Định hướng giá trị về tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 71 - 84)

2. Mức sống gia đình của công nhân làm việc tại doanh nghiệp:

3.1.Định hướng giá trị về tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể:

3.1.1. Tiêu chí “có nghề nghiệp ổn định”:

Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn con dâu, con rể; tuy nhiên theo kết quả điều tra, yếu tố được các gia đình ở Hà Nội quan tâm nhất khi chọn con dâu, con

rể đó chính là “Đức” sau đó là “Tài” . Phẩm chất, nhân cách con người là cái được các gia đình đánh giá cao nhất, tiếp đến họ cũng rất quan tâm đến khả năng của con dâu, con rể tương lai. Bởi vì cuộc sống đô thị hiện đại với sự cạnh tranh lớn trong xã hội, sẽ thuận lợi hơn với những người có khả năng. Cuộc sống vợ chồng trong gia đình công nhân ở Hà Nội cũng khá bình đẳng, người phụ nữ cũng có công việc ổn định và đóng góp vào thu nhập của gia đình. Cán cân thu nhập không nghiêng hẳn về phía người đàn ông nên họ rất chú trọng tới sự ổn định trong gia đình, mà trước hết là cuộc sống được đảm bảo bằng kinh tế qua sự lao động chân chính đó chính là nghề nghiệp ổn định.

Biểu đồ 3 . Có nghề nghiệp ổn định Doanh nghiệp Quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh

81.7

86.2

75.580.1 80.1

Liệu có mối liên hệ giữa công nhân làm việc tại hai doanh nghiệp với tiêu chí lựa chọn “có nghề nghiệp ổn định” hay không?

Để trả lời câu hỏi này, cần tiến hành kiểm định giả thuyết H0 “không tồn tại mối liên hệ giữa công nhân làm việc tại hai doanh nghiệp với tiêu chí lựa chọn “có nghề nghiệp ổn định”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,05 tức là với độ tin cậy 95%, bậc tự do df = 3, tra bảng phân phối ữ2, ta có ữ2

tới hạn = 9,448. Ta có, ữ2

tới hạn = 9,448 > = ữ2quan sát = 8,055. Vì thế, chúng ta chưa đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0.

Như vậy, không tồn tại mối liên hệ nào về mặt thống kê giữa hai nhóm với tiêu chí lựa chọn “có nghề nghiệp ổn định”.

85.6 87.3 74.5 83.7 82.3 <= 30 tuổi Từ 31 - 40 tuổi Từ 41 - 45 tuổi Từ 46 - 55 tuổi Trên 55 tuổi

Điều đó có nghĩa là so sánh sự lựa chọn tiêu chí “có nghề nghiệp ổn định” ở hai doanh nghiệp Quốc doanh và ngoài Quốc doanh sẽ không có sự khác biệt, sự lựa chọn tương đương nhau. Do đó, việc phân tích số liệu của hai doanh nghiệp sẽ không mang ý nghĩa bằng phân tích sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của đối tượng điều tra.

Có 82,3% người ở doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và 85,7% người ở doanh nghiệp Quốc doanh thuộc nhóm trên 55 tuổi được hỏi cho rằng một trong 3 tiêu chuẩn quan trọng nhất của việc lựa chọn con dâu, con rể là “nghề nghiệp ổn định”. Xét về tương quan nhóm tuổi, tác giả thấy có một sự biểu hiện còn mờ nhạt giữa các nhóm tuổi trong trong quan niệm này. (Cramer’s V = 0,139; Approx. Sig = 0,0000). Nhóm từ 31 - 40 tuổi có xu hướng đòi hỏi giá trị “có nghề nghiệp ổn định” hơn 4 nhóm còn lại (nhóm < = 30 tuổi: 85,6% và 81,7%; nhóm từ 31 - 40 tuổi: 87,2% và 86,2%; nhóm từ 41 - 45 tuổi: 74,5% và 75,5%; nhóm từ 46 - 55 tuổi: 83,7% và 80,1%; nhóm trên 55 tuổi: 82,3% và 85,7%). Như vậy, nhóm từ 41 - 45 tuổi có xu hướng ít đòi hỏi giá trị này hơn 4 nhóm khác. Có thể nói, đó là những người đã đang rất ổn định trong công việc, thậm chí còn có thể nói rằng họ đang cầu tiến hơn nữa, đang khát khao ở vị trí xã hội cao hơn nữa và cũng là lứa tuổi đang rất thuận lợi trong vấn đề làm giàu. Do lứa tuổi cũng như địa vị xã hội nên họ có suy nghĩ khác tuổi thanh niên (nhóm < = 30 tuổi) hay tuổi già (nhóm trên 55 tuổi).

Nói chung cả 5 nhóm đều rất đề cao giá trị “có nghề nghiệp ổn định”. Bởi thực tế, để tiến tới hôn nhân, mỗi người ít nhất phải có một nghề nghiệp nào đó ổn định, phải có tiền để nuôi sống mình chứ chưa nói đến chuyện nuôi vợ hay chồng. Tiếp đó phải có con, nuôi con để hoàn thành một gia đình hoàn thiện. Nếu không có một nghề nghiệp ổn định thật khó để duy trì cuộc sống, duy trì

hôn nhân, làm cho gia đình hạnh phúc. Đâu phải cái thời “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Ngồi ngắm nhau liệu có gì ăn để duy trì cuộc sống, duy trì hôn nhân và gia đình. Cuộc sống ngày nay càng đầy đủ bao nhiêu thì xu thế xã hội hóa sẽ càng mở ra rất nhiều cơ hội cho mọi người nhưng đồng nghĩa với nó là máy móc nhiều, dân số tăng và nguy cơ thất nghiệp rất cao. Do vậy, hơn lúc nào hết, yếu tố “có nghề nghiệp ổn định” cũng là một giá trị vô cùng quan trọng cho mọi người nói chung và trong giá trị lựa chọn con dâu, con rể nói riêng.

3.1.2.Tiêu chí “có sức khỏe tốt”:

Ngày nay, người dân vẫn đặt yếu tố sức khỏe lên hàng đầu trong các giá trị để lựa chọn con dâu, con rể. Có đến 84,4% người được hỏi cho rằng tiêu chuẩn “có sức khỏe tốt” là một trong 3 tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn con dâu, con rể.

Có thể nói, ngày nay khi điều kiện vật chất của mọi người đã cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây. Nhưng những đặc điểm cá nhân, gia đình của con dâu, chàng rể tương lai vẫn là cơ sở cho những định hướng, động cơ cho việc quyết định hôn nhân. Bởi hôn nhân là một thiết chế xã hội nên tính ổn định của hôn nhân là điều vô cùng quan trọng. Hôn nhân ổn định là một trong những yếu tố để gia đình hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “sức khỏe là vàng”. Đúng như vậy, có sức khỏe sẽ có tất cả. Sức khỏe tốt là điều rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi cá nhân, điều đó gần như là một chân lý. Tại sao giá trị này lại được đại đa số người dân lựa chọn?

Biểu đồ 4. Quan niệm về tiêu chí “có sức khỏe tốt” 83.2 81.8 87.4 79.3 83.9 84 81.5 86 77.9 82.7 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90

Ngoµi Quèc doanh Quèc doanh

Phải chăng sự lựa chọn tiêu chí “có sức khỏe tốt” của công nhân ở doanh nghiệp Quốc doanh và doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có sự khác biệt nhau? Liệu có mối quan hệ nào giữa công nhân ở doanh nghiệp Quốc doanh và doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với tiêu chí lựa chọn “có sức khỏe tốt” trong định hướng về hôn nhân của họ?

Để trả lời câu hỏi này, cần tiến hành kiểm định giả thuyết H0 “không tồn tại mối liên hệ giữa công nhân ở doanh nghiệp Quốc doanh và doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với tiêu chí lựa chọn “có sức khỏe tốt”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,05 tức là với độ tin cậy 95%, bậc tự do df = 2, tra bảng phân phối ữ2, ta có ữ2

Ta có, ữ2

tới hạn = 5,991 > ữ2quan sát = 1,704. Vì thế, chúng ta chưa đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0.

Như vậy, không tồn tại mối liên hệ nào về mặt thống kê giữa công nhân ở doanh nghiệp Quốc doanh và doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với tiêu chí lựa chọn “có sức khỏe tốt”.

Nếu xét về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong việc lựa chọn tiêu chí “có sức khỏe tốt” tác giả thấy số người chọn với con số rất cao. Các lứa tuổi khác nhau khi chọn giá trị này họ có sự lựa chọn khác nhau như thế nào?. Lứa tuổi từ 31 - 40 có 81,8% và 81,5% người đồng ý, 41 - 45 có con số rất cao: 87,4% và 86% đồng ý lựa chọn giá trị này, còn từ 46 - 55 tuổi chỉ có 79,3% và 77,9% trả lời “có” và nhóm cuối cùng trên 55 tuổi có 83,9% và 82,7% lựa chọn sự đồng ý với tiêu chí này. Như vậy, so sánh giữa 5 nhóm lứa tuổi trên ta thấy lứa tuổi từ 41 - 45 có sự lựa chọn giá trị “có sức khỏe tốt” cao nhất còn các nhóm lứa tuổi <=30 tuổi, nhóm từ 31 - 40 thấp hơn và nhóm thứ 46 - 55 thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập, đứng trước hàng loạt các giá trị mà con người phải lựa chọn, cụ thể là trong tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể cần phải có sức khỏe tốt, điều đó mới đảm bảo cho hôn nhân bền vững, gia đình hạnh phúc. Xét về các nhóm tuổi với nhau ta thấy biểu hiện khá mờ nhạt giữa các nhóm tuổi. Có thể nói, không có sự khác biệt đáng kể khi lựa chọn giá trị này.

3.1.3. Tiêu chí “có tình yêu thực sự với nhau”

Về quan điểm này có 83,5% người được hỏi trả lời đồng ý. Giá trị này đứng thứ 2 theo số lượng những người được hỏi lựa chọn.

“Có tình yêu thực sự với nhau” là một giá trị rất cần thiết cho các đôi nam nữ có thể tiến tới hôn nhân. Thời xưa, nhất là trong xã hội phong kiến, yếu tố “có

tình yêu thực sự với nhau” đã không được xã hội xét đến. Đôi nam nữ dù có yêu nhau đến mấy nếu không được gia đình hai bên chấp nhận vì lý do nào đấy như: gia đình không môn đăng hậu đối, không hợp tuổi… và muôn vàn những lý do khác làm cho đôi trai gái không bao giờ có thể đến được với nhau. Còn ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu xã hội thay đổi nên các giá trị cũng được sắp xếp lại theo những trật tự khác. Quan điểm của người dân hiện nay đã có thoáng hơn về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Họ hiểu được rằng hôn nhân không có tình yêu thì cuộc hôn nhân đó khó bền vững, gia đình khó thuận hòa, êm ấm. Nhận thức được điều đó nên đại đa số mọi người lựa chọn giá trị “ có tình yêu thực sự với nhau” là một trong 3 giá trị quan trọng nhất để lựa chọn con dâu, con rể.

Biểu đồ 5. Quan niệm của công nhân về tiêu chí “Có tình yêu thực sự với nhau”

87.4 86.1 86.1 74.5 84.8 82.9 86.9 86 75.7 89.3 85.2 <= 30 tuổi Từ 31 - 40 tuổi Từ 41 - 45 tuổi Từ 46 - 55 tuổi Trên 55 tuổi

Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Doanh nghiệp Quốc doanh <= 30 tuổi 87,4% 86,9% Từ 31 - 40 tuổi 86,1% 86% Từ 41 - 45 tuổi 74,5% 75,7% Từ 46 - 55 tuổi 84,8% 89,3% Trên 55 tuổi 82,9% 85,2%

Với câu hỏi: Có mối quan hệ nào tồn tại giữa ý kiến của công nhân thuộc hai doanh nghiệp với tiêu chí “có tình yêu thực sự với nhau” không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng xem xét giả thuyết H0 “không tồn tại mối quan hệ giữa ý kiến của công nhân thuộc hai doanh nghiệp với tiêu chí “có tình yêu thực sự với nhau”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,05, bậc tự do df = 2, tra bảng phân phối ữ2

, ta có ữ2

tới hạn = 5,991. Ta có, ữ2

tới hạn = 5,991 > ữ2quan sát = 1,75. Vì thế, chúng ta chưa đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0.

Điều đó có nghĩa là không có sự khác biệt trong quan điểm của công nhân thuộc doanh nghiệp Quốc doanh và công nhân thuộc doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trong tiêu chí “có tình yêu thực sự với nhau” khi lựa chọn con dâu, con rể. Còn xét giữa 5 nhóm tuổi khác nhau, ta thấy: nhóm tuổi <= 30 tuổi: có 87,4% và 86,9% người trả lời đồng ý giá trị này, nhóm từ 31 - 40 tuổi: có 86,1% và 86% người trả lời “có”, nhóm từ 41 - 45 tuổi: có 74,5% và 75,7% người đồng ý với giá trị trên. Nhìn vào số liệu vừa rồi, tác giả thấy ít người lựa chọn hơn cả là nhóm 3, còn lại 4 nhóm có sự lựa chọn gần giống nhau. Về quan niệm này tác giả thấy có mối liên hệ tương đối rõ giữa các nhóm tuổi (Cramer’s V = 0,151; Approx.Sig = 0,000). Ta thấy nhóm <= 30 tuổi khá thiên về quan niệm này. Đây là lứa tuổi thanh niên và trưởng thành thời kỳ đầu. Ta có thể tạm gọi là giới trẻ.

Tác giả thấy giới trẻ là lứa tuổi rất nhạy bén với thời cuộc, về giá trị này đại đa số những người ở lứa tuổi này lựa chọn (87,4% và 86,9%).

Qua 2 giá trị “có sức khỏe tốt” và “có tình yêu thực sự với nhau” tác giả thấy người công nhân đã có sự lựa chọn với số lượng rất cao 2 giá trị này (trong nhóm chung có 84,4% người lựa chọn giá trị sức khỏe, có 83,5% người lựa chọn giá tri tình yêu thực sự). Và cũng qua đó tác giả thấy rằng, 5 nhóm tuổi trên và giữa hai loại hình doanh nghiệp không có sự khác nhau nhiều lắm trong sự lựa chọn 2 giá trị trên. Như vậy, có thể nói có sự liên hệ khá rõ giữa các nhóm tuổi với nhau.

3.2.Thái độ của công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp về vấn đề “Quan hệ tình dục trước hôn nhân” của giới trẻ hiện nay:

3.2.1.Thái độ chung của các nhóm tuổi về hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân:

Khi hỏi về thái độ, suy nghĩ của mình trước vấn đề nam nữ thanh niên có quan hệ thể xác như vợ chồng trước hôn nhân thì 51,0% người được hỏi trả lời sẽ “tìm cách ngăn chặn giáo dục”. Còn 26,2% người cho rằng “không thể chấp nhận vì đó là những con người hư hỏng”, chỉ có 6,9% người cho rằng đó là “chuyện bình thường, nhưng cần tránh các bệnh lây nhiễm”. Đây là câu hỏi tác giả đưa ra chỉ chọn một phương án trả lời. Qua số liệu tác giả nhận thấy, người công nhân hiện nay đã có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân hơn trong xã hội trước đây. Trước đây, người con gái khi đã không còn trinh tiết thì khó được gia đình nhà chồng chấp nhận, thậm chí còn bị chồng hắt hủi coi thường, thậm chí bị “gọt đầu bôi vôi”. Xã hội cũng nhìn nhận người con gái khi chưa có chồng mà đã có quan hệ tình dục với con mắt rất thiếu thiện cảm.

Còn trong xã hội hiện đại, do nước ta mở cửa, giao lưu cùng bạn bè quốc tế, giá trị truyền thống của ta cũng ảnh hưởng nhiều của văn hóa và lối sống phương Tây nên đã có phần nào đó xã hội cũng đã “thoáng hơn” khi nhìn nhận vào những vấn đề nhạy cảm. Do vậy mà thái độ “không thể chấp nhận được vì đó là những con người hư hỏng” chiếm 15,7%, còn “tìm cách ngăn chặn” là 51%. Nói như anh L.V.H.: “Người con gái đã không còn trinh tiết trước khi lấy chồng là không thể chấp nhận, vì họ đã không tôn trọng chồng mình. Nếu như việc không còn trinh tiết liên quan đến quan hệ tình dục thì không thể chấp nhận”.

Ta có thể thấy, đa số đều có xu hướng duy trì những giá trị truyền thống còn một phần người dân cho rằng “đó là chuyện bình thường, nhưng cần tránh các bệnh lây nhiễm”.

3.2.2.Quan niệm của các nhóm tuổi khác nhau về hiện tượng “quan hệ tình dục trước hôn nhân”:

Về thái độ “tìm cách ngăn chặn, giáo dục” thì ở nhóm <= 30 tuổi có 51,5% người được hỏi trả lời “có”, nhóm từ 31 - 40 tuổi có: 50,3% người trả lời; nhóm từ 41 - 45 tuổi có 53,9% người trả lời; nhóm từ 46 - 55 tuổi có 40,2% người trả lời và nhóm trên 50 tuổi có 51% người trả lời. Như vậy, ta thấy ở 5 nhóm tuổi khác nhau, mọi người vẫn có xu hướng đồng ý với việc tìm cách ngăn chặn giáo dục. Giữa 5 nhóm cũng có sự khác biệt nhau trong quan niệm này nhưng sự khác biệt ít, không đáng kể. (Hệ số tương quan Cramer’V = 0,115; Approx. Sig = 0,000).

Còn trong thái độ “coi đó là chuyện bình thường, nhưng cần tránh các bệnh lây nhiễm” nhóm <= 30 tuổi chỉ có 8,2% người đồng ý, nhóm từ 31 - 40

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 71 - 84)