Khái niệm lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 25)

9- Phạm vi nghiên cứu

1.1.2Khái niệm lao động trẻ em

Thuật ngữ lao động trẻ em đã được đề cập đến trong một số văn bản quy

phạm pháp luật (ví dụ, Điều 7 Luật BVCSGDTE có quy định nghiêm cấm hành vi

lạm dụng lao động trẻ em), nhưng chưa có một định nghĩa hay khái niệm cụ thể về

lao động trẻ em. Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các

năm 2002, 2006, sau đây viết tắt là BLLĐ) có quy định khái niệm lao động chưa

thành niên và định nghĩa lao động chưa thành niên là người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (Điều 119). Mặc dù vậy, quy định này hiện mới chỉ điều chỉnh các

quan hệ lao động ở khu vực kinh tế chính thức, trong khi lao động trẻ em diễn ra cả trong khu vực kinh tế phi chính thức và trong môi trường gia đình.

Theo Điều 120 Bộ Luật Lao Động: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTBXH quy định”. Điều 121 Bộ Luật Lao Động nêu rõ: “Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục nghề do Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế ban hành”.

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lao động trẻ em là khái niệm chỉ tất cả những công việc gây hại cho trẻ em về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức và cản trở việc học tập của trẻ em do lấy đi của các em cơ hội học tập, buộc các em phải nghỉ học sớm hoặc buộc các em phải kết hợp với làm việc nặng nhọc và/ hoặc trong nhiều giờ.

ILO đưa ra 3 căn cứ xác định lao động trẻ em, bao gồm:

- Độ tuổi tối thiểu mà các nước không được phép sử dụng trẻ em vào làm việc

- Giới hạn số giờ làm việc của trẻ em theo lứa tuổi

- Các điều kiện làm việc không được phép sử dụng trẻ em

Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em tham gia lao động đều là lao động trẻ em, trong trường hợp trẻ em tham gia làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, khả năng của trẻ em và thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, thì đó lại là nhân tố phát triển thể chất, năng lực tư duy và đời sống tình cảm của trẻ em.

Khái niệm lao động trẻ em sử dụng trong nghiên cứu:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng khái niệm lao động trẻ em là: trẻ em lao động từ 10 đến 17 tuổi tham gia vào những công việc không phù hợp với quy định của pháp luật về độ tuổi, thời gian làm việc và tính chất công việc.

Đồng thời sử dụng sơ đồ nhận dạng lao động trẻ em của TS. Nguyễn Hải Hữu để nhận dạng đối tượng lao động trẻ em.

1.1 Sơ đồ nhận dạng lao động trẻ em

(Nguồn: Sơ đồ nhận dạng lao động trẻ em.TS Nguyễn Hải Hữu) 1.1.3 Phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em

Phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em là một trong những hoạt động bảo vệ trẻ em, được hiểu là những hoạt động hướng đến đảm bảo cho trẻ em

Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế Trẻ em không

tham gia hoạt động kinh tế

Trẻ em tham gia HĐKT, không phải

LĐTE Trẻ em

LĐTE có nguy cơ làm trong các nghề thuộc nhóm

nghề bị cấm

Lao động trẻ em

LĐTE không có nguy cơ làm trong các nghề thuộc nhóm nghề bị cấm LĐTE có thời gian làm việc dƣới 42 giờ/tuần LĐTE có thời gian làm việc trên 42 giờ/tuần

được hưởng quyền và lợi ích của mình về cả yếu tố vật chất và tinh thần, giúp cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện. Các yếu tố liên quan đến bảo vệ trẻ em trong hoạt động phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em: như bảo vệ quyền, lợi ích trẻ em, bảo vệ thể chất, bảo vệ tâm sinh lý, bảo vệ chế độ chính sách dành cho trẻ em, bảo đảm cho trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển toàn diện.

Phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lao động có những đặc thù nhất định. Thứ nhất, đó là những hoạt động nghiên cứu, can thiệp và trợ giúp nhằm tìm ra những giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. Thứ hai, đối tượng thụ hưởng là những trẻ em có sự tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh sống, phải lao động kiếm sống. Thứ ba, hầu hết các em đều thiếu thốn không chỉ đời sống vật chất, tinh thần và tình yêu thương từ các thành viên trong gia đình.

Trong nghiên cứu, tác giả xem xét hoạt động phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em tại quận Hà Đông dựa trên nội dung chính: làm sao để trẻ em lao động được đảm bảo môi trường, điều kiện sống và làm việc an toàn, tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo điều kiện sống bao gồm các yếu tố như dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nơi ở, vui chơi, giải trí… góp phần phát triển về thể chất, trí tuệ, nhận thức và hòa nhập xã hội.

- Đảm bảo môi trường và điều kiện sống cho trẻ, đảm bảo quyền được học tập và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ, bao gồm các hoạt động hướng đến sự an toàn, thân thiện, lành mạnh tại địa bàn mà các em đang sinh sống và làm việc

- Các giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em đã, đang thực hiện như thế nào? Nghiên cứu các giải pháp, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hơn nữa để phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em.

1.2. Các lý thuyết tiếp cận

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là cái gì? Nhu cầu được cho là cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của một con người, một tổ chức hay bất kỳ thứ gì khác.

Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao.

Biểu 1.2. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

+ Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2). Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn tại bao

gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.

+ Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát triển (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín… Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện.

Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của trẻ em lao động quận Hà Đông – thành phố Hà Nội theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.

Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, chúng tôi còn tìm hiểu xem liệu các nhu cầu của cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại quận Hà Đông là gì và họ có được đáp ứng khi làm việc tại cơ quan mình không? Họ có nhưng nhu cầu gì để công tác bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em lao động tại Quận Hà Đông ngày một tốt hơn.

1.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố: hành vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống.

Sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành tố cùng tồn tại trong một môi trường sống. Những mối liên hệ này có tính hai chiều và phụ thuộc vào nhau.

Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.

Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố càng da dạng. Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến các thành tố khác và ngược lại. Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất.

Trong bảo vệ trẻ em, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên trẻ em. Lý thuyết hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh.

Trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, chúng tôi nhận thấy cơ quan bảo vệ trẻ em quận Hà Đông là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: nhân sự (cán bộ lãnh đạo, cán bộ trẻ em), trẻ em, đối tác, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính… Mặt khác, cơ quan bảo vệ trẻ em quận Hà Đông cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống bảo vệ bảo trẻ em rộng lớn hơn là cơ quan bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, thành phố, cấp trung ương. Ngoài ra, cơ quan bảo vệ trẻ em quận Hà Đông còn nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội.

Dưới cách nhìn nhận cơ quan bảo vệ trẻ em quận Hà Đông là một hệ thống và cũng là một tiểu hệ thống, khi tiến hành những can thiệp trợ giúp trẻ tại quận Hà Đông chúng tôi không thực hiện những hoạt động riêng lẻ, rời rạc đối với từng bộ phận mà thực hiện đồng bộ phối kết hợp với các bộ phận khác, với tiểu hệ thống khác. Chẳng hạn, việc tiến hành thu thập thông tin, chúng tôi thực hiện các nhóm đối tượng khác nhau: nhóm trẻ em lao động, nhóm cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ

em, nhóm chủ sử dụng lao động, nhóm gia đình trẻ... Do vậy, kết quả thu thập thông tin phản ánh thông tin khách quan về thực trạng trẻ em lao động và việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em quận Hà Đông.

Bên cạnh đó, tìm hiểu hoạt động bảo vệ trẻ em trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, chúng tôi phân tích mối quan hệ giữa trẻ với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái, ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau:

Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải nghiên cứu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng.

Biểu 1.3. Mô hình hệ thống sinh thái trẻ em

Trẻ em Trẻ em Gia đình Bạn Thầy Trung tâm Chính sách P. LĐ- TBXH Dịch vụ XH Văn hóa Tôn giáo Luật pháp Cộng đồng Thiết chế XH

1.2.3 Lý Thuyết vai trò

Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ.

Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dẫn đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không.

Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai.

Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em và chăm sóc trẻ em, các cơ quan ban nghành đoàn thể, gia đình trẻ, bản thân trẻ... có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua những công việc, nhiệm vụ cụ thể.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ trẻ em qua công việc như lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá... các hoạt động của cán bộ, nhân viên làm công

tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang sinh sống tại quận hà Đông. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý với Phòng lao động, xã hội quận Hà Đông và công tác đối ngoại với các tổ chức tài trợ khác.

Đối với cán bộ, chuyên viên làm công tác bảo vệ trẻ, chăm sóc trẻ em thì họ có các vai trò thực hiện các hoạt động, hướng dẫn, phối hợp, với các cơ quan ban

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 25)