9- Phạm vi nghiên cứu
2.2.3 Trẻem lang thang và trẻ làm thuê tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Trẻ em lang thang
Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường với sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, cấu trúc gia đình ngày một lỏng lẻo, do hạn chế của cơ chế quản lý pháp luật nên tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Ngày càng nhiều trẻ em nông thôn bỏ học, rời làng quê đến các vùng đô thị lao động kiếm sống bằng những nghề khác nhau.
Theo như số liệu khảo sát lao động trẻ em trên địa bàn quận Hà Đông, trẻ em lang thang chiếm 7%, bao gồm cả trẻ em gái và trẻ em trai trong độ tuổi từ 10 – 14 tuổi. Các em kiếm tiền bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giầy; bán báo, bán xổ số, bánh mỳ và kẹo cao su hay thu nhặt phế liệu…, các em rời bỏ quê theo nhiều cách và nhiều lý do khác nhau. Chính vì môi trường làm việc của trẻ như vậy nên ngoài những yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như khói, bụi, tiếng ồn thì trẻ em lang thang còn có nguy cơ bị bóc lột, lạm dụng tình dục và bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp hay nghiện ma túy.
Trẻ làm thuê tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, điều tra số liệu riêng về nhóm lao động trẻ em làm thuê tại cơ sở kinh doan dịch vụ. Trên thực tế nhóm lao động trẻ em này đang chiếm số lượng lớn và tập trung ở thành phố lớn chủ yếu là cơ sở kinh doanh dịch vụ của tư nhân.
Theo số liệu khảo sát lao động trẻ em quận Hà Đông, có tới 67 % lao động trẻ em làm thuê ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trẻ cả trẻ em gái và trẻ em trai, chủ yếu làm ở các nhà hàng, quán ăn, quán cắt tóc gội đầu, karaoke…Nhóm trẻ em này thường là những trẻ từ các tỉnh lẻ do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.