Định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 117 - 126)

5. Định hƣớng giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

5.4. Định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình

Việc làm sau này của con cái khi trưởng thành cũng là vấn đề mà các bậc cha mẹ trong gia đình công nhân phải suy nghĩ đến, thậm chí ngay từ khi chọn trường, chọn nghề theo học. Nhu cầu việc làm hiện nay mang tính bức xúc. Do sự chuyển đổi của nền kinh tế tập chung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sức ép việc làm tăng lên mạnh mẽ. Trước đây các bậc cha mẹ chỉ cần lo cho con vào đại học chứ không phải tìm kiếm việc làm mà đã có Nhà nước sắp xếp nhưng nay hầu hết họ phải chủ động, tự tìm kiếm việc làm cho con cái mình và chính bản thân các em cũng phải vận động, mà thị trường lao động ngày càng đòi hỏi cao và có tính cạnh tranh gay gắt.

Như chúng ta đã thấy, hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn và luôn định hướng cho con cái mình học cao. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, các cuộc hội thảo về việc làm, báo chí,... đã nhiều lần nhắc đến vấn đề thiếu thợ nhiều thầy, đứng trước một bối cảnh như hiện nay, các bậc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con cái mình ra sao. Và thực tế khi con cái, những học sinh cuối cấp III luôn băn khoăn đứng giữa hai dòng nước; chọn một trường dạy nghề hay thi vào cao đẳng, đại học; thi trường nào, ngành học nào, đó là những suy tư của hầu hết học sinh chuẩn bị kết thúc cuộc đời học sinh của mình nhưng thật đáng tiếc là trong các em có rất ít những thông tin về đòi hỏi của xã hội, về nhu cầu việc làm, về yêu cầu của ngành đào tạo so với khả năng, sở trường của mình. Sự mất cân đối giữa việc đào tạo nghề và đào tạo ở bậc đại học, bậc cao đẳng là thực trạng tồn tại rất lâu và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Hậu quả của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề giữa cung và cầu trong vấn đề lao động - việc làm. Nhiều ngành khi ra trường tình trạng sinh viên không có việc làm, hoặc là làm việc trái với ngành nghề đã học. Những ngành

được xã hội coi là “thời thượng” chịu sức ép lớn trong việc tuyển sinh. Nhận thức vấn đề đó của các bậc cha mẹ trong các gia đình người công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Biểu đồ 22. Nhận thức về giáo dục định hƣớng nghề nghiệp của đối tƣợng điều tra.

Số liệu trên cho thấy chỉ có 0,35% những người được hỏi cho rằng định hướng nghề nghiệp cho con là không cần thiết, đây là một tỉ lệ rất thấp, có thể nói là hầu như không có bậc cha mẹ nào không nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho con cái mình. Theo như quan sát trong khi phỏng vấn của tác giả đây là trường hợp người được hỏi chưa nói đúng sự thật. Trong khi đó, những người được hỏi trả lời việc định hướng nghề nghiệp cho con cái là cần thiết chiếm một tỉ lệ rất cao (81,75%).

Trong phỏng vấn sâu, chị N.T.T.Đ (doanh nghiệp ngoài Quốc doanh) tâm sự:

“Theo tôi thì nếu sau này cháu học được thì tôi sẽ hướng cho cháu theo học vào trường kinh tế hay thương mại gì đó để có điều kiện lo việc cho cháu.

16.14 81.75 81.75 1.75 0.35 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1

Nếu công tác ở cơ quan Nhà nước thì cũng tốt, nếu khó thì có thể làm việc cho các đơn vị liên doanh như cơ quan tôi cũng được. Bây giờ mới có một cháu nên vừa làm kinh tế vừa phải chăm sóc việc học hành cho cháu vì đời mình ít học rồi, tất cả cũng chỉ vì tương lai mai sau cho con cái”.

Nghề nghiệp là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội, nghề nghiệp gắn liền với những giai tầng xã hội, những giá trị của nghề nghiệp phụ thuộc vào vị thế xã hội của giai tầng đó. Như chúng ta đã biết, trong xã hội truyền thống, bảng giá trị được xếp theo thứ tự: sĩ - nông - công - thương, trong xã hội ngày nay trật tự thứ bậc đã có sự thay đổi, giá trị kinh tế và giá trị xã hội đã phần nào được tách ra trong suy nghĩ, trong định hướng cho con cái của các bậc cha mẹ; bảng 24 và bảng 25 dưới đây đã phần nào cho tác giả một bức tranh về hiện thực định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ.

Biểu đồ 23. Định hƣớng nghề nghiệp cho con trai

Biểu đồ 24. Định hƣớng nghề nghiệp cho con gái

Theo bảng số liệu trên tỉ lệ các bậc cha mẹ định hướng cho con cái mình vào làm việc ở khu vực Nhà nước (Cán bộ hành chính sự nghiệp) là cao nhất;

1 3.2 3.2 0.7 7 41.4 4.9 5.6 24.2 1.4 11.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1

Lao động phổ thông Công nhân kỹ thuật Buôn bán, dịch vụ Bộđội, công an Cán bộ hành chính sự nghiệp Gíao viên Bác sỹ, dược sỹ Kỹ sư Khác Không định hướng 1.1 0.7 1.8 0.4 50.2 12.6 5.6 10.2 4.9 12.6 0 10 20 30 40 50 60 1

Lao động phổ thông Công nhân kỹ thuật Buôn bán, dịch vụ Bộđội, công an Cán bộ hành chính sự nghiệp Gíao viên Bác sỹ, dược sỹ Kỹ sư

không kể con trai hay con gái: 41,4 % các bậc cha mẹ định hướng cho con trai mình là cán bộ hành chính sự nghiệp và 50,2% đối với con gái. Có lẽ trong khu vực nhà nước, nghề nghiệp có tính chất ổn định lâu dài. Trong khi đó tỉ lệ các bậc cha mẹ định hướng cho con cái mình theo nghề buôn bán dịch vụ, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là rất thấp (0,7% những người được hỏi trả lời là họ mong muốn con trai mình làm nghề buôn bán, dịch vụ và không có bậc cha mẹ nào mong muốn con gái mình buôn bán dịch vụ. Còn đối với nghề lao động phổ thông thì cũng chỉ có 1,1% các bậc cha mẹ định hướng cho con gái và không có bậc cha mẹ nào định hướng cho con trai mình sau này là những người lao động phổ thông.

Định hướng nghề nghiệp cho con cái xét theo trình độ học vấn của các bậc cha mẹ

Nhân tố học vấn của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cho con cái mình không? Liệu trình độ học vấn của các bậc cha mẹ khác nhau thì có sự định hướng nghề nghiệp cho con cái mình có khác nhau không? Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã tiến hành xử lý tương quan giữa biến trình độ học vấn của các bậc cha mẹ và biến dự định nghề nghiệp cho con cái. Kết quả được miêu tả trong bảng 25 và bảng 26.

Bảng 25. Định hƣớng nghề nghiệp cho con trai theo trình độ học vấn . Trình độ học vấn Tổng Tiểu học PTCS PTTH THCN CĐ,ĐH Sau ĐH Công nhân kỹ thuật Tần suất 1 4 4 9 % theo cột 50% 4,7% 8,5% 3,2% Buôn bán, dịch vụ Tần suất 1 1 2 % theo cột 1,2% 0,9% 0,7% Bộ đội, công an Tần suất 1 5 5 9 20 % theo cột 4% 5,9% 10,6% 8,4% 7% Cán bộ hành chính sự nghiệp Tần suất 14 54 12 30 8 118 % theo cột 56% 63,5% 25,5% 28% 42,1% 41,4%

Gíao viên Tần suất 1 4 2 7 14

% theo cột 50% 4,7% 4,3% 6,5% 4,9% Bác sỹ, dƣợc sỹ Tần suất 1 3 8 4 16 % theo cột 1,2% 6,4% 7,5% 21,1% 5,6% Kỹ sƣ Tần suất 4 7 13 38 7 69 % theo cột 16% 8,2% 27,7% 35,5% 36,8% 24,2% Khác Tần suất 1 2 1 4 % theo cột 4% 4,3% 0,9% 1,4% Không định hƣớng Tần suất 5 9 6 13 33 % theo cột 20% 10,6% 12,8% 12,1% 11,6%

Có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con trai hay không?

Tiến hành kiểm định giả thuyết H0: “không tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con trai”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,001, bậc tự do df = 17, tra bảng phân phối ữ2

, ta có ữ2

Ta có, ữ2

tới hạn = 40,790 < ữ2quan sát = 62,519. Vì thế, chúng ta có đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là, chấp nhận đối thuyết: tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con trai.

Bảng 26. Định hƣớng nghề nghiệp cho con gái theo trình độ học vấn . Trình độ học vấn Tổng Tiểu học PTCS PTTH THCN CĐ,ĐH Sau ĐH Công nhân kỹ thuật Tần suất 2 1 3 % theo cột 2,4% 0,9% 1,1% Buôn bán, dịch vụ Tần suất 1 1 2 % theo cột 50% 2,1% 0,7% Bộ đội, công an Tần suất 2 3 5 % theo cột 2,4% 2,8% 1,8% Cán bộ hành chính sự nghiệp Tần suất 1 1 % theo cột 0,9% 0,4%

Gíao viên Tần suất 17 58 21 38 9 143

% theo cột 68% 68,2% 44,7% 35,5% 47,4% 50,2% Bác sỹ, dƣợc sỹ Tần suất 1 3 9 7 14 2 36 % theo cột 50% 12% 10,6% 14,9% 13,1% 10,5% 12,6% Kỹ sƣ Tần suất 2 1 10 3 16 % theo cột 2,4% 2,1% 9,3% 15,8% 5,6% Khác Tần suất 1 3 6 15 4 29 % theo cột 4% 3,5% 12,8% 14% 21,1% 10,2% Không định hƣớng Tần suất 3 4 7 14 % theo cột 3,5% 8,5% 6,5% 4,9%

Liệu có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con gái hay không?

Tiến hành kiểm định giả thuyết H0: “không tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con gái”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,001, bậc tự do df = 15, tra bảng phân phối ữ2

, ta có ữ2

tới hạn = 37,697. Ta có, ữ2

tới hạn = 37,697 < ữ2quan sát = 54,238. Vì thế, chúng ta có đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là, chấp nhận đối thuyết: tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con gái.

Các thủ tục kiểm định đo lường mức độ mối quan hệ giữa trình độ học vấn của các bậc cha mẹ và định hướng nghề nghiệp cho con cái đã được trình bày trong phần kỹ thuật xử lý, cũng phân tích các đại lượng thống kê như phần định hướng về bậc học cho con của các bậc cha mẹ, kết hợp với số liệu được trình bày ở bảng trên ta có thể đi đến nhận xét: các bậc cha mẹ tuy ở những trình độ học vấn khác nhau nhưng hầu hết đều định hướng cho con vào làm việc tại khu vực Nhà nước (Cán bộ, công nhân viên chức) các ngành kỹ sư, giáo viên, bác sĩ. Nhưng nếu xét riêng từng ngành nghề mà các bậc cha mẹ định hướng cho con cái mình thì tác giả thấy có sự khác nhau, cụ thể xét những ngành nghề thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, yếu tố mà đa số các bậc cha mẹ đã mong muốn cho con cái mình làm việc tại đó ta thấy những bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp lại có tỉ lệ định hướng cho con cái mình vào làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp cao hơn những bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao.

Đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con trai, từ bảng trên ta thấy tỉ lệ những bậc cha mẹ học hết phổ thông cơ sở định hướng cho con cái mình làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp là 56%, những bậc cha mẹ học hết phổ thông trung học định hướng cho con cái mình làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp là 63,5%, trong khi đó tỉ lệ những bậc cha mẹ học trung học chuyên nghiệp lại định hướng cho con cái mình làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp chỉ có 25,5% và những người đã tốt nghiệp đại học định hướng cho con

mình làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng có tỉ lệ rất thấp (có 28%). Cũng từ bảng trên, có tới những 50 % các bậc cha mẹ học hết tiểu học định hướng cho con là giáo viên và chỉ có 4,7% các bậc cha mẹ học hết phổ thông trung học định hướng cho con cái mình làm giáo viên, còn đối với các bậc cha mẹ đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp định hướng cho con cái mình là giáo viên cũng rất thấp (4,3%).

Với việc định hướng nghề nghiệp cho con trai, từ bảng 26 trên cũng cho thấy số liệu không khác biệt đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con gái, nghĩa là tác giả thấy đối với những ngành nghề thuộc khu vực hành chính sự nghiệp hay giáo viên thì những bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp lại có xu hướng muốn cho con cái mình là cán bộ viên chức nhà nước nhiều hơn là những bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn.

Như vậy, ta có thể nhận xét, đối với cha mẹ mặc dù có trình độ học vấn thấp nhưng ít nhiều họ đã nhận thức được tầm quan trọng của học vấn và nghề nghiệp vì thế họ cũng muốn cho con mình làm những nghề nghiệp ổn định. Tỷ lệ các bậc cha mẹ có trình độ học vấn tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học định hướng cho con làm cán bộ viên chức nhà nước, giáo viên là rất cao, trong khi đó tỷ lệ các bậc cha mẹ đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học định hướng cho con làm cán bộ công chức hay giáo viên lại rất thấp.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)