TT Quan niệm

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 95)

1 Không có ý kiến, ý kiến khác

TT Quan niệm

Quan niệm Cấp độ đồng ý Chồng là ngƣời đảm bảo kinh tế chính cho gia đình Vợ là ngƣời đảm bảo kinh tế chính cho gia đình Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%)

1 Không có ý kiến, ý kiến

khác hoặc không trả lời 6,1 1,9 6,1 1.9

2 Không đồng ý 11 10 12,2 8,6

3 Không hoàn toàn đồng ý 42,7 46,2 70,7 82,9

4 Đồng ý 40,2 40,5 11 5,2

5 Tổng (%) 100 100 100 100

6 C 0.251 0.211

7 S 0.004 0.028

Rõ ràng quan niệm về vai trò “trụ cột” kinh tế của người chồng trong gia đình đang được thể hiện khá khác biệt trong gia đình công nhân. Có 46,2% nữ ít tán thành quan điểm này, có 10% số họ không đồng ý. Trong khi đó chỉ 42,7% nam ít đồng ý và 11% số họ không đồng ý với quan điểm này. Ở cấp độ “đồng ý” thì số lượng những người chồng đồng ý tương đương với người vợ (40,2% so với 40,5%).

Nhìn bảng số liệu trên, tác giả thấy hầu như cả hai giới đều cho rằng nam là trụ cột kinh tế trong gia đình, vì thế chỉ có 11% nam và 5,2% nữ cho rằng nữ là người đảm bảo kinh tế chính cho gia đình. Trong khi đó có tới 12,2% nam và 8,6% nữ không đồng ý với quan niệm này. Tuy nhiên, số người ít đồng ý với quan niệm trên chiếm một tỷ trọng khá cao (nữ 70,7% và nam 82,9%), nói cách khác, xu hướng chưa thừa nhận vai trò kinh tế của người vợ là khá rõ trong quan niệm của cả vợ lẫn chồng. Việc thừa nhận vai trò trụ cột của người chồng trong gia đình với tư cách là một loại giá trị tiềm tàng giúp cho hành vi ứng xử của cả vợ lẫn chồng dễ dàng phù hợp với điều kiện của môi trường dân chủ trong gia đình công nhân doanh nghiệp vì ít nhất nó cũng làm cho người chồng giảm bớt được những căng thẳng không cần thiết khi anh ta nhận dạng được sự chuyển đổi của vai trò của mình trong gia đình.

Từ đó, ta thấy rằng người chồng vẫn có xu hướng khẳng định “sự vượt trội về vai trò kinh tế” của mình so với người vợ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng khẳng định một số lượng khá lớn các bà vợ thừa nhận vai trò chính trong lĩnh vực kinh tế của các ông chồng. Việc khác biệt nhau trong quan niệm về vai trò chủ chốt trong kinh tế dễ có xu hướng tiến tới xung đột gia đình.

4.6.Định hướng trong việc “người quyết định hoà giải và xung đột trong gia đình”.

Mức độ khác biệt về quan niệm này giữa vợ và chồng không lớn, đặc biệt là ở cấp độ đồng ý. Có 28% nam và 27,6% nữ cho rằng chồng là người quyết định hoà giải trong xung đột gia đình. Tuy nhiên cũng có 9% nữ không thừa nhận quan điểm trên. Nếu xét về thái độ ít đồng ý trong vấn đề này tác giả thấy có tới 54,9% nam và có 60,5% thể hiện thái độ không đồng tình. Tỷ lệ trên đã

chứng tỏ người chồng và người vợ có một vị thế như nhau trong việc giải quyết xung đột.

Bảng 13: Ngƣời quyết định hoà giải và xung đột trong gia đình

TT Quan niệm Quan niệm Cấp độ đồng ý Chồng ngƣời quyết định và hoà giải xung đột Vợ là ngƣời quyết định và hoà giải xung đột Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%)

1 Không có ý kiến, ý kiến

khác hoặc không trả lời 6,1 2,9 6,1 2,9

2 Không đồng ý 11 9 11 9

3 Không hoàn toàn đồng ý 54,9 60,5 59,8 61,4

4 Đồng ý 28 27,6 23,2 26,7

5 Tổng (%) 100 100 100 100

6 C 0.186 0.233

7 S 0.07 0.01

Đối với quan niệm vợ là người quyết định hoà giải xung đột trong gia đình thì nam giới đánh giá ít vai trò của vợ hơn nữ giới. Cụ thể có 23,2% nam giới thể hiện ở cấp độ đồng ý với quan niệm “người vợ là người quyết định chính trong việc hoà giải xung đột gia đình”. Trong khi đó, nữ giới chưa đánh giá cao vai trò của họ mà ngược lại họ đánh giá cao vai trò của người chồng trong việc hoà giải xung đột, cụ thể là 26,7% nữ đánh giá ở cấp độ đồng ý với quan niệm này. Ở góc độ cấu trúc và chức năng, khi xét chức năng của người vợ trong gia đình, tác giả không chỉ dừng lại ở mức độ chế ước cương vị của người vợ mà còn phải xem xét bởi sự phụ thuộc của hệ thống giá trị cơ bản trong một nền văn hoá

nào đó. Nói tóm lại, khi con người hành động, nó vừa chịu sức ép từ phía môi trường xã hội xung quanh đồng thời nó còn chịu sức ép cuả các giá trị điều chỉnh từ phía bên trong. Những giá trị này nằm ở các cấp độ khác nhau của hệ thống giá trị cá nhân và nó có tác động điều chỉnh hành vi khác nhau của chủ thể hành động. Qua bảng số liệu trên đây tác giả thấy rằng hình ảnh của người chồng cũng còn khá đậm nét trong người vợ về việc giải quyết các xung đột gia đình. Tuy nhiên, người chồng cũng hy vọng vào tính tích cực của vợ trong hành động này.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 95)