Nguyên nhân lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 67)

9- Phạm vi nghiên cứu

2.3 Nguyên nhân lao động trẻ em

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến lao động trẻ em, mỗi yếu tố có vai trò và mức độ tác động khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự tăng trưởng kinh tế đã mang lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng xã hội, trong đó có trẻ em. Trẻ em được hưởng lợi từ các kết quả giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục...Nhưng những khó khăn, thách thức khi nước ta tham gia sâu rộng hơn vào các quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như: chênh lệch mức sống, sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư trong xã hội; sự biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình; những khó khăn về kinh tế của một bộ phận các gia đình dẫn đến sao nhãng, bỏ mặc trẻ em là điều kiện thuận lợi cho việc

nảy sinh các hành vi ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em và tình trạng sử dụng ma túy, vi phạm pháp luật của trẻ em; một số vấn đề kinh tế - xã hội khác cũng dẫn đến gia tăng áp lực tâm lý trong đời sống gia đình và xã hội, dẫn đến các sang chấn tâm lý và hành vi "lệch chuẩn" ở trẻ em và người lớn và dẫn đến trẻ em có nguy cơ cao bị bỏ rơi, đi lang thang, lao động kiếm sống hoặc phải đi làm việc xa gia đình.

Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa

được coi trọng: kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha

mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và nhiều khả năng bị dụ dỗ, lừa gạt dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc bị xâm hại. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm của một số gia đình cũng tạo ra sự mất an toàn cho trẻ em ngay trong chính gia đình của mình.

Việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trong các trường học, cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức: sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

trong việc quản lý, giáo dục học sinh chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, tổ chức hoạt động của các tổ chức Đoàn, Đội chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy, thậm chí liên quan đến các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy, cờ bạc … vẫn chưa được phát hiện kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp kỷ luật của nhà trường nhiều khi cứng nhắc, chưa tôn trọng nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, thậm chí một số giáo viên đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em như thầy giáo hiếp dâm học sinh, giáo viên áp dụng các hình phạt khi học sinh chưa ngoan như đánh, phạt phơi nắng, phạt hít đất…

Môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá thông tin còn bất cập trước sự xuất hiện của những ấn phẩm, internet, phim ảnh ngoài

luồng có tính chất bạo lực, khiêu dâm… cùng với các hiện tượng tiêu cực khác ngoài xã hội đã tác động mạnh đến tư tưởng, lối sống của trẻ em; nhiều em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ em một môi trường thân thiện, với các điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu chưa được quan tâm đúng mức, nhà văn hóa, sân chơi cho trẻ em ngày càng bị thu hẹp…cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các sức ép tâm lý xã hội của người dân và của trẻ em không được giải toả, gây ra tình trạng bạo lực trẻ em và vi phạm pháp luật của trẻ em. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”, phong trào “nói lời hay làm việc tốt”, phong trào “xây dựng gia đình văn hóa”… còn nặng về hình thức, chưa tạo ra khí thế thi đua, tác động mạnh đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách của trẻ em.

Sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ chiếm tỉ lệ lớn công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, buộc họ phải sử dụng lao động rẻ, lao động không qua huấn luyện, lao động trẻ em, ... Tăng trưởng kinh tế của sẽ tạo việc làm nhiều hơn và tạo lực thu hút lao động, trẻ em không có tay nghề và cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh do đó các em khéo léo hơn người lớn trong vài công đoạn của các sản phẩm nhỏ bé như gấp đồ, nhặt chỉ, trải vải, ... (một trong những công đoạn của nghề may mặc). Bên cạnh đó khu vực quốc doanh dần dần thu hẹp và thay thế vào đó là khu vực ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực này rất linh động, nhất là khu vực kinh tế cá thể và gia đình, trong việc thu nhận lao động nên rất hấp dẫn trẻ em có nhu cầu tìm việc làm.

Mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh cao, buộc các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh tăng cường khai thác lao động trẻ em: Nền kinh tế duy trì

tăng trưởng ở tốc độ cao từ 7,08% năm 2002 lên 8,48% năm 2007. GDP bình quân giai đoạn 2002-2007 đạt khoảng 7,7%/năm. Tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tốc độ tăng nhanh dân số giúp cải thiện đáng kể thu nhập đầu người hàng năm từ 440 đô la Mỹ năm 2002 lên 1.100 đô la Mỹ năm 2011. Tuy đạt được những thành tựu đáng kể,

song tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chưa đồng đều, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những bất cập trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia công hoặc thuê mướn nhân công với chi phí thấp trong đó có lạm dụng lao động trẻ em ở những công đoạn lao động giản đơn nhằm tận thu lợi nhuận để đạt lợi thế cạnh tranh cao.

Đói nghèo: được xem là nguyên nhân chính dẫn đến lao động trẻ em. Những gia đình nghèo đã không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho con em mình, nguồn thu nhập của gia đình từ lao động của cha mẹ và các thành viên khác trong hộ không đủ để trang trải cho cuộc sống vì vậy trẻ em bằng cách này hay cách khác đã tham gia vào lao động để góp phần trang trải cho cuộc sống của gia đình, trong đó có cuộc sống của bản thân các em. Nếu không được bảo vệ các em có nguy cơ bị rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt như: bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực và bóc lột.

Vì nghèo đói, vì kinh tế là nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân nói chung, nhưng biểu hiện cụ thể của nguyên nhân này trong từng gia đình, từng vùng miền cũng rất đa dạng và cũng rất khác nhau. Môi trường sống của các em cũng có tác động rất quan trọng. Ví dụ như trẻ em di cư cùng cha mẹ từ nông thôn ra đô thị sống ở các xóm chài, xóm lều, xóm bãi rác, xóm nghĩa địa…trẻ em sống trong các làng nghề truyền thống hoặc các ngành nghề khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; trẻ em trong những gia đình có hoàn cảnh éo le, đặc biệt khó khăn…

Theo số liệu điều tra 100 lao động trẻ em quận Hà Đông thì có tới 79% trẻ em lao động từ các hoạt động như: giúp việc gia đình, làm thuê tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trẻ em lang thang… Đa phần trẻ em lao động sống trong những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện sống nghèo nàn, không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ, các em không có điều kiện tiếp tục đi học phải nghỉ học tự đi ra thành phố kiếm sống để phụ giúp gia đình hay đi theo cha mẹ làm ăn kiếm sống ở thành phố.

Cũng theo kết quả điều tra 100 lao động trẻ em năm tại quận Hà Đông cho thấy có tới 72% trẻ em bỏ học vì gia đình khó khăn, không đủ tiền chi phí lý do phải tham gia lao động giúp cho mẹ, gần 5% trẻ bỏ học vì lý do học lực yếu và chỉ có 2% trẻ em bỏ học vì nguyên nhân do mâu thuẫn với bạn bè.

“Em làm thuê cho quán cơm được 2 năm rồi, cũng chỉ vì điều kiện nhà em

nghèo nên em phải nghỉ học để đi kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Dưới em còn 2 em đang độ tuổi đi học, bố mẹ cũng không muốn cho em nghỉ nhưng em thương bố mẹ vất vả vừa kiếm đủ cái ăn lại phải nuôi ba chị em ăn học nên em quyết định nghỉ học kiếm tiền phụ giúp cha mẹ nuôi 2 em ăn học. Em cũng tích cóp một ít tiền nay mai em đi học nghề gì đó chị ạ. (Em gái, 15 tuổi, quê ở Thanh Hóa)”.

Còn 21% lao động trẻ em phụ giúp cha mẹ làm kinh tế quận Hà Đông đều đang đi học, hầu hết các em đều sống trong gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình hoặc khá giả nhưng do đặc trưng làng nghề mang tính chất kinh tế hộ gia đình nên ngoài thời gian học ở trường, các em phải tham gia vào phụ giúp làm các công việc phụ giúp cha mẹ.

Tình trạng di dân: Một bộ phận phận trẻ em buộc phải di cư theo gia đình

đến các thành phố lớn tìm kiếm việc làm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và mất đất sản xuất của những hộ gia đình sống ở các vùng ven đô thị. Theo số liệu điều tra 100 lao động trẻ em trên địa bàn quận Hà Đông, với đối tượng lao động trẻ em lang thang kiếm sống thì điều này thể hiện rõ rệt nhất. Chỉ có 5 trường hợp trẻ em lang thang kiếm sống trên tổng số 100 lao động trẻ em được điều tra, nhưng cả 5 em đều theo cha mẹ ra ở thuê trọ cùng với gia đình làm ăn, bố mẹ các em thì làm xe ôm, bán trà đá… xung quanh khu vực hồ Văn Quán còn các em đều đã nghỉ học làm các công việc như: bán hàng rong, đánh giày…

Biến cố trong gia đình: Một bộ phận lao động trẻ em khác tham gia lao động

do những biến cố lớn của một số gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn hoặc do mải miết làm giàu, bị hút theo những ma lực khác nên bỏ mặc con cái ... ), nhóm này tập trung nhiều ở lao động trẻ em tự làm (trẻ em lang thang kiếm sống)

Học vấn của cha và mẹ thấp: Trình độ học vấn của cả người bố lẫn người mẹ

đều cho thấy có liên quan đến tình trạng trẻ em lao động. Học vấn thấp phổ biến rơi vào cha mẹ các gia đình sống ở vùng nông thôn, nhất là khu vực miền núi; nhiều ông bố bà mẹ còn cho rằng con cái học rồi cũng chẳng để làm gì, đi làm kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ; kết hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình không phải là khá giả, họ sẵn sàng cho con nghỉ học đi làm thuê, hoặc di cư cùng gia đình ra các đô thị kiếm sống. Cũng có những ông bố bà mẹ học vấn thấp, thấy con học kém, chán học, không những em không động viên con cái gắng sức học hành mà cũng để mặc cho đến khi con bỏ học cũng không tham gia để con đi theo mình làm việc.

Để khẳng định nhận định này chúng tôi đã trao đổi với một số lao động trẻ em về vấn đề này và được biết: “Em 17 tuổi, em ở Nam Định, em đi làm được 2

năm rồi, bố mẹ em không muốn cho em đi học vì nhà em không có điều kiện. Bố mẹ bảo đi làm kiếm tiền phụ giúp cho bố mẹ và tiết kiệm để nay mai đi lấy chồng. (Em gái, làm ở quán cơm) ”.

“Em đi theo bố mẹ ra đây được 1 năm rồi ạ, khi ra đây là bố mẹ quyết định

cho em nghỉ học chứ em rất muốn được đi học. Nhưng do gia đình em nghèo không đủ tiền ăn chứ nói gì đến học hành đến nơi đến chốn. Em tính đi làm rồi sau này em muốn đi học nghề ạ. (Em gái, 17 tuổi quê Thái Bình)”.

Học kém, chán học, bỏ học : Tình trạng học kém, chán học, thích đua đòi

cùng bạn bè cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ em tham gia hoạt động kinh tế; tuy nguyên nhân này không nhiều, chỉ chiếm 1 % trong cuộc khảo sát nhưng thực tế tình trạng học kém, chán học rồi bỏ học hiện này không chỉ diễn ra đối với trẻ em vùng nông thôn mà nó diễn ra cả với trẻ em khu vực đô thị.

Thiếu hiểu biết: Một bộ phận dân cư nông thôn do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết

về điều kiện làm việc, về nguy cơ tiềm ẩn của việc trẻ em tham gia lao động, vì ngộ nhận vào việc “dễ kiếm tiền ở thành phố” đã sẵn sàng để con em bỏ học đi làm kiếm tiền.

“Em giờ cũng lớn rồi nên đi lên thành phố làm việc bố mẹ cũng rất yên tâm,

nào lấy lương em cũng xin phép nghỉ một hai ngày về quê rồi lại lên làm việc. (Em gái,17 tuổi, làm quan cắt tóc gội đầu)”.

Trên thực tế còn nhiều nguyên nhân khác, song đa phần trẻ em tham gia hoạt động kinh tế vẫn xuất phát từ nguyên nhân kinh tế, nhận thức, học vấn của cha mẹ thấp và sự cộng hưởng của nguyên nhân trẻ em học kém, chán học, bỏ học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)