6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Công tác dạy nghề và hướng nghiệp
Bên cạnh việc dạy học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường phổ thông nói chung đến nay trên địa bàn cả nước được ngành giáo dục rất coi trọng, với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho HS. Luật Giáo dục năm 2005 quy định về mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông như sau: ỘGiáo dục trung học phổ thông giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao độngỢ. Với đặc thù HS là con em các DTTS đến từ các xã vùng sâu vùng xa, vùng ĐBKK nên hiểu biết về xã hội còn hạn chế thì hoạt động này lại càng quan trọng và cần thiết vì qua các hoạt động đó HS được mở rộng thêm kiến thức về xã hội, về các mối quan hệ và biết cách ứng xử phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh.
Theoquy định của Bộ GD&ĐT, các trường phổ thông phải tổ chức bố trắ cho các HS được quyền tự do lựa chọn việc học và nghề học mà các em yêu thắch. Theo đó, các em có thể chọn học một trong số mười một nghề khác nhau như điện, tin học, may, nấu ănẦ Nhưng hiện tại trong các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên chỉ áp dụng giảng dạy một nghề duy nhất cho HS là Tin học. Việc làm này đã đáp ứng yêu cầu và xu thế hiện đại, khi mà CNTT và internet trở nên phổ biến rộng rãi và phương pháp dạy học bằng bài giảng điện tử trở thành một phương pháp tân tiến. Các em HS được làm quen và thực hành được những thao tác cơ bản trên máy tắnh, thuận tiện cho việc học tập và tiếp cận với tri thức nhân loại.
Công tác hướng nghiệp đã được trường PTDTNT Thái Nguyên triển khai đầy đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó cung cấp cho HS những thông tin cần thiết để có cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đối với HS lớp 10, GV sẽ giúp HS hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên, ý chắ lập thân và một số ngành nghề cụ thể. Ở lớp 11, HS xác định đúng năng lực, sở thắch, được cung cấp kiến thức về nhóm ngành dịch vụ, khoa học - kĩ thuật, y tế, quân đội... Lớp 12, HS có khả năng xác định khối thi, ngành thi, trường thi, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn, yêu cầu và đặc thù của một số công việc. Giờ học hướng nghiệp lúc này thực sự trở thành nơi gặp gỡ, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc cụ thể, thiết thực nhất. Đối với những băn khoăn của HS khi lựa chọn nghề nghiệp, việc định hướng của GV trong giáo dục hướng nghiệp là vô cùng quan trọng. GVcần tư vấn cho HS về vai trò, vị trắ của ngành nghề, đồng thời thấy được cần có sự cân bằng giữa các nghề trong sự phát triển xã hội. Từ đó, các em có được quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp năng lực, hoàn cảnh của cá nhân.
Trường PTDTNT Thái Nguyên có một ban tên gọi là Ban hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cứ vào tháng 3, tháng 4 hàng năm lại tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh cho HS khối lớp 12. Cán bộ trong ban, GV chủ nhiệm lớp 12 và 100% HS lớp 12 đều tham dự buổi tư vấn hướng nghiệp đó. Nhiều thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã được các cán bộ trong ban tư vấn, giải đáp cho các em HS trước khi quyết định lựa chọn ngành, trường dự thi và làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Ở cấp THCS, đối với HS cuối cấp, nhà trường tổ chức những buổi tọa đàm để lắng nghe các em trình bày tâm tư, nguyện vọng sau khi tốt nghiệp và cả những băn khoăn, thắc mắc của các em. Qua đó, nhà trường có những gợi ý để các em chọn lựa con đường đi tiếp theo của bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng.