Mục đích các hoạt động rỗi của người công nhân:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 128)

5. Định hƣớng giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

6.2.Mục đích các hoạt động rỗi của người công nhân:

Cũng như việc tìm hiểu các hoạt động rỗi của công nhân, việc tìm hiểu mục đích các hoạt động rỗi của nhóm xã hội này nếu chỉ dừng lại ở mức “Có/Không” thì khó có thể nói lên điều gì, bởi bản thân trong mức độ “có thực hiện” lại bao hàm nhiều mức độ khác nhau: thường xuyên thực hiện, thỉnh thoảng thực hiện, ít khi. Chính vì vậy, để tìm hiểu cụ thể mục đích sử dụng thời gian rỗi của người công nhân, tác giả tiếp tục chia thang đo thành các cấp mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi và không bao giờ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 29: Mục đích sử dụng thời gian rỗi STT Mức độ Mục đích Không bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Ít khi 1 Nghỉ ngơi, giải trí 97,9 59,4 34,4 4,2 2,1 2 Mở rộng hiểu biết 94,9 30,5 42,2 17,1 5,1 3 Củng cố quan hệ tình cảm 93,7 28,9 57,7 7,2 6,2 4 Mở rộng quan hệ xã hội 95,7 22,3 43,6 29,8 4,3 5 Làm các công việc ưa thích 97,9 51,5 41,2 5,2 2,1 6 Làm những việc chưa làm được 93,8 31,3 53,1 9,4 6,3 7 Không làm gì cả 40,2 4,3 5,4 30,4 59,8 8 Khác 22,4 2,0 14,3 6,1 77,6

Có những khoảng thời gian mà hầu như con người không làm gì cả, đó là

thời gian chết. Thời gian chết này thường xuất hiện sau khi mới ngủ dậy, sau bữa ăn, hoặc khi nhàn rỗi, chưa có định hướng gì, không biết làm gì. Có một điều đáng nói là khoảng thời gian chết của công nhân khá ít. Tuy 40,2% công nhân có khoảng thời gian chết này, nhưng mức độ xuất hiện của nó hầu như rất thấp, chỉ có khoảng 4,3% trường hợp thường xuyên có thời gian chết, trong khi đó, 59,8% không có, 30,4% là ít khi có. Điều này cho thấy, công nhân có vẻ đã không để lãng phí thời gian của mình. Họ hầu như luôn sử dụng cho một mục đích cụ thể bởi thời gian đi làm của họ đã chiếm cả ngày, thậm chí làm ca. Ngoài

ra, những người có gia đình phải dành thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Khoảng thời gian chết chỉ rơi vào một vài thanh niên trẻ chưa có gia đình, đang ở riêng.

Mục đích sử dụng thời gian rỗi của công nhân chủ yếu dành cho việc nghỉ ngơi giải trí. 97,9% những người được hỏi lựa chọn phương án thời gian rỗi dùng để nghỉ ngơi giải trí. Một tỷ lệ tương đương dành cho phương án dùng thời gian rỗi để làm các công việc ưa thích (xem tivi, đọc sách báo, nghe nhạc…). Tuy nhiên, mức độ thường xuyên thực hiện của 2 phương án này lại khác nhau. 59,4% những người trả lời cho biết họ thường xuyên dùng thời gian rỗi để nghỉ ngơi giải trí, trong khi chỉ có 51,5% thường xuyên làm các công việc ưa thích trong thời gian rỗi. Điều này có thể do đặc trưng của việc “làm các công việc ưa thích” đòi hỏi thời gian nhiều hơn, tức là đòi hỏi một thời gian rỗi tập trung, trong khi việc dùng thời gian rỗi để nghỉ ngơi giải trí thì có thể tận dụng những khoảng thời gian hẹp, ngắn.

Mục đích sử dụng thời gian rỗi của công nhân cũng phản ánh tính chất cá nhân trong các hoạt động của họ. Đa số những mục đích mà người công nhân hướng tới đều chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, thực hiện ở phạm vi cá nhân hoặc nhóm nhỏ xung quanh cá nhân họ.

Tỷ lệ công nhân sử dụng thời gian rỗi để mở rộng hiểu biết không cao, chỉ có 30,5% thường xuyên, 42,2% thỉnh thoảng và 17,1% ít khi. Nhưng phạm vi hiểu biết mà họ muốn mở rộng cũng vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ những điều liên quan trực tiếp đến gia đình họ như: kiến thức chăm sóc sức khỏe, giáo dục con cái, hạnh phúc gia đình…. Dường như công nhân ít quan tâm đến tình hình xã hội, đặc biệt là tình hình chính trị. Bên cạnh đó, mục đích sử dụng thời gian

rỗi để mở rộng quan hệ xã hội chỉ chiếm tỷ lệ lựa chọn thấp (22,3% thường xuyên, 43,6% thỉnh thoảng, 29,8% ít khi).

Điều này do một phần bản thân người công nhân không nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động xã hội. Họ cảm thấy việc đó không cần thiết cho bản thân họ, không đem lại một lợi ích cụ thể nào.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 128)