Vai trò của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số và yêu cầu đổi mới việc

Một phần của tài liệu Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.Vai trò của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số và yêu cầu đổi mới việc

việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc là không đồng đều, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và những phong tục tập quán cũng không giống nhau. Các DTTS ở nước ta đa phần sinh sống ở những vùng miền núi, hải đảo, biến giới sâu xa. Đây là những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to

lớn mà trước hết là tiềm lực tài nguyên rừng và khoáng sản, nhưng lại chưa được khai thác và phát huy đúng mức. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước như điều hòa khắ hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ. Đặc biệt, hiện nay sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên của con người làm cho môi trường và nguồn nước đang đứng trước những đe dọa nghiêm trọng thì việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Khu vực miền núi, biên giới còn có vị trắ chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, đã được thực tế lịch sử đã khẳng định từ xa xưa. Các thế lực thù địch bên ngoài thường sử dụng địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo để xâm nhập tiến tới phá hoại đất nước ta, vì thế bảo vệ tốt khu vực này là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng chống giặc ngoại xâm và trong cả cuộc cách mạng xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc các nước láng giềng, nên cũng có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa ở hai bên biên giới. Bởi vậy các chắnh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không chỉ vì lợi ắch của các DTTS mà còn vì lợi ắch của cả nước, không chỉ vì đối nội mà còn vì đối ngoại, không chỉ vì kinh tế - xã hội mà cả về chắnh trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, nhất là trong giai đoạn mở cửa hội nhập với thế giới ngày nay.

Từ những lắ do kể trên, có thể nói rằng, sự đóng góp của các DTTS giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bởi thế, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng DTTS và miền núi là một trong những nhiệm vụ quốc sách hàng đầu. Cũng nhận thức rõ vai trò của NNL DTTS, là những lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho bản thân cộng đồng các DTT, Đảng và Nhà nước đã xác định điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội các vùng DTTS là phải phát triển NNL DTTS. Nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ DTTS vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực thì mọi chắnh sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước không thể đi vào cuộc sống, không thể phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi thực hiện công tác đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, chắnh trị, văn hóa, giáo dục ở các cùng DTTS và miền núi. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều điều chưa làm được hoặc chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Cụ thể như: tình trạng du canh du cư vẫn chưa được khắc phục, đời sống kinh tế và văn hóa của đồng bào còn thấp, nghèo đói vẫn còn trên diện rộng, sinh hoạt văn hóa thiếu thốn, tỷ lệ số người mù chữ còn nhiều, một số hủ tục còn chưa được xóa bỏẦ Ở một số vùng DTTS và miền núi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực thù địch còn ra sức thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình do lợi dụng địa hình phức tạp, rộng lớn và trình độ dân trắ thấp của nhân dân các DTTS. Nhìn chung, những tiến bộ đạt được có thể nói còn nhỏ bé so với khả năng cũng như yêu cầu phát triển của bản thân những vùng DTTS miền núi.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì phải thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kĩ thuật, nghĩa là NNL phải được đào tạo có chất lượng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động có chất lượng cao hay không. Do vậy, con đường duy nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay là phải đầu tư để phát triển NNL. Phát huy nguồn lực lao động DTTS, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lắ NNL này đầu tiên là để phát triển chắnh những vùng sâu xa, vùng DTTS. Chỉ có trên cơ sở phát triển mạnh NNL các DTTS, chúng ta mới có được các thế hệ cán bộ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, bổ sung vào các chức danh lãnh đạo quản lý của hệ thống chắnh trị các cấp và bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS ở các địa phương. Từ đó mà tạo thành nguồn lực tổng hợp thúc đẩy sự phát triển chung của cả đất nước.

3.2. Công tác tuyển sinh, dạy nghề và hƣớng nghiệp

3.2.1. Công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của các trường PTDTNT trên cả nước nói chung được nhà nước quy

định trong Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông

(ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể như sau:

Công tác tuyển sinh của trường PTDTNT Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên có quy định cụ thể trong văn bản được gửi đến trường hàng năm, đảm bảo trường tuyển sinh đúng đối tượng, đúng vùng tuyển, đủ chỉ tiêu được phê duyệt, ưu tiên tuyển sinh đối với các dân tộc rất ắt người.

Phương án tuyển sinh vào lớp 10 những năm học gần đây được Sở GD&ĐT đưa ra cho nhà trường cũng như các trường THPT trên địa bàn (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên) vẫn là thi tuyển kết hợp với xét tuyển. HS sẽ thi viết 2 môn Ngữ văn và Toán. Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9. Hệ số điểm bài thi 2 môn nhân hệ số 2. Ngoài điểm thi 2 môn nêu trên là điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện, điểm cộng nếu đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh, cấp quốc gia các môn văn hóa, thể thao, văn nghệẦ trong 4 năm THCS hoặc là con em đối tượng chắnh sách. Điểm xét tuyển là tổng điểm của 2 bài thi tắnh theo hệ số, tổng số điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện 4 năm ở THCS.

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường PTDTNT Thái Nguyên như sau: đã tốt nghiệp THCS; có học lực từ khá trở lên; cư trú và học tập cấp 2 ở các xã, thôn, bản có điều kiện ĐBKK (theo Quyết định 164 của Thủ tướng Chắnh phủ). Bất kì dân tộc gì đều có quyền nộp hồ sơ dự thi, miễn là đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, kể cả dân tộc Kinh (riêng dân tộc Kinh số lượng được tuyển sẽ không quá 5% trên tổng chỉ tiêu). Thường thường, HS dự tuyển vào trường cũng chắnh là những HS học tại các trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai và hệ nội trú của trường THPT Bình Yên. Đặc biệt, còn có thêm một yêu cầu nữa là gia đình HS phải chưa có anh (chị) hoặc em đang học tại các trường PTDTNT.

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của trường PTDTNT Thái Nguyên trong văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định là 120 em, trong đó có 60 chỉ tiêu lấy điểm từ cao xuống thấp, 60 chỉ tiêu còn lại được phân bổ cho các địa phương trong tỉnh như sau: Võ Nhai và Đại Từ mỗi huyện 13 em, Định Hóa: 20 em, Phú Lương: 4 em, Đồng Hỷ: 3 em, các huyện còn lại tổng cộng là 7 em. Sở GD&ĐT tỉnh sẽ căn cứ theo điều kiện của từng huyện trong tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cho mỗi huyện sao cho hợp lý. Hội đồng tuyển sinh khi xét các chỉ tiêu ở mỗi huyện cũng căn cứ theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Đối với những HS thuộc diện dân tộc rất ắt người (như: Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) nếu dự tuyển không đạt vào trường sẽ được tuyển thẳng vào các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên).

Về quy trình tuyển sinh, hàng năm, Sở GD&ĐT giao chỉ tiêu cho trường, trường tổ chức tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh phê duyệt, thông báo danh sách trúng tuyển. Trường căn cứ danh sách trúng tuyển, gửi thông báo nhập học. Phương thức tuyển sinh của trường được thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-BGD&ĐT

Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông, ngày 5 - 4 - 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

So với mặt bằng chung của cả tỉnh thì chất lượng đầu vào của trường PTDTNT Thái Nguyên nằm trong nhóm có chất lượng cao. Điểm đầu vào của trường chỉ kém các trường có chất lượng đào tạo hàng đầu của tỉnh như trường THPT chuyên Thái Nguyên, trường THPT Chu Văn An và trường THPT Lương Ngọc Quyến. Đây là một trong những lợi thế mang tắnh tiền đề để trường đạt được những thành tắch cao trong công tác dạy và học. Và quan trọng hơn, với những thành tắch đó, trường đã có thể xóa bỏ những định kiến của xã hội khi cho rằng các trường PTDTNT với đặc thù HS là người DTTS thường có chất lượng và kết quả học tập kém hơn các trường thông thường.

Công tác tuyển sinh của các trường PTDTNT cấp THCS

Các trường cấp THCS có sự khác biệt so với cấp THPT trong công tác tuyển sinh, đó là áp dụng phương thức xét tuyển chứ không phải thi tuyển. Sở GD&ĐT

tỉnh Thái Nguyên sẽ đưa chỉ tiêu về huyện Võ Nhai và Định Hóa để các huyện thực hiện công tác xét tuyển (vài năm gần đây chỉ tiêu thường là 60 HS).

Đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau: là người DTTS; bản thân và gia đình có hộ khẩu thường trú ắt nhất 05 năm ở các xã (xóm, thôn, bản) ĐBKK; hạnh kiểm 4 năm cuối của cấp tiểu học (lớp 2, 3, 4, 5) xếp loại: thực hiện đầy đủ; học lực 4 năm cuối cấp tiểu học xếp loại khá trở lên, trong đó có ắt nhất 01 năm xếp loại giỏi (hoặc: học lực của 4 năm cuối cấp tiểu học đạt loại giỏi hoặc khá nhưng đạt HSG cấp tỉnh về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bao gồm cả thi tiếng Anh và giải toán qua mạng năm học lớp 5). Có một lưu ý, đó là HS đã có anh, chị, em ruột vào học nội trú của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, hệ nội trú của trường THPT Bình Yên thì không thuộc đối tượng tuyển sinh nội trú. Các trường nội trú cấp THCS của tỉnh Thái Nguyên không áp dụng tuyển đối tượng HS người dân tộc Kinh.

Tuổi tuyển sinh được thực hiện theo Điều 1, Quyết định 24/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thứ tự ưu tiên sẽ được xét theo trình tự sau: con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng, con người có công với nước, con mồ côi cả cha lẫn mẹ, HS đạt giải trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh (bao gồm cả thi tiếng Anh và giải Toán qua mạng năm học lớp 5), HS có năng khiếu đặc biệt về thể dục thể thao, văn nghệ được cấp giấy chứng nhận từ cấp tỉnh trở lên, HS người DTTS ắt người hơn, HS có kết quả học tập cao hơn.

Sau khi nhận được công văn của UBND huyện gửi xuống, phòng GD&ĐT các huyện sẽ giao cho hiệu trưởng các trường THCS thuộc các xã (xóm, bản) ĐBKK trong huyện chủ trì phối hợp với hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn thông báo rộng rãi kế hoạch tuyển sinh đến toàn thể HS và phụ huynh HS để mọi người được biết và đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra để xin xét tuyển. UBND các xã (thôn, bản) ĐBKK niêm yết công khai hướng dẫ tuyển sinh, thông báo rộng rãi đến các thôn, xóm để nhân dân được biết, sau đó thành lập hội đồng sơ tuyển, họp sơ tuyển tại xã, lập danh sách HS theo dự kiến thứ tự ưu tiên. Các xã nộp danh sách, biên bản sơ tuyển cùng với hồ sơ HS (gồm tất cả hồ sơ xin xét tuyển trong xã) về

phòng GD&ĐT huyện. Phòng GD&ĐT huyện sẽ thu và tổng hợp hồ sơ của các xã, phối hợp với phòng nội vụ tham mưu cho UBND huyện thành lập Hội đồng tuyển sinh của huyện để tiến hành xét tuyển theo chỉ tiêu được phân bổ cho từng xã.

Công tác tuyển sinh của các trường luôn được thực hiện một cách minh bạch, công khai và đúng theo văn bản hướng dẫn. Nhờ vậy, những HS được trúng tuyển vào trường đều là những em đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra và có đạo đức, sức khỏe, học lực tốt.

3.2.2. Công tác dạy nghề và hướng nghiệp

Bên cạnh việc dạy học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường phổ thông nói chung đến nay trên địa bàn cả nước được ngành giáo dục rất coi trọng, với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho HS. Luật Giáo dục năm 2005 quy định về mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông như sau: ỘGiáo dục trung học phổ thông giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao độngỢ. Với đặc thù HS là con em các DTTS đến từ các xã vùng sâu vùng xa, vùng ĐBKK nên hiểu biết về xã hội còn hạn chế thì hoạt động này lại càng quan trọng và cần thiết vì qua các hoạt động đó HS được mở rộng thêm kiến thức về xã hội, về các mối quan hệ và biết cách ứng xử phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theoquy định của Bộ GD&ĐT, các trường phổ thông phải tổ chức bố trắ cho các HS được quyền tự do lựa chọn việc học và nghề học mà các em yêu thắch. Theo đó, các em có thể chọn học một trong số mười một nghề khác nhau như điện, tin học, may, nấu ănẦ Nhưng hiện tại trong các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên chỉ áp dụng giảng dạy một nghề duy nhất cho HS là Tin học. Việc làm này đã đáp ứng yêu cầu và xu thế hiện đại, khi mà CNTT và internet trở nên phổ biến rộng rãi và phương pháp dạy học bằng bài giảng điện tử trở thành một phương pháp tân tiến. Các em HS được làm quen và thực hành được những thao tác cơ bản trên máy tắnh, thuận tiện cho việc học tập và tiếp cận với tri thức nhân loại.

Công tác hướng nghiệp đã được trường PTDTNT Thái Nguyên triển khai đầy đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó cung cấp cho HS những thông tin cần thiết để có cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đối với HS lớp 10, GV sẽ giúp HS hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên, ý chắ lập thân và một số ngành nghề cụ thể. Ở lớp 11, HS xác định đúng năng lực, sở thắch, được cung cấp kiến thức về nhóm ngành dịch vụ, khoa học - kĩ thuật, y tế, quân đội... Lớp 12, HS có khả năng xác định khối thi, ngành thi, trường thi, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn, yêu cầu và đặc thù của một số công việc. Giờ học hướng nghiệp lúc này thực sự trở thành nơi gặp

Một phần của tài liệu Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 57)