Nội dung giáo dục con cá

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 102)

5. Định hƣớng giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

5.1.Nội dung giáo dục con cá

Giáo dục con cái là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của bất cứ gia đình nào. Vì vậy, tác giả tiến hành tìm hiểu quan niệm của các gia đình về các lĩnh vực giáo dục con cái.

Bảng 15: Quan niệm về tầm quan trọng của các lĩnh vực giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài Quốc doanh

Gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài Quốc doanh

KTL KQT IQT QT RQT Tổng

Văn hoá (Các môn học) 0% 0,8% 0,8% 29,4% 69,0% 100%

Thể thao 0,4% 0,4% 20,4% 64,3% 14,5% 100% Sức khoẻ 0% 0% 2,0% 42,4% 55,7% 100% Đạo đức 0,4% 0,4% 0,4% 23,1% 75,7% 100% Cách ứng xử trong nhà và ngoài xã hội 0 0 0,4% 37,6% 62% 100% Giới tính 1,6% 2% 10,2% 63,4% 22,8% 100%

Tôn giáo (Đức tin vào Trời,

Phật) 6,7% 25,5% 46,3% 18,8% 2,7% 100%

Thờ cúng tổ tiên 0,4% 1,6% 14,2% 65,4% 18,5% 100%

Duy trì quan hệ họ tộc 2,4% 1,6% 18,4% 62% 15,7% 100%

Cách làm ăn (lao động, sản

xuất, kinh doanh) 3,9% 3,1% 11% 61,2% 20,8% 100%

Định hướng hôn nhân 3,1% 2,4% 12,2% 52,2% 30,2% 100%

Nhân quyền 5,1% 3,1% 12,2% 57,6% 22% 100%

(Chú thích: KTL: Không trả lời, KQT: Không quan tâm; IQT: ít quan tâm, QT: Quan tâm, RQT: Rất quan tâm)

Bảng 16 : Quan niệm về tầm quan trọng của các lĩnh vực giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp Quốc doanh

Gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài Quốc doanh

KTL KQT IQT QT RQT Tổng

Văn hoá (Các môn học)

0,3% 0% 0% 29% 70,6% 100% Thể thao 1,3% 6,3% 9,6% 46,9% 36% 100% Sức khoẻ 0,3% 0% 3% 33,7% 65,7% 100% Đạo đức 0% 0% 0% 23,8% 76,2% 100% Cách ứng xử trong nhà và ngoài xã hội 0 0 1,7% 37,6% 60,7% 100% Giới tính 4,3% 8,6% 8,9% 51,8% 26,4% 100%

Tôn giáo (Đức tin vào Trời, Phật) 0,7% 12,3% 19,5% 41,1% 26,2% 100%

Thờ cúng tổ tiên 0,3% 0,3% 2% 43,2% 54,1% 100%

Duy trì quan hệ họ tộc 0,7% 0,7% 2% 44,9% 51,8% 100%

Cách làm ăn (lao động, sản xuất,

kinh doanh) 0,7% 0% 1,7% 49,8% 47,5% 100%

Định hướng nghề nghiệp 1,7% 4,6% 4,6% 46,9% 42,2% 100%

Định hướng hôn nhân 2% 11,6% 4,6% 46% 35,8% 100%

Nhân quyền 8,9% 6,6% 8,9% 50,3% 25,2% 100%

(Chú thích: KTL: Không trả lời, KQT: Không quan tâm; IQT: ít quan tâm, QT: Quan tâm, RQT: Rất quan tâm)

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục văn hóa: ở gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 29,4% quan tâm và 69% rất quan tâm. Còn ở công nhân doanh nghiệp Quốc doanh là 29% quan tâm và 70,6% rất quan tâm. Không có sự khác biệt đáng kể nào trong quan niệm về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục văn hóa cho con cái ở trong doanh nghiệp.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục thể thao cho con cái: ở gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 64,3% quan tâm và 14,5% rất quan tâm. Trong khi đó ở gia đình doanh nghiệp Quốc doanh có 46,9% quan tâm và 36% rất quan tâm. Như vậy, xét về mức độ quan tâm nói chung thì các gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh quan tâm hơn đến giáo dục thể thao cho con cái hơn so với các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh, nhưng khi xét về mức độ rất quan tâm thì các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh lại quan tâm hơn so với các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục sức khỏe: ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 42,4% quan tâm và 55,7% rất quan tâm. Còn ở doanh nghiệp Quốc doanh là 33,7% quan tâm và 65,7% rất quan tâm. Như vậy, tỷ lệ rất quan tâm đến sức khỏe của con cái của các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh cao hơn so với ở doanh nghiệp Quốc doanh.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái: ở gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 23,1% quan tâm và 75,5% rất quan tâm. Có 23,8% quan tâm và 76,2% rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái ở gia đình doanh nghiệp Quốc doanh. Điều này cho thấy không có sự khác biệt nào giữa quan niệm của gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và doanh nghiệp Quốc doanh trong việc giáo dục đạo đức cho con cái.

Trả lời phỏng vấn sâu về giáo dục đạo đức cho con cái, anh N.V.T - 45 tuổi (doanh nghiệp Quốc doanh) cho biết:

“Việt Nam ta vốn có nền văn hóa truyền thống tôn sư trọng đạo. kính trên nhường dưới. Quan điểm của chúng tôi trước hết giáo dục phải ngay từ trong gia đình mà ông bà, cha mẹ, anh chị phải là tấm gương để con cái cháu chắt học tập. Trên ra trên, dưới ra dưới, phải có tôn ti trật tự, có như vậy mới nói đến việc học

hành kiến thức. Bác Hồ khi còn sống đã dạy: “Người có tài mà không có đức là vô dụng. Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Hai yếu tố này hội tụ lại mới trở thành người có ích cho xã hội, cộng đồng, dòng họ … được như vậy mới có thể đầu tư giáo dục, nâng cao trình độ kiến thức, nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội”.

Chị P.T.S ( doanh nghiệp ngoài Quốc doanh) tâm sự:

“Chăm sóc và giáo dục con cái trong gia đình tôi thì người mẹ là người gần gũi với con nhiều nhất. Sự hiểu biết của người mẹ về con cái cũng hơn người bố. Tuy vậy, thời gian tôi chăm sóc và giáo dục cháu cũng không nhiều lắm, thường vẫn là vào những lúc rảnh rỗi vì tôi đi làm cả ngày, có khi tăng ca. Chỉ có những lúc sau khi ăn tối xong mới có thời gian để chỉ bảo con cái những điều hay, lẽ phải, cách học tập như thế nào để thu được kết quả tốt. Rồi thì cách ứng xử trong gia đình phải kính trên nhường dưới, học hỏi bạn bè, sống nhất thiết phải có đạo đức. Bản thân mình phải làm gương cho con cái học tập, noi theo”

Như vậy, tác giả thấy rằng, đây là một trong những khía cạnh giáo dục con cái quan trọng, bên cạnh việc giáo dục văn hóa. Bởi để con cái có thể trở thành “Người” đúng nghĩa, các gia đình đều quan tâm tới giáo dục cả “Tài” lẫn “Đức”. Đấy là hai khía cạnh quan trọng nhất làm nên bản chất của một con người. Vì thế, đây là những giá trị chung nhất của các gia đình, nên cho dù sống ở các vùng khác nhau nhưng quan niệm về việc giáo dục đạo đức cho con cái vẫn có sự đồng nhất.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục cách ứng xử trong nhà và ngoài xã hội: ở gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 37,6% quan tâm và 62,0% rất quan tâm. Trong khi đó, ở gia đình doanh nghiệp Quốc doanh tỷ lệ này là

37,6% quan tâm và 60,7% rất quan tâm. Tỷ lệ này cũng không có khác biệt nào đáng kể giữa hai địa bàn điều tra. Bởi cách ứng xử cũng là một trong những phạm trù thuộc về giáo dục đạo đức.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục giới tính cho con cái: ở gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 63,4% quan tâm và 22,8% rất quan tâm. Nhưng ở gia đình doanh nghiệp Quốc doanh chỉ có 51,6% quan tâm và 26,4% rất quan tâm. Như vậy, khía cạnh giáo dục giới tính đã trở nên ngày càng quan trọng trong việc giáo dục con cái và các gia đình ở cả hai nơi đều đã quan tâm tới khía cạnh này. Đây là một điểm mới trong việc giáo dục con cái trong các gia đình hiện đại. Vì trong truyền thống, với bản tính kín đáo của người Phương Đông, giáo dục giới tính vốn là một vấn đề được coi là “tế nhị” và phần nào đó có sự xem nhẹ.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục tôn giáo cho con cái: ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 18,8% quan tâm và 2,7% rất quan tâm. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp Quốc doanh là 41,1% quan tâm và 26,2% rất quan tâm. Tỷ lệ này có sự chênh lệch rõ rệt giữa gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và doanh nghiệp Quốc doanh. Dường như các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh quan tâm tới các giá trị tôn giáo trong việc giáo dục con cái hơn so với các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Giá trị tôn giáo trong việc giáo dục con cái không được đại đa số các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh quan tâm.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục thờ cúng tổ tiên cho con cái: ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 65,4% quan tâm và 18,5% rất quan tâm. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp Quốc doanh rất cao, 43,2% quan tâm và 54,1% rất quan tâm. Mức độ rất quan tâm của việc giáo dục thờ cúng tổ tiên cho con cái ở Nam Định cao gấp gần 3 lần so với ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh cho thấy ý nghĩa của

việc thờ cúng tổ tiên rất được các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh chú trọng.

Về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục con cái duy trì quan hệ họ tộc: ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 62% quan tâm và 15,7% rất quan tâm. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp Quốc doanh cũng cao hơn ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh: 44,9% quan tâm và 47,5% rất quan tâm. Các mối quan hệ họ tộc cũng được các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh quan tâm hơn so với các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh.

Về tầm giáo dục con cái cách làm ăn: ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có 61,2% quan tâm và 20,8% rất quan tâm, còn ở doanh nghiệp Quốc doanh thì tỷ lệ này là 49,8% quan tâm và 47,5% rất quan tâm. Nếu so sánh mức độ quan tâm nói chung thì gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh quan tâm đến việc giáo dục con cái cách làm ăn hơn so với ở doanh nghiệp Quốc doanh nhưng xét về mức độ rất quan tâm thì gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh lại cao hơn so với ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh.

Về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho con cái ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có 51,0% quan tâm và 41,2% rất quan tâm. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp Quốc doanh là 46,9% quan tâm và 42,2% rất quan tâm.

Về tầm quan trọng của việc định hướng hôn nhân cho con cái ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có 52,2% quan tâm và 30,2% rất quan tâm, còn ở doanh nghiệp Quốc doanh là 46% quan tâm và 35,8% rất quan tâm.

Về tầm quan trọng của việc giáo dục nhân quyền cho con cái ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có 57,6% quan tâm và 22% rất quan tâm, còn ở doanh nghiệp Quốc doanh là 50,3% quan tâm và 25,2% rất quan tâm.

Tóm lại, giáo dục con cái nhìn chung là mối quan tâm chính của hầu hết các gia đình. Đại đa số các gia đình được phỏng vấn ở cả hai địa bàn đều quan tâm và đánh giá cao tầm quan trọng của các lĩnh vực giáo dục con cái khác nhau, từ giáo dục văn hóa, đạo đức cho tới giáo dục thể thao, sức khỏe, cách làm ăn, định hướng nghề nghiệp, định hướng hôn nhân và cách ứng xử, quan hệ với họ tộc, thờ cúng tổ tiên, tôn giáo,... Tỷ lệ các gia đình không quan tâm tới những khía cạnh giáo dục này không đáng kể. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt nhỏ về mức độ quan tâm của các gia đình ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh so với các gia đình ở doanh nghiệp Quốc doanh đối với từng lĩnh vực giáo dục cụ thể, tùy theo đặc điểm của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 102)