6. Bố cục của luận văn
3.3.2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Nền kinh tế thế giới và trong nước luôn có biến động phức tạp, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ HS trường PTDTNT thay đổi từng ngày, trong khi đó kinh phắ ngân sách Nhà nước được giao ngày càng hạn chế. Ngoài ra, nhu cầu đào tạo của HS dân tộc ngày càng cao mà CSVC của các trường có hạn đã gây ra những khó khăn lớn về CSVC cho các trường PTDTNT. Xác định rằng đó là vấn đề không của riêng ai nên các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chủ trương về xã hội hóa giáo dục, tắch cực kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC trường lớp, mua sắm thêm trang thiết bị dạy và học.
Đối với trường THPT Bình Yên, những năm qua nhà trường đã tắch cực tham mưu cho cấp ủy Đảng và chắnh quyền địa phương về công tác giáo dục, tắch cực tham gia các hoạt động xây dựng địa phương, góp phần nhỏ bé làm thay đổi diện mạo huyện Định Hóa. Trường đã huy động các lực lượng tham gia làm công tác giáo dục toàn diện cho HS, xây dựng CSVC trường học, huy động phụ huynh HS tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Lấy vắ dụ, tắnh từ năm 2009 đến năm 2011 trường THPT Bình Yên đã huy động các nguồn vốn xây dựng CSVC với tổng kinh phắ
12.880.469.000 đồng. Trong đó, kinh phắ từ nguồn ngân sách nhà nước ước tắnh 12 tỷ đồng, từ ngân sách huyện: 70 triệu đồng, từ tiết kiệm chi ngân sách hàng năm tại nhà trường để mua sắm trang thiết bị: 448 triệu đồng, do tập thể cán bộ, GV nhà trường đóng góp: 29 triệu đồng, HS đóng góp: 46 triệu đồng, cha mẹ HS nhà trường ủng hộ: 278 triệu đồng. Ở đây cũng phải nói thêm, kinh phắ huy động được từ HS và cha mẹ HS thì chủ yếu là HS bậc THPT, còn hệ nội trú thì khoản huy động này rất ắt ỏi. Đối với công tác xã hội hoá giáo dục, nhà trường kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ HS và các tổ chức xã hội để thực hiện tốt các chế độ chắnh sách hỗ trợ HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục HS cá biệt đều đặn, thường xuyên có tác động tắch cực.
Trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai cũng đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trường đã tham mưu với cấp ủy Đảng, với UBND huyện về vấn đề quy hoạch toàn bộ diện tắch khu trường. Những ngày đầu mới thành lập, CSVC của trường còn khó khăn, nhà trường đã tham mưu với UBND huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên và đã được chấp nhận, cho phép xây dựng trường trong hai giai đoạn với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng, mở rộng quy mô lớp học từ năm học 2005 - 2006, nâng tổng số lớp từ 5 lên 8 lớp. Cơ sở vật chất của trường từng bước được hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.
Trường cũng tổ chức phối hợp với hội cha mẹ HS để giáo dục đạo đức HS, phòng chống các tệ nạn xã hội, mời chuyên gia về tuyên truyền cho các chi hội phụ huynh về phòng chống HIV/AIDS. Hội phụ huynh cũng thăm hỏi các thầy, cô giáo trong dịp lễ tết, thăm hỏi cán bộ GV ốm đau, gia đình có hiếu, hỷ. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức phối hợp với các tổ chức đoàn thể: nhà máy, xắ nghiệp, các đơn vị bạn... để tổ chức hội nghị giáo dục truyền thống ở cụm dân cư, được nhân dân địa phương hưởng ứng. Đồng thời tổ chức với chắnh quyền xã, cơ quan công an, trung tâm y tế huyện về công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, các tội phạm và vi phạm pháp luật. Trường cũng phối hợp với đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ,
phòng văn hóa, hội cựu chiến binh huyện... tổ chức giao lưu, biểu diễn, hội thảo về các chủ đề kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
Trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai còn kết nghĩa với đơn vị Z115, trường THCS Nha Trang - thành phố Thái Nguyên, tổ chức giao lưu, tham quan phòng truyền thống, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao... nhân các ngày truyền thống của đơn vị bạn. Trường cũng không quên mở rộng quan hệ ngoại giao với các đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng để ủng hộ về CSVC, thiết bị trong nhà trường. Sự quan tâm của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội đã góp phần vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nhà trường luôn duy trì tốt mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ HS và cộng đồng và huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng CSVC cho nhà trường.
Trường PTDTNT Thái Nguyên cũng thường xuyên tham mưu cho cấp ủy chắnh quyền địa phương xây dựng các kế hoạch phát triển giáo dục, xây dựng chương trình phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng, các hội trong việc giáo dục và quản lắ HS. Nhà trường phối hợp tốt với địa phương trong công tác phổ cập giáo dục, đưa HS, cán bộ GV tham gia chương trình giáo dục cộng đồng, chương trình tuyên truyền pháp luật, chương trình phòng chống tội phạm, chương trình vệ sinh đường phố, chương trình thanh niên tình nguyện... Qua đó giáo dục truyền thống, kết hợp nguyên lắ học đi đôi với hành cho HS. Trường cũng phối hợp với hội cựu chiến binh, hội khuyến học trong việc giáo dục HS, khen thưởng HS xuất sắc, tổ chức làm lễ ra trường cho HS lớp 12 và bàn giao HS trong dịp hè cho địa phương quản lắ.
Hội cha mẹ HS của nhà trường luôn tự nguyện và tắch cực giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các chương trình để gây quỹ cho HS, xây dựng quỹ khuyến học. Ban đại diện cha mẹ HS của nhà trường hoạt động tắch cực và có hiệu quả cao qua các kì họp được tiến hành 2 lần/năm ở các khối 10, 11, 12. Hàng năm, ban đại diện của hội cha mẹ HS đã lập quỹ của hội với mục đắch sử dụng cho việc khen thường và hỗ trợ các hoạt động của HS, thăm hỏi động viên gia đình HS có
hoàn cảnh ĐBKK với tổng trị giá hàng chục triệu đồng. Ban đại diện cha mẹ HS thực sự là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhiều chi hội phụ huynh hoạt động khá tốt, phối hợp giữa phụ huynh và GV chủ nhiệm khá chặt chẽ trong việc giáo dục HS.
Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Trong những năm qua, nhà trường không có HS mắc tệ nạn xã hội, không có HS vi phạm pháp luật. Như vậy, chắnh việc huy động hợp lắ và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục đã góp phần tăng cường điều kiện CSVC, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
3.4. Thực hiện đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đề ra: ỘPhải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinhẦỢ. Trong Luật giáo dục Việt Nam cũng đã viết: ỘPhương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tắnh tắch cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; cần phải bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; cần phải đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HSỢ. Như vậy, đổi mới PPDH chắnh là tiêu chắ, là thước đo đánh giá sự đổi mới.
3.4.1. Đổi mới chương trình, phương pháp dạy học
Giờ dạy, ca học, số tiết học
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản hướng dẫn các trường PTDTNT thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục năm học trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học của mỗi môn học, điều chỉnh thời lượng và tắch hợp một số
hoạt động giáo dục; chỉ đạo các trường PTDTNT thực hiện dạy giãn tiết một số môn học và bố trắ vào thời khóa biểu chắnh khóa như: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, SinhẦ để phù hợp với đối tượng HS các DTTS. Các trường PTDTNT đã bố trắ dạy tăng cường các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho HS vào các buổi chiều để nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng HS giỏi, khá. Theo tinh thần của các văn bản chỉ thị đó, các trường PTDTNT của tỉnh đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đúng với công văn số 7600/GDTrH ngày 26 - 8 - 2003 của Bộ GD&ĐT Về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày ở các trường phổ thông dân tộc nội trú và công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 1/11/2010 Về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với trường trung học). Buổi sáng các trường tổ chức dạy học theo chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành, buổi chiều tổ chức dạy học các môn tự chọn, chủ đề tự chọn, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, giáo dục quốc phòng, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá, giỏi và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đầu năm học, các trường tổ chức khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng, phân công cụ thể GV lên kế hoạch và tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực và nguyện vọng của học sinh DTTS.
Sinh hoạt chuyên môn của giáo viên
Các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh luôn duy trì tốt việc sinh hoạt chuyên môn của GV theo cụm với các trường trên địa bàn theo định kỳ; dự giờ của đồng nghiệp ắt nhất 1 tiết/tuần; tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các thành viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Ngoài ra, còn chú trọng tổ chức các đợt thao giảng và thi GV dạy giỏi, tổ chức cho cán bộ, GV tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý và giảng dạy của các địa phương khác, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về các nội dung giáo dục đặc thù, tổ chức các hội thảo chuyên đề theo môn học.
Đổi mới cách dạy
Niềm vui, hứng thú học tập có tác động qua lại với tắnh tự giác, tắch cực, chủ động trong học tập của HS, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS.
Vì vậy người dạy cần dẫn dắt HS để các em phát huy tắnh chủ động, sáng tạo trong các giờ học trên lớp. Việc tạo ra không khắ thuận lợi cho lớp học, có sự giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò là rất quan trọng. GV các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên đang cố gắng để mỗi giờ dạy là một giờ lên lớp hiệu qủa, mà đầu tiên là khắc phục dạy học theo lối đọc - chép. Những hoạt động học tập phong phú được các GV chủ động thiết kế và thực hiện. Yếu tố CNTT được sử dụng hợp lắ trong các bài giảng, các thiết bị dạy học được khai thác tối đa.
Đổi mới cách học
Các trường đều xác định muốn phát triển trắ sáng tạo cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục thì phải dạy cho HS phương pháp học, mà cốt lõi là phương pháp tự học. Vì thế, các GV đã tổ chức các hoạt động tự học, bài tập được giao cho từng các nhân hoặc nhóm nhỏ, từ đó tiềm năng sáng tạo của mỗi HS sẽ được bộc lộ và phát huy. HS được luyện tập thói quen nhìn nhận một sự kiện dưới nhiều góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi phải lắ giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lắ một tình huống. HS cũng được giáo dục không vội vã bằng lòng với cách làm đầu tiên đã đưa ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những quy tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình đã gặp để ứng xử trước những tình huống mớiẦ Thông qua những buổi tổ chức học tập vẫn có giao tiếp thầy và trò, nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trò và trò, HS được thảo luận tập thể, có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, tranh luận với các bạn học khác, từ đó mà rèn luyện được sự bạo dạn, năng nổ, tắnh sáng tạo cũng được phát huy.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Các trường PTDTNT của tỉnh Thái Nguyên đều tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Cho đến nay, các trường đều có phòng máy vi tắnh, kết nối internet, sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý như: phần mềm kế toán, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý điểm, phần mềm quản lý thư việnẦ GV được thường xuyên truy cập mạng internet để tra cứu thông tin, áp dụng vào soạn bài giảng theo hướng phát huy tắnh tắch cực, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nhằm tạo hứng thú trong học tập của HS. Việc giảng dạy bằng giáo án
dạy học tắch cực điện tử (giáo án điện tử) đã được phổ biến mạnh mẽ. Nhưng các trường cũng khuyến khắch tăng cường các tiết thao giảng có ứng dụng hiệu quả, hấp dẫn, tránh lạm dụng CNTT, tránh việc chỉ thiết kế được bản trình chiếu điện tử và tiến hành trình chiếu trong cả tiết học, cả quá trình chỉ là Ộchiếu - nhìn - xem - chépỢ, Ộchiếu - nhìn - đọc - chépỢ.
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức những lớp tập huấn ứng dụng CNTT cho cán bộ, GV các trường PTDTNT về các phần mềm quản lý trường học, soạn giáo án điện tử, tổ chức đi tham quan, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT ở các trường trên địa bàn. Các trường PTDTNT tổ chức hội thi CNTT, tổ chức cho cán bộ GV khai thác có hiệu quả nguồn thông tin trên internet, khuyến khắch GV viết sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học. Ngày 9 - 5 - 2012, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã ban hành công văn số 918/SGDĐT-KT&KĐCGD
Về việc tổ chức Ngày hội công nghệ thông tin ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên lần thứ nhất. Việc làm đó đã tạo môi trường và cơ hội giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới trong ứng dụng CNTT trong GD&ĐT.
Các trường đều có website phục vụ cho công tác quản lý, trao đổi, chia sẻ thông tin, phổ biến kinh nghiệm dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng HS nội trú. ỘNguồn học liệuỢ trên website của các trường cũng rất thiết thực và bổ ắch.
3.4.2. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
Ngoài việc chỉ đạo đổi mới PPDH, các nhà trường còn đổi mới trong công tác ra đề, kiểm tra, đánh giá, trước hết là đối với HS. Trong kiểm tra đánh giá HS, nội dung kiểm tra đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức. Các trường đã áp dụng biện pháp hướng dẫn HS biết cách tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau. Bên cạnh nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, các thầy cô giáo cũng tìm