Mức độ quan tâm đến việc học tập của con cái:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 113)

5. Định hƣớng giáo dục cho con cái trong gia đình công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

5.3. Mức độ quan tâm đến việc học tập của con cái:

Biểu đồ 20. Mức độ quan tâm việc học tập của con cái

87.4 12.3 12.3 0.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1

Với số liệu ở bảng trên, tác giả nhận thấy trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các gia đình phải đầu tư thời gian vào nhiều việc khác, nhưng đa số các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của của em mình, cho dù sự quan tâm ấy chỉ có thể là nhắc nhở, đôn đốc con cái học hành mà chưa chỉ bảo, kèm cặp cụ thể. Từ số liệu ta thấy có tới 99,6% các bậc cha mẹ có quan tâm đến việc học hành của con cái, trong đó cũng có một tỉ lệ rất cao các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con cái mình; 87,4% những người được hỏi trả lời là học thường xuyên quan tâm đến việc học tập hằng ngày của con cái, và chỉ duy nhất 1 trường hợp (chiếm 0,4%) trả lời là họ không bao giờ quan tâm đến việc học hành của con. Bên cạnh đó vẫn còn 12,3% những người được hỏi trả lời rằng họ thỉnh thoảng mới quan tâm đến việc học tập của con cái. Điều này liệu có phải sự quan tâm đến việc học tập của con của các bậc cha mẹ này chỉ là nghĩa vụ, sự bắt buộc.

Với mục đích tìm hiểu những nhân tố tác động đến mức độ quan tâm đến việc học tập của các em của các bậc cha mẹ, tác giả có tiến hành xử lý tương quan giữa biến trình độ học vấn của đối tưọng điều tra (được xem là biến độc lập hay nhân tố tác động) với mức độ quan tâm tới việc học tập (đưọc xem là biến phụ thuộc, hay nhân tố bị ảnh hưởng). Kết quả được trình bày qua bảng 21 dưới đây:

Bảng 21 . Mức độ quan tâm đến vấn đề học tậpcủa con cái theo trình độ học vấn. Mức độ Trình độ học vấn Tổng Tiểu học PTCS PTTH THCN CĐ,Đ H Sau ĐH Thƣờng xuyên Tần suất 2 24 70 39 96 18 249 % theo cột 100% 96% 82,4% 83% 89,7% 94,7% 87,4 % Thỉnh thoảng Tần suất 1 15 7 11 1 35 % theo cột 4% 17,6% 14,9% 10,3% 5,3% 12,3 % Không bao giờ Tần suất 1 1 % theo cột 2,1% 0,4%

Liệu có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mức độ quan tâm đến vấn đề học vấn của con cái hay không?

Tiến hành kiểm định giả thuyết H0: “không tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mức độ quan tâm đến vấn đề học tập của con cái”

Với mức ý nghĩa ỏ = 0,001, bậc tự do df = 10, tra bảng phân phối ữ2

, ta có ữ2

tới hạn = 29,588. Ta có, ữ2

tới hạn = 29,588 > ữ2quan sát = 10,854. Vì thế, chúng ta không có đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là, không tồn tại mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mức độ quan tâm đến vấn đề học tập của con cái.

Cha mẹ và các thành viên khác, với trình độ văn hoá, nghề nghiệp, công tác xã hội khác nhau cũng tham gia giáo dục - xã hội hoá trẻ em theo các phương thức khác nhau. Các bậc cha mẹ có học vấn ở bậc tiểu học tham gia vào việc học tập của con cái chiếm tỉ lệ là 100% thì các bậc cha mẹ có trình độ học vấn phổ thông trung học thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con chiếm tỉ lệ là

96%, và tỉ lệ các bậc cha mẹ có trình độ học vấn đại học, cao đẳng thường xuyên quan tâm đến việc học của con là 89.7%.

Mặt khác, giáo dục - xã hội hoá còn được thể hiện cụ thể trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, định hướng nghề nghiệp, giáo dục pháp luật, giáo dục lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và giao lưu văn hoá quốc tế với nhiều phương tiện hiện đại, con cái trong gia đình cần được giáo dục, hướng dẫn chọn lọc những tinh hoa, phát triển nhân cách đúng hướng. Điều quan trọng là việc gia đình phối hợp với học đường, với cộng đồng, với xã hội thực hiện chức năng giáo dục - xã hội hoá có kết quả, để cho thế hệ trẻ từ trong gia đình đến xã hội nhận thức đúng và học đóng các vai trò của mình để gia nhập vào xã hội một cách chủ động và sáng tạo.

Qua số liệu điều tra cho thấy việc học tập của con cái là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Ai cũng muốn cho con cái mình trở thành người hữu ích cho xã hội, cho gia đình và cho chính tương lai của họ. Muốn vậy, không có con đường nào khác là tích luỹ kiến thức. Những gì mà cha mẹ dành cho con cái mình không chỉ là tình thương mà con bao gồm nhiều yếu tố khác. Có kiến thức, con người sẽ tồn tại mãi mãi và là hành trang quan trọng nhất để con cái khẳng định được vị trí của mình trong xã hội phát triển không ngừng. Tình cảm trong gia đình, học vấn đó là những nhân tố luôn được các bậc cha mẹ quan tâm, nhưng thật là không đầy đủ nếu tác giả chỉ nghiên cứu định hướng về bậc học cho con cái của các bậc cha mẹ. Nếu chỉ có học vấn, cố học thật nhiều kiến thức mà không có định hướng về công việc phù hợp với khả năng, đáp ứng nhu cầu của xã hội thì đó cũng chỉ là một mớ lý thuyết xuông và gây sức ép cho xã hội như tác giả đã đề cập ở phần trước. Vậy việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong các gia đình công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp hiện nay ra sao?

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)