Công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 59)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của các trường PTDTNT trên cả nước nói chung được nhà nước quy

định trong Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông

(ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể như sau:

Công tác tuyển sinh của trường PTDTNT Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên có quy định cụ thể trong văn bản được gửi đến trường hàng năm, đảm bảo trường tuyển sinh đúng đối tượng, đúng vùng tuyển, đủ chỉ tiêu được phê duyệt, ưu tiên tuyển sinh đối với các dân tộc rất ắt người.

Phương án tuyển sinh vào lớp 10 những năm học gần đây được Sở GD&ĐT đưa ra cho nhà trường cũng như các trường THPT trên địa bàn (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên) vẫn là thi tuyển kết hợp với xét tuyển. HS sẽ thi viết 2 môn Ngữ văn và Toán. Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9. Hệ số điểm bài thi 2 môn nhân hệ số 2. Ngoài điểm thi 2 môn nêu trên là điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện, điểm cộng nếu đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh, cấp quốc gia các môn văn hóa, thể thao, văn nghệẦ trong 4 năm THCS hoặc là con em đối tượng chắnh sách. Điểm xét tuyển là tổng điểm của 2 bài thi tắnh theo hệ số, tổng số điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện 4 năm ở THCS.

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường PTDTNT Thái Nguyên như sau: đã tốt nghiệp THCS; có học lực từ khá trở lên; cư trú và học tập cấp 2 ở các xã, thôn, bản có điều kiện ĐBKK (theo Quyết định 164 của Thủ tướng Chắnh phủ). Bất kì dân tộc gì đều có quyền nộp hồ sơ dự thi, miễn là đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, kể cả dân tộc Kinh (riêng dân tộc Kinh số lượng được tuyển sẽ không quá 5% trên tổng chỉ tiêu). Thường thường, HS dự tuyển vào trường cũng chắnh là những HS học tại các trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai và hệ nội trú của trường THPT Bình Yên. Đặc biệt, còn có thêm một yêu cầu nữa là gia đình HS phải chưa có anh (chị) hoặc em đang học tại các trường PTDTNT.

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của trường PTDTNT Thái Nguyên trong văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định là 120 em, trong đó có 60 chỉ tiêu lấy điểm từ cao xuống thấp, 60 chỉ tiêu còn lại được phân bổ cho các địa phương trong tỉnh như sau: Võ Nhai và Đại Từ mỗi huyện 13 em, Định Hóa: 20 em, Phú Lương: 4 em, Đồng Hỷ: 3 em, các huyện còn lại tổng cộng là 7 em. Sở GD&ĐT tỉnh sẽ căn cứ theo điều kiện của từng huyện trong tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cho mỗi huyện sao cho hợp lý. Hội đồng tuyển sinh khi xét các chỉ tiêu ở mỗi huyện cũng căn cứ theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Đối với những HS thuộc diện dân tộc rất ắt người (như: Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) nếu dự tuyển không đạt vào trường sẽ được tuyển thẳng vào các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên).

Về quy trình tuyển sinh, hàng năm, Sở GD&ĐT giao chỉ tiêu cho trường, trường tổ chức tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh phê duyệt, thông báo danh sách trúng tuyển. Trường căn cứ danh sách trúng tuyển, gửi thông báo nhập học. Phương thức tuyển sinh của trường được thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-BGD&ĐT

Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông, ngày 5 - 4 - 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

So với mặt bằng chung của cả tỉnh thì chất lượng đầu vào của trường PTDTNT Thái Nguyên nằm trong nhóm có chất lượng cao. Điểm đầu vào của trường chỉ kém các trường có chất lượng đào tạo hàng đầu của tỉnh như trường THPT chuyên Thái Nguyên, trường THPT Chu Văn An và trường THPT Lương Ngọc Quyến. Đây là một trong những lợi thế mang tắnh tiền đề để trường đạt được những thành tắch cao trong công tác dạy và học. Và quan trọng hơn, với những thành tắch đó, trường đã có thể xóa bỏ những định kiến của xã hội khi cho rằng các trường PTDTNT với đặc thù HS là người DTTS thường có chất lượng và kết quả học tập kém hơn các trường thông thường.

Công tác tuyển sinh của các trường PTDTNT cấp THCS

Các trường cấp THCS có sự khác biệt so với cấp THPT trong công tác tuyển sinh, đó là áp dụng phương thức xét tuyển chứ không phải thi tuyển. Sở GD&ĐT

tỉnh Thái Nguyên sẽ đưa chỉ tiêu về huyện Võ Nhai và Định Hóa để các huyện thực hiện công tác xét tuyển (vài năm gần đây chỉ tiêu thường là 60 HS).

Đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau: là người DTTS; bản thân và gia đình có hộ khẩu thường trú ắt nhất 05 năm ở các xã (xóm, thôn, bản) ĐBKK; hạnh kiểm 4 năm cuối của cấp tiểu học (lớp 2, 3, 4, 5) xếp loại: thực hiện đầy đủ; học lực 4 năm cuối cấp tiểu học xếp loại khá trở lên, trong đó có ắt nhất 01 năm xếp loại giỏi (hoặc: học lực của 4 năm cuối cấp tiểu học đạt loại giỏi hoặc khá nhưng đạt HSG cấp tỉnh về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bao gồm cả thi tiếng Anh và giải toán qua mạng năm học lớp 5). Có một lưu ý, đó là HS đã có anh, chị, em ruột vào học nội trú của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, hệ nội trú của trường THPT Bình Yên thì không thuộc đối tượng tuyển sinh nội trú. Các trường nội trú cấp THCS của tỉnh Thái Nguyên không áp dụng tuyển đối tượng HS người dân tộc Kinh.

Tuổi tuyển sinh được thực hiện theo Điều 1, Quyết định 24/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thứ tự ưu tiên sẽ được xét theo trình tự sau: con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng, con người có công với nước, con mồ côi cả cha lẫn mẹ, HS đạt giải trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh (bao gồm cả thi tiếng Anh và giải Toán qua mạng năm học lớp 5), HS có năng khiếu đặc biệt về thể dục thể thao, văn nghệ được cấp giấy chứng nhận từ cấp tỉnh trở lên, HS người DTTS ắt người hơn, HS có kết quả học tập cao hơn.

Sau khi nhận được công văn của UBND huyện gửi xuống, phòng GD&ĐT các huyện sẽ giao cho hiệu trưởng các trường THCS thuộc các xã (xóm, bản) ĐBKK trong huyện chủ trì phối hợp với hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn thông báo rộng rãi kế hoạch tuyển sinh đến toàn thể HS và phụ huynh HS để mọi người được biết và đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra để xin xét tuyển. UBND các xã (thôn, bản) ĐBKK niêm yết công khai hướng dẫ tuyển sinh, thông báo rộng rãi đến các thôn, xóm để nhân dân được biết, sau đó thành lập hội đồng sơ tuyển, họp sơ tuyển tại xã, lập danh sách HS theo dự kiến thứ tự ưu tiên. Các xã nộp danh sách, biên bản sơ tuyển cùng với hồ sơ HS (gồm tất cả hồ sơ xin xét tuyển trong xã) về

phòng GD&ĐT huyện. Phòng GD&ĐT huyện sẽ thu và tổng hợp hồ sơ của các xã, phối hợp với phòng nội vụ tham mưu cho UBND huyện thành lập Hội đồng tuyển sinh của huyện để tiến hành xét tuyển theo chỉ tiêu được phân bổ cho từng xã.

Công tác tuyển sinh của các trường luôn được thực hiện một cách minh bạch, công khai và đúng theo văn bản hướng dẫn. Nhờ vậy, những HS được trúng tuyển vào trường đều là những em đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra và có đạo đức, sức khỏe, học lực tốt.

Một phần của tài liệu Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)