9- Phạm vi nghiên cứu
2.5.2 Hiểu biết của cộng đồng về quyền và những quy định luật pháp về lao
lượng học tập cũng vì thế mà giảm đi.
Phần đông nhiều người lớn khác trong cộng đồng cho rằng, trẻ em nên tham gia lao động để giúp đỡ thêm gia đình nhưng làm những công phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và thời gian làm việc trong mỗi ngày cần phù hợp. Việc trẻ em tham gia lao động không những chỉ có ích cho gia đình trong việc tạo thu nhập mà còn có ích cho trẻ trong việc phát triển thể chất và hình thành nhân cách, cũng như giúp em hiểu được rằng bố mẹ chúng phải vất vả như thế nào để nuôi chúng ăn học, qua đó để hy vọng đứa trẻ sẽ ngoan hơn, có ý thức hơn trong việc học tập. Nhóm có quan điểm này có số lượng chiếm đa phần trong công đồng
Ngoài ra, có những ý kiến cho rằng vấn đề lao động trẻ em là bình thường, thậm chí cho rằng trẻ em cũng cần phải có tiền để sống, việc các em tham gia lao động là để kiếm tiền nuôi sống bản thân cũng như trách nhiệm của trẻ trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình; thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng trẻ con có nhiều lợi thế hơn so với người lớn trong việc kiếm tiền từ các công việc đi bán vé số, đánh giầy, bán hàng lưu niệm,…Nhóm người có quan điểm này tập trung nhiều vào những người nghèo, những người có trình độ học vấn thấp trong cộng đồng; tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp những người có trình độ học vấn cao, có điều kiện kinh tế trong xã hội, những người có lao động trẻ em là một loại hình lao động có chi phí thấp, dễ sử dụng.
2.5.2 Hiểu biết của cộng đồng về quyền và những quy định luật pháp về lao động trẻ em động trẻ em
Khi được hỏi về quyền của trẻ em cũng như các quy định luật pháp có liên quan, thì số đông những người dân chỉ hiểu biết một cách chung chung, hoặc rất đơn giản theo bản năng về các quyền trẻ em như: sinh con ra thì bố mẹ phải nuôi
nấng và chăm sóc, phải cố gắng cho con được ăn học bằng bạn bằng bè; nhà nào có điều kiện kinh tế thì đứa trẻ được nuôi tốt hơn, cho ăn uống đầy đủ, vui chơi, còn nhà nghèo thì trẻ con cũng phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình. Hoặc trẻ con bị mắng, đánh khi mắc lỗi, khi trẻ hư, hay làm hỏng đồ vật,… là bình thường và chỉ như vậy thì con cái mới nên người. Còn khi hỏi về trẻ em lao động thì hiểu biết của họ về những quy định, luật pháp về lao động trẻ em còn rất hạn chế là không nên sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, còn những công việc vừa sức với trẻ thì cho trẻ làm thì vừa tốt cho nhận thức của trẻ lại vừa tốt cho gia đình. Đó là những nhận định hết sức chung chung và đa phần những người này không ý thức được việc để trẻ em lao động sớm là vi phạm quyền trẻ em.
Đối với nhóm cán bộ, hiểu biết về quyền trẻ em và những quy định của pháp luật về lao động trẻ em nhìn chung tốt hơn rất nhiều so với những người dân, tuy nhiên tỷ lệ cán bộ có thể biết đầy đủ về quyền và phát luật về lao động trẻ em là thấp, số hiểu biết tương đối đầy đủ tập trung vào những cán bộ làm các công việc có liên quan đến công tác trẻ em (như cán bộ dân số, y tế, luật, lao động – thương binh xã hội, giáo dục), cán bộ lãnh đạo, còn lại đa phần họ cũng chỉ biết chung chung, khái quát về vần đề trẻ em, như: người lớn, cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy trẻ em đầy đủ, trẻ em phải được cho đi học; không được đánh trẻ em hoặc sử dụng những hình phạt thân thể trẻ em; không được bắt trẻ em làm việc nặng nhọc, độc hại hoặc các công việc có tính chất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nhìn chung nhận thức của công đồng về quyền trẻ em và lao động trẻ em còn hạn chế; mức độ nhận thức tốt hơn về vấn đề này tập trung vào tầng lớp cán bộ, viên chức và nhóm tầng lớp những người dân, những người có trình độ văn hoá càng cao thì nhận thức càng tốt hơn. Ngược lại nhận thức về vấn đề trẻ em bị hạn chế hơn ở những nhóm người thuộc diện hộ kinh tế khó khăn, những người có trình độ học vấn thấp, những cộng đồng dân cư thuộc các vùng sâu, vùng xa.
Đối với những người chủ sử dụng lao động tôi đã thực hiện một số phỏng vấn sâu đối với chủ sử dụng lao động có thuê trẻ em làm việc thì hiểu biết của họ về các vấn đề về quyền trẻ em, quy định luật pháp về lao động trẻ em. Họ thường lảng
tránh khi được đề cập đến và họ chia sẻ rằng các em làm việc ở đây là do các em tự đến xin làm và được trả lương xứng đáng với công sức của trẻ chứ họ không nghĩ là mình bóc lột hay lợi dụng sức lao động của trẻ em gì cả và với số tiến đó họ cũng có thể thuê được lao động người lớn.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM QUẬN HÀ ĐÔNG – TP HÀ NỘI
3.1. Các điều kiện và năng lực thực hiện việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em đã thực hiện ở Quận Hà Đông – Tp Hà Nội