Định hướng giá trị về sự chung thủy vợ chồng:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 89)

4. Định hƣớng giá trị về vai trò và quan hệ của vợ chồng trong gia đình ngƣời công nhân:

4.2. Định hướng giá trị về sự chung thủy vợ chồng:

TT

Quan niệm

Cấp độ đồng ý

Ngƣời vợ phải chung thuỷ với chồng

Ngƣời chồng phải chung thuỷ với vợ

Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%)

1 Không có ý kiến, ý kiến

khác hoặc không trả lời 1,2 0 1,2 0

2 Không đồng ý 0 0 2,4 0

3 Không hoàn toàn đồng ý 28 39,5 35,4 37,1

4 Đồng ý 70,7 60,5 61 62,9

5 Tổng (%) 100 100 100 100

6 C 0,105 0,3

7 S 0.61 0,000

Ở đây, khái niệm “chung thủy” được vợ, chồng tự định nghĩa và đánh giá. Theo bảng trên, xét về mặt tương quan nam và nữ thì cả hai giới đều đòi hỏi sự chung thủy của người chồng, nhưng về mặt tuyệt đối thì tỷ lệ người phụ nữ đòi hỏi chồng chung thủy cao hơn nam giới: 62,9% nữ được hỏi cho rằng người chồng phải tuyệt đối chung thủy với vợ, và người chồng cũng thống nhất ý kiến như vậy (61%). Nói chung là hệ số tương quan biểu hiện khá rõ nét về quan niệm của người vợ và người chồng về việc người chồng phải chung thủy với vợ (Hệ số C=0.3, mức ý nghĩa s = 0.000)

Nhìn bảng trên tác giả thấy mức đòi hỏi của cả hai giới đối với sự chung thủy của người vợ tương tự như nhau (Hệ số C=0.105 với s = 0,61). Tỷ trọng ở cấp độ đồng ý khá cao và có sự khác biệt đáng kể, nam là 70,7% và nữ có lỏng lẻo hơn, chỉ chiếm 60,5%. Nếu so sánh cùng cấp độ này đối với việc đòi hỏi sự chung thủy của người chồng ta thấy có sự chênh lệch đáng kể cụ thể là: nam đòi

hỏi sự chung thủy của mình đối với vợ chỉ ở mức 61% trong khi đó lại có 70,7% những ông chồng đòi hỏi sự chung thủy của vợ. Điều đó chứng tỏ tồn tại sự bất bình đẳng đáng kể trong quan niệm về sự chung thủy của người vợ và người chồng giữa hai giới nam và nữ.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)