Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 87)

9- Phạm vi nghiên cứu

3.2.1Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận

về vấn đề lao động trẻ em tại cộng đồng

Hoạt động truyền thông về vấn đề lao động trẻ em tại cộng đồng

Các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng xã hội và gia đình, người dân trên địa bàn quận Hà Đông về vấn đề lao động trẻ em và hậu quả tiêu cực mà nó mang đến cho trẻ em và xã hội. Cần đa dạng

hóa các hình thức truyền thông như truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng một mạng lưới tình nguyện viên là các nhân viên công tác xã hội, sinh viên khoa công tác xã hội tại các trường cao đẳng, đại học ở các phường trong quận để đảm bảo chất lượng thực hiện và cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn, dịch can thiệp, hỗ trợ và phối hợp khác. Thực hiện các biện pháp phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương và cơ quan chuyên trách về bảo vệ trẻ em kịp thời can thiệp bảo vệ trẻ em khi cần thiết. Xây dựng và triển khai các mô hình phát triển cộng đồng về vấn đề lao động trẻ em trên địa bàn xã phường tập trung nhiều lao động trẻ em để tạo ra được sự quan tâm và ủng hộ của các cơ quan ban ngành địa phương, của trẻ em và cộng đồng và sau đó nhân rộng ra khắp các phường trong quận.

Đồng thời tổ chức buổi hội thảo truyền thông định hướng mang những nội dung, chủ đề phù hợp với đặc trưng của địa bàn quận Hà Đông và phù hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận nhằm thu hút các gia đình, người dân thực hiện tốt việc phát triển gia đình, cộng đồng theo hướng lành mạnh nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc con em mình ngay tại gia đình, cộng đồng.

Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, giúp cho trẻ em và gia đình tháo gỡ những khó khăn thông qua các chương trình, hoạt động truyền thông, tổ chức các diễn đàn, toạ đàm, tập huấn về vấn đề lao động trẻ em với sự tham gia của trẻ em đặc biệt là có sự tham gia của lao động trẻ em.

Nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, làm cơ sở cho việc truyền thông mở rộng đến mọi người dân và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và giúp giảm tình trạng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em lao động .

Các hoạt động truyền thông dành cho trẻ em

Các hoạt động truyền thông cho trẻ em không chỉ hướng vào nâng cao sự hiểu biết về tác hại của lao động trẻ em đối với các em mà cần kết hợp với quyền được tham gia của trẻ em, do vậy cần tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực tham gia cho các em,

cung cấp các kỹ năng sống, giao tiếp, và kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống các hình thức xâm hại đặc biệt là các hình thức lợi dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em.

Thông qua hoạt động phát triển cộng đồng tổ chức đào tạo được đội ngũ tuyên truyền viên do chính trẻ em làm nòng cốt để truyền thông về quyền trẻ em, về kỹ năng tự bảo vệ mình rồi sau đó hướng dẫn các bạn khác về các kỹ năng mình được học. Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm nhóm nhỏ về các vấn đề lao động trẻ em do trẻ em điều hành để huy động được trẻ em tham gia vào các điễn đàn, tọa đàm nhóm đó.

Khuyến khích trẻ xây dựng kế hoạch công tác cho mình, giúp đỡ bạn bè và các công việc, học tập tại trường, lớp, cộng đồng. Giới thiệu cho trẻ em các trường học liên hệ với các nhóm tư vấn, các trung tâm tư vấn giúp cho các em giải đáp những bức xúc do mình gặp phải.

Giúp các em liên hệ và học hỏi kinh nghiệm các hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em khác và hỗ trợ, hướng trẻ em thành lập các câu lạc bộ do chính các em tự tổ chức theo nội dung, chủ đề các em lựa chọn, giúp cho các em năng động hơn và tạo điều kiện giúp các em bổ sung kiến thức về văn hoá, xã hội khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 87)