Luật pháp Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 36)

9- Phạm vi nghiên cứu

1.3.2. Luật pháp Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em

Trẻ em ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa thành những quy định, điều khoản, chế tài trong các bộ luật, luật. Mặt khác, nhiều đề án, chính sách, chương trình hành động được ban hành có tính thực tiễn cao góp phần không nhỏ hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nói chung và trẻ em lao động nói riêng.

Có thể khẳng định rằng, từ trước khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các Công uớc 182 và Công ước 138, quan điểm và đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phù hợp với quan điểm của quốc tế về lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Ngày 23/01/1998 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ra Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Ngày 31/5/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống; trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và độc hại; trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị xâm hại tình dục.

Bộ luật Lao động bổ sung và sửa đổi năm 2012 quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Quy định đối với người lao động chưa thành niên (người lao động dưới 18 tuổi) theo nguyên

tắc không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; Người lao động chưa thành niên làm việc không quá 7 giờ/ngày và chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề công việc do pháp luật quy định. Vi phạm những quy định trên sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc hình sự.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Luật BVCSGDTE) năm 1991 và

được sửa đổi vào năm 2004 cũng đã có một điều nghiêm cấm hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại. Khoản 7, Điều 7 của Luật BVCS&GD trẻ em quy định: nghiêm cấm các hình vi “lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động”. Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong đó Điều 9 quy định lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.

Nghị định số: 144/2013/NĐ-CP ra ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về Bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Trong đó Điều 29 có quy định các hành vi, vi phạm quy định về cấm lạm dụng lao động trẻ em; sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng hóa, hàng giả, hàng trốn thuế, tiền tệ trái phép. Tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm mà bị phạt tiền từ 1.000.000đ đến 15.000.000đ. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cùng với việc nội luật hoá các quy định quốc tế, nhiều Chương trình quốc gia liên quan đến xóa bỏ lao động trẻ em đã và đang thực hiện như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em (2001-2010); Chương trình quốc gia ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều

kiện độc hại, nguy hiểm (2004-2010); Chương trình hành động quốc gia chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em (2004-2010) và gần đây nhất, là Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 1/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”, trong đó có lao động trẻ em…

Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 (gọi tắt là Chương trình 19) với mục tiêu: “Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em; ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.

Sau 6 năm triển khai và thực hiện Chương trình kết quả được đánh giá là chương trình này đã nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội địa phương, gia đình và bản thân trẻ em. Đặc biệt việc thực hiện các mô hình của Đề án 3 về “Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lao động trong nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm” được nhiều địa phương nhân rộng, từ đó nâng cao nhận thức của nhiều gia đình, cộng đồng trong việc phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.

Hàng năm, Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tập huấn về quy trình thanh tra, kiểm tra tình hình trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm vào chương trình đào tạo/tập huấn của Thanh tra Bộ, nhằm củng cố kiến thức cho cán bộ thanh tra địa phương chủ động triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về lao động trẻ em. Thanh tra Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng quy trình thanh tra. Thực tế cho thấy cần phải có một bộ máy cơ quan thanh tra chuyên trách thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật về BVCSTE nói chung và về lao động trẻ em nói riêng nhằm phòng ngừa và xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Ngày 09/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2463/TTg- QHQT về việc phê duyệt Dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình về xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất do ILO hỗ trợ. Dự án được triển khai tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam và Đồng Nai nhằm mục tiêu góp phần phòng ngừa và từng bước xóa bỏ hiện trạng lao động trẻ em thông qua việc hỗ trợ chương trình có thời hạn để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam.

Để thực hiện có hiệu quả công tác xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ xây dựng Chương trình Quốc gia về bảo vệ trẻ em, trong đó nội dung về xây dựng và nhân rộng mô hình can thiệp, trợ giúp trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ giai đoạn 2011-2015.

Việc nghiên cứu luật pháp về lao động trẻ em đang ngày càng được quan tâm. Nhằm tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động, giúp ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế, Việt Nam đang từng bước nghiên cứu sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)