6. Bố cục của luận văn
1.4.1. Lịch sử hình thành
Để nâng cao dân trắ, đào tạo nhân tài cho đất nước, sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là Ộquốc sách hàng đầuỢ. Chăm lo sự nghiệp giáo dục, các nhà lãnh đạo rất coi trọng và đặt cao vai trò của cán bộ địa phương, cán bộ người DTTS trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc ắt người nói riêng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở những vùng cao , vùng sâu, vùng khó khăn , đội ngũ cán bộ người DTTS còn thiếu
nghiêm trọng , nhất là đội ngũ có trình độ cao . Để giải quyết vấn đề đó , hệ thống trường PTDTNT đã ra đời. Loại hình trường PTDTNT được hình thành từ những cơ sở ban đầu như : trường Sư pha ̣m Miền núi Trung ương , trường Bổ túc văn hóa , trường Phổ thông Thiếu niên dân tô ̣c , trường Thiếu nhi rẻo cao Viê ̣t Bắc , trường Thanh niên lao đô ̣ng Xã hội Chủ nghĩa Hòa Bình, trường Học sinh miền NamẦ
Ngày 29 - 6 - 1985, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 661/GDĐT, ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, từ đó có tên gọi thống nhất trong cả nước là ỘTrường phổ thông dân tộc nội trúỢ. Ngày 14 - 8 - 1997, Bộ GD&ĐT đã thay thế Quyết định số 661 bằng Quyết định số 2590/GDĐT
Về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú. Từ đây, trường PTDTNT có mạng lưới từ Trung ương đến địa phương, trở thành một hệ thống trường phổ thông chuyên biệt, đặc thù của vùng miền núi, vùng DTTS. Đến năm 1998, tổ chức và hoạt động của hệ thống trường PTDTNT đã được luật hóa, với các quy định tại điều 56 của Luật Giáo dục (và điều 61 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, năm 2005).
Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
do Bộ GD&ĐT ban hành, hệ thống trường PTDTNT gồm 2 cấp: trường cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc và trường cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK (62 huyện nghèo thuộc Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo do Chắnh phủ ban hành), UBND cấp tỉnh có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT, Bộ GD&ĐT có thể giao cho trường PTDTNT trực thuộc Bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS.
Đến năm học 2007 - 2008, các trường PTDTNT đã có ở 47 tỉnh và 2 thành phố (Hà Nội, Hồ Chắ Minh), với 280 trường, 85.880 HS [47, tr.2], trong đó:
Do Trung ương quản lý: Gồm 7 trường, trong đó 03 trường do Bộ GD&ĐT quản lý (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Thái Nguyên, Trường Hữu nghị 80 và Trường Bổ túc Văn hóa Hữu nghị - Sơn Tây, Hà Nội); 04 trường Thiếu sinh quân do Bộ Quốc phòng quản lý (theo Quyết định của Thủ tướng Chắnh phủ). Trong các trường của Trung ương, có trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được giao thêm các nhiệm vụ: đào tạo hệ Dự bị đại học (tuyển đối tượng là HS trường PTDTNT không đạt điểm chuẩn tuyển thẳng vào các trường cao đẳng, đại học); thực hiện chương trình đào tạo riêng cho HS của một số DTTS đặc biệt ắt người (Lự, Ngái, Mảng, Si La, La Hủ...). Trường Hữu nghị 80 còn được giao nhiệm vụ quốc tế, đào tạo cán bộ giúp hai nước bạn Lào, Campuchia. Bộ công an còn có 03 trường Thiếu sinh quân đào tạo HS các DTTS (giống như các trường PTDTNT).
Do địa phương quản lý: Đến năm học 2007 - 2008 có 273 trường, với 82.494 HS; trong đó: cấp tỉnh có 47 trường THPT với 17.494 học sinh THPT; cấp huyện có 226 trường THCS, với 65.000 HS. Hiện nay, các trường PTDTNT thuộc địa phương quản lý gồm hệ THPT ở cấp tỉnh, trực thuộc Sở GD&ĐT (mỗi tỉnh có 01 trường, quy mô từ 200 đến 650 HS) và hệ THCS ở cấp huyện, trực thuộc phòng GD&ĐT (đa số mỗi huyện có 01 trường, một số huyện có 02 trường).
HS trường PTDTNT được hưởng chế độ giáo dục toàn diện, học văn hóa, dạy nghề, rèn luyện đạo đức, tác phong trong môi trường nội trú. Ngoài việc được đầu tư CSVC, thiết bị như các trường THCS, THPT theo quy định đối với trường chuẩn Quốc gia, trường PTDTNT còn được đầu tư khu nhà ở nội trú, nhà ăn cho HS, nhà công vụ cho GV, nhà sinh hoạt, giáo dục văn hoá dân tộc với các thiết bị kèm theo và phòng học, thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Các em sẽ là nguồn cán bộ tương lai cho địa phương mình, là những GV, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ làm giàu đẹp quê hương.
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là của UBND các tỉnh, các Sở GD&ĐT, các tỉnh đang hoàn thiện hệ thống trường PTDTNT, đảm bảo nhu cầu dạy và học cho con em đồng bào dân tộc ắt người, vùng sâu, vùng ĐBKK. Cho đến nay tất cả các DTTS đều có con em theo học tại trường PTDTNT. Một số dân
tộc đặc biệt ắt người (Lự, Ngái, Mảng, La Hủ, Si La...) đã được tổ chức đào tạo riêng tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc từ năm học 2005 - 2006. Với mạng lưới trải rộng từ Trung ương đến địa phương, mô hình trường PTDTNT đã trở thành một hệ thống trường phổ thông chuyên biệt, đặc thù của vùng miền núi, vùng dân tộc.