9- Phạm vi nghiên cứu
3.1.3 Các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát lao động trẻ em
Hàng năm Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội đều tổ chức các hoạt động khảo sát, rà soát về tình hình lao động trẻ em; yêu cầu phòng lao động thương binh xã hội quận Hà Đông báo cáo định kỳ về công tác trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tình hình lao động trẻ em. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tất cả các tỉnh khảo sát đều gặp khó khăn, lúng túng trong việc điều tra, thu thập thông tin, quản lý số liệu và thống kê lao động trẻ em. Trên thực tế, thì số lượng trẻ em tham gia lao động trên địa bàn quận thường xuyên có sự biến động và các cán bộ chuyên trách về chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng cho rằng thực trạng về mức độ, số lượng trẻ em tham gia lao động, kể cả trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại đều cao hơn so
với số báo cáo. Điều này có nghĩa là hệ thống chỉ tiêu thống kê và báo cáo như hiện nay chưa phản ánh được tình hình thực tế đang diễn ra trên địa bàn quận.
Một phần nguyên nhân của vấn đề này như sau:
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về lao động trẻ em và các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em ở tất cả các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, chưa có khái niệm chính thống về lao động trẻ em nên rất khó khăn cho việc tiến hành thu thập điều tra và phân loại đánh giá về qui mô số lượng lao động trẻ em.
Ở địa phương mới chỉ chú trọng vào các biện pháp giải quyết và giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động (bán hàng rong, bán vé số, đánh giày trung tâm đô thị, điểm du lịch…) thông qua các hình thức thu gom, đưa về địa phương để áp dụng các biện pháp giáo dục, quản lý.
Sự quan tâm của các ngành các cấp thường chỉ trú trọng vào vấn đề trẻ em tham gia lao động nặng nhọc độc hại, lao động quá sức và các vấn đề như trẻ em lang thang trẻ em di cư đi làm ăn ở các tỉnh khác đến, chưa quan tâm tổng thể vấn đề lao động trẻ em nói chung. Vì vậy mặc dù quận không có số liệu về lao động trẻ em nhưng trên thực tế thì lao động trẻ em đã đang tồn tại và có nguy cơ gia tăng nếu như không có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời.
Những vướng mắc, thách thức trong công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vấn đề lao động trẻ em bao gồm:
Về công tác quản lý
Thứ nhất, hầu hết số trẻ em lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ thường
không sinh sống và làm việc cố định tại một cơ sở, phần lớn là trẻ từ tỉnh lẻ đến làm việc tại quận. Vì vậy việc theo dõi, kiếm tra và giám sát gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như trên địa bàn quận rất hiếm trường hợp chủ sử dụng lao động hay chính gia đình và bản thân các em đến khai báo đăng ký tạm trú, tạm vắng vậy ngành lao động sẽ gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ và theo dõi thường xuyên.
Thứ hai, do tính chất đặc thù của các ngành kinh doanh dịch vụ mà trẻ em tham
gia lao động chủ yếu hoạt động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ như quán cơm, ăn nhậu, cắt tóc gội đầu…do tư nhân quản lý nên các em tham gia
lao động không có đăng ký lao động. Đôi khi trẻ em làm việc và sinh sống tại gia đình, cơ quan chức năng khó tiếp cận và kiểm tra, xử lý.
Thứ ba, số liệu về trẻ em lao động trên địa bàn quận chưa được cập nhật chính xác
và chi tiết để hỗ trợ quá trình quản lý. Số lượng trẻ tham gia lao động, mức độ lao động rất khác nhau với các hoạt động khác nhau chưa được thu thập và cập nhật để quản lý.
Đối với trẻ em lao động:
Việc tiếp cận tư vấn vận động hồi gia trẻ em lao động kiếm sống từ các tỉnh đến thành phố gặp nhiều khó khăn vì các em đến thành phố để lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình, có những em còn phải chịu sự chi phối, quyết định của người lớn, cha mẹ, gia đình. Các em thường khai báo không đúng họ tên, quê quán gây khó khăn cho việc tổ chức hồi gia.
Việc dạy và học nghề cho trẻ em lao động, nhất lao giải quyết việc làm sau học nghề có nhiều khó khăn. Các em bị hạn chế rất nhiều về trình độ văn hoá, sức khoẻ. Học những nghề yêu cầu trình độ văn hoá nhất định để có được việc làm tốt hoặc khá theo nhu cầu của thị trường lao động thì thường trẻ em lao động không đủ điều kiện để theo học.
Mặc dù quận cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương, cộng đồng về các vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên các hoạt động tập huấn tuyên truyền riêng về vấn đề lao động trẻ em vẫn chưa triển khai được một cách mạnh mẽ các hoạt động rà soát, xử lý, kiểm tra giám sát.
Hạn chế về nhận thức, trình độ của cha mẹ và gia đình là một trong khó khăn trong việc giải quyết trẻ lao động kiếm sống.