Hoàn thiện và tổ chức thực thi cơ chế, luật pháp, chính sách về phòng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 93)

9- Phạm vi nghiên cứu

3.3.2Hoàn thiện và tổ chức thực thi cơ chế, luật pháp, chính sách về phòng

ngừa, giải quyết tình trạng lao động trẻ em

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ rủi ro đối với lao động trẻ em. Việt Nam đã thông qua hai công ước cơ bản của ILO liên quan đến lao động trẻ em, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công ước 138, 1973) và

Công ước Cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước 182, 1999). Chính phủ Việt Nam cũng đã nghiên cứu để tham gia phê chuẩn Công ước 105 về “xóa bỏ lao động cưỡng bức”, 1957. Việc thông qua những công ước này, đặc biệt là Công ước số 138 và 182 của ILO, thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc xóa bỏ lao động trẻ em và sự sẵn sàng của Chính phủ cam kết với quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp và có thời hạn xác định nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam.

Để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, từng bước ngăn chặn và kiểm soát tình hình lao động trẻ em trên địa bàn quận đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm,… nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em trên địa bàn quận nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên trên thực tế, lao động trẻ em vẫn là hiện tượng phổ biến. Số lượng lao động trẻ em còn cao. Mặt khác mức độ lạm dụng lao động trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp. Các hình thức lạm dụng lao động trẻ em đã tiến tới nhiều hình thức xâm hại gây thương tích nặng nề về thể xác và tinh thần của trẻ.

Từ thực tế nêu trên cơ quản quản lý nhà nước nói chung và cơ quan chuyên trách công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em quận Hà Đông cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Cần có sự rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, để có những ý kiến đóng góp nhằm sửa đổi những nội dung chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật bao gồm:

Về độ tuổi trẻ em, độ tuổi lao động, độ tuổi thanh niên, độ tuổi người chưa thành niên vì hiện nay chưa có sự thống nhất về các độ tuổi này giữa Luật bảo vệ

chăm sóc và giáo dục trẻ em với Bộ Luật Lao động, Luật thanh niên và Bộ Luật dân sự. Mặt khác độ tuổi trẻ em của Việt Nam cũng chưa đồng nhất với Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.

Đưa ra những góp ý bổ sung với cơ quan cấp trên để có một định nghĩa rõ ràng về lao động trẻ em, lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lao động trẻ em (thống kế, đánh giá, kiểm tra, thanh tra…)

Xử lý các trường hợp người sử dụng lao động trẻ em hoặc chính cha mẹ, người chăm sóc trẻ ngược đãi, xâm hại, bóc lột sức lao động của trẻ xảy ra trên địa bàn quận.

Nghiên cứu góp ý sửa đổi bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm không được sử dụng lao động là người chưa thành niên, vì danh mục hiện có đang trong tình trạng vừa thiếu vừa thừa.

3.3.3 Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Việc quản lý lao động trẻ em đòi hỏi phải có con người và có năng lực chuyên môn mới có hiệu quả theo mong muốn, nhưng hiện ở cấp phòng Lao động thương binh và xã hội mới chỉ có 2 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách trẻ em còn ở các phường

trên địa bàn quận vẫn chỉ có 1 cán bộ lao động thương binh xã hội kiêm nhiệm phụ trách mảng trẻ em. Điều này đỏi hỏi cần phải củng cố, tăng cường để phòng có một đến hai cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, ở mỗi xã/phường có một cán bộ được đào tạo về công tác xã hội làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

Mặt khác cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện tại, vì đa phần số cán bộ này chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, họ đang làm việc theo kinh nghiệm và bản năng sẵn có của họ. Do vậy, song song với việc từng bước thay thế số cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội hiện nay bằng đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về công tác xã hội cũng cần phải tập huấn ngắn hạn về những kiến thức cơ bản của công tác xã hội, nhất là công tác xã hội với trẻ em cho đội ngũ cán bộ hiện tại, chú trọng tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, cán bộ làm công tác trẻ em cấp cơ sở. Phương thức tập huấn có thể phối hợp với cơ quan cấp trên, các trường đại học nghiên cứu xây dựng tài liệu tập huấn, tổ chức đào cho các cán bộ cấp phường để đào tạo giảng viên nguồn cho các địa phương, sau đó các địa phương sử dụng đội ngũ giảng viên nguồn tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và đội ngũ cộng tác viên trên địa bàn quận.

Việc tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp cũng cần được triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các phường trên địa bàn quận, bên cạnh yếu tố con người, đội ngũ cán bộ thì kinh phí để thực hiện cũng rất quan trọng, do vậy quận cần có kế hoạch để phân bổ, bố trí nguồn lực đều cho các phường để đảm bảo thực hiện các hoạt động. Đồng thời có những hoạt động huy động nguồn lực từ các cấp các ngành, từ đơn vị tổ chức, từ người dân trong cộng đồng cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và hoạt động phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em nói riêng. Vì thực tế chúng ta có thể có những chương trình phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em, song nguồn lực quá ít nên hoạt động còn rải rác, hiệu quả chưa cao và vẫn còn rất nhiều trẻ em phải lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 93)