác quan tâm, đồng thời đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chắnh sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục.
Việc thành lập hệ thống trường PTDTNT trên cả nước đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trắ, đào tạo nhân tài cho đất nước nói chung và xây dựng vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng DTTS nói riêng, nhất là hiện nay, khi mà đội ngũ cán bộ người DTTS còn thiếu nghiêm trọng thì nhu cầu về NNL người DTTS có trình độ ngày càng cấp thiết. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hệ thống trường PTDTNT đang ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo nhu cầu dạy và học cho con em người DTTS.
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chắnh trị, kinh tế của khu vực trung du miền núi phắa Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, Thái Nguyên còn được biết đến là một trung tâm đào tạo NNL lớn thứ ba cả nước sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chắ Minh. Đối với các trường PTDTNT trên địa bàn, UBND tỉnh luôn quan tâm và có những đầu tư đúng mức. Tắnh đến năm 2014, mạng lưới các trường PTDTNT đã trải rộng khắp tỉnh với 01 trường cấp THPT và 05 trường cấp THCS. Nhờ thế mà số lượng con em người DTTS được học tại trường PTDTNT tăng lên đáng kể. Cũng từ đó, mô hình giáo dục chuyên biệt này từng bước phát triển và khẳng định vị trắ quan trọng của mình trong sự nghiệp tạo nguồn cán bộ cho vùng DTTS, vùng miền núi của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc đào tạo cán bộ là người DTTS.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC
CỦA TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
CSVC, trang thiết bị trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện HS trong nhà trường, bao gồm những đồ vật, của cải vật chất và cả khung cảnh tự nhiên xung quanh trường.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng cũng đã nêu những chủ trương đối với phát triển giáo dục THPT, trong đó có đoạn như sau: ỘẦ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại