Năng lực của các cơ quan tổ chức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 83)

9- Phạm vi nghiên cứu

3.1.1Năng lực của các cơ quan tổ chức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

em đối với giải quyết các vấn đề về trẻ em

Trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã đạt nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em. Quận Hà Đông, đã huy động đáng kể nguồn lực, nỗ lực nhằm cải thiện giáo dục và chăm sóc y tế cho trẻ em. Tuy nhiên từ năm 2008, công tác chăm sóc bảo vệ và giải quyết các vấn đề về trẻ em được giao cho ngành Lao động, thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chính. Do thay đổi về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy đã gây ra một số chậm chễ trong công tác nắm bắt thông tin, cập nhật tình hình về lao động trẻ em tại địa bàn quận.

Về đội ngũ cán bộ chuyên trách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cho đến nay hệ thống cán bộ đã được xắp xếp từ cấp quận đến cấp xã phường. Tại cấp quận có phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đã biên chế 02 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách mảng trẻ em. Ở cấp xã, phường 01 cán bộ lao động thương binh xã hội kiêm nhiệm phụ trách vấn đề trẻ em, hặc cán bộ dân số kiêm nghiệm mảng trẻ em hoặc cán bộ văn hoá, thanh niên kiêm thêm mảng trẻ em. Với đội ngũ cán bộ phụ trách mảng bảo vệ và chăm sóc trẻ em còn mỏng về số lượng và rất khiêm tốn về chất lượng triển khai các công việc liên quan đến trẻ em. Tình trạng thiếu nguồn lực, con người và cơ sở vật chất, các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong những năm vừa qua mới chỉ tập trung nhiều vào các hoạt động sau:

­ Truyền thông, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến chăm sóc và bảo

vệ trẻ em

­ Phối hợp với các quỹ từ thiện, quỹ bảo trợ trẻ em tổ chức các hoạt động mang

tính từ thiện cho nhóm trẻ em thiệt thòi

­ Các chương trình xúc tiến học bổng cho trẻ em nghèo, dạy nghề cho một số đối tượng đặc biệt

­ Tổ chức các hoạt động nhân dịp lễ tết, tháng hành động vì trẻ em

Các hoạt động phát hiện, tư vấn, tìm hiểu và xây dựng các giải pháp hoặc có những can thiệp nhằm ngăn ngừa, giải quyết tình trạng lao động trẻ em sớm, trẻ lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, trẻ em phải bỏ nhà đi làm ăn xa.. nhìn chung còn rất hạn chế.

Cho đến nay, vẫn chưa có một cơ chế hữu hiệu về thu thập thông tin và phân tích tình hình cho phép phát hiện và phòng ngừa tình trạng trẻ em bỏ học tham gia lao động, bỏ học để đi làm ăn xa. Các tỉnh và các địa phương nắm bắt và xử lý vấn đề này theo cách "tuỳ cơ ứng biến".

(Hiện nay đội ngũ cán bộ có chuyên môn về công tác xã hội ở cấp quận chỉ

có vài người, tôi và một bạn nữa được đào tạo về công tác xã hội hiện đang phụ trách mảng trẻ em. Tuy nhiên chúng tôi không chỉ làm nguyên về mảng trẻ em mà còn phải kiêm nhiêm thềm nhiều mảng nữa. Đội ngũ cán bộ phòng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng và kiêm nhiệm nhiều mảng. Chính vì vậy mà việc thực hiện các hoạt động còn nhiều hạn chế mặc dù đã hết sức cố gắng và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hầu hết các phường đều có cán bộ lao động xã hội và phụ trách mảng trẻ em, tuy nhiên ở cấp phường thì cán bộ có trình độ chuyện sâu về công tác xã hội lại càng hiếm, chủ yếu chỉ được tập huấn một vài buổi về lĩnh vực này nên trong quá trình thực hiện các hoạt động trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy mà tôi rất hy vọng rằng sẽ tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ được đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. Đặc biệt là có được cán bộ vừa được đào tạo chuyên sâu lại vừa không phải kiêm nhiệm nhiều mảng thì việc thực hiện sẽ tốt hơn rất nhiều ( Chị T, Cán bộ phụ trách trẻ em quận Hà Đông)”

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông (Trang 83)