Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 59 - 63)

1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội:

Hà Nội là thủ đô của cả nước, với vị trí là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội. Đây là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể xã hội, các Đại sứ quán trên 150 nước, các Tổ chức Quốc tế…

Hiện nay, Hà Nội có 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên; và 5 huyện ngoại thành: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm. Được chia thành các quận trung tâm, các quận ven và thị trấn trung tâm huyện. Hà Nội có diện tích 920,97 km2. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 3.317 người/km2

.

Hà Nội là nơi hoạt động thương mại, giao lưu kinh tế diễn ra nhộn nhịp, có nhiều điều kiện thuận lợi để loại hình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh hình thành và phát triển sớm hơn so với các địa phương khác. ở Hà Nội, lĩnh vực thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp ngoài Quốc doanh nhất đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong lĩnh vực thương nghiệp ở Hà Nội có nhiều đơn vị tham gia buôn

bán máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, làm đại lý cho các xí nghiệp trong nước cũng như các hãng nước ngoài hoặc bán lẻ những hàng hóa vật dụng gia đình cao cấp, mở siêu thị…

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 538.362 công nhân viên chức lao động, có 55,9 vạn người thuộc các đơn vị có tổ chức công đoàn, trong đó: Lao động trong các doanh nghiệp Trung ương là 20,7 vạn người chiếm 37%, lao động trong các doanh nghiệp địa phương 5,4 vạn chiếm 10%, lao động khu vực ngoài Quốc doanh là 13 vạn người chiếm 23%, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,8 vạn người chiếm 5%, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp là 14 vạn người chiếm 25% và toàn thành phố có 800 HTX công nghiệp với trên 6000 lao động.

Do yêu cầu sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Quốc doanh nên số lượng công nhân viên chức lao động và doanh nghiệp địa phương giảm đi 14% (từ 6,28 vạn còn 5,4 vạn người, các doanh nghiệp năm 1996 có 354 doanh nghiệp, đến năm 2003 còn 623 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp ngoài khu vực Quốc doanh tăng lên 27% (từ 10,2 vạn lên 13 vạn người). Các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh tăng nhanh. Trong khi lao động khu vực hành chính sự nghiệp chỉ tăng 3,7%.

Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, 40% doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng lao động, trong các doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở thì 46% đã ký thỏa ước lao động tập thể, 37% doanh nghiệp có nội quy lao động. Mức lương của các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh như sau: Công ty TNHH là 1.200.000đ/tháng, Công ty cổ phần là 900.000đ/tháng, Công ty ngoài Quốc doanh là 2.000.000đ/tháng, HTX là 600.000đ/tháng.

Chất lượng đội ngũ công nhân viên chức lao động trên địa bàn thành phố được nâng lên nhiều mặt và được trẻ hóa. Số công nhân viên chức lao động có trình độ PTTH trở lên chiếm 76%, trung cấp nghiệp vụ khoảng 25,91%, Đại học chiếm 26,23%, công nhân tay nghề bậc 4/5 chiếm 29%, công nhân tay nghề bậc 6/7 chiếm 94%. Đa số công nhân viên chức lao động có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ mới theo kịp xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Đôi nét về các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Đa số các quốc gia trên thế giới đạt được sự tăng trưởng kinh tế chính là vì các nước đó có chính sách làm cho loại hình doanh nghiệp và công ty tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều, phát triển ở tầm cỡ quốc gia và quốc tế. ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển, số vốn đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh chiếm đến hai phần ba trong cả nước. Một phần ba còn lại hoặc ít hơn thuộc về các doanh nghiệp Quốc doanh, thuộc những lĩnh vực mà tư nhân không được phép hoặc không thể đầu tư.

Từ năm 1989, kinh tế ngoài Quốc doanh ở nước ta đã được chính thức thừa nhận và nhanh chóng trở thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của hiện nay. Các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này bao gồm các công ty ngoài Quốc doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hộ kinh doanh cá thể hoạt động bên cạnh các doanh nghiệp Quốc doanh, đã và đang góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Theo thống kê số doanh nghiệp Quốc doanh năm 1991 là 9.832 doanh nghiệp thì đến 6 tháng đầu năm 1996 còn 6.264 doanh nghiệp, giảm 1,56 lần. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài Quốc doanh năm 1991 là 122 doanh nghiệp, đến tháng 6 năm 1996 là 23.995 doanh nghiệp, tăng lên 196,68 lần.

Đến năm 2001 cả nước đã có khoảng 72.000 doanh nghiệp các loại được cấp phép kinh doanh. Trong đó, 42.000 doanh nghiệp tư nhân; 27.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ngoài ra, còn có khoảng 4.000 hợp tác xã các loại, hơn 10.000 trang trại và hàng trăm ngàn hộ sản xuất kinh doanh cá thể có nhiều tiềm năng.

Trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành may mặc, chế biến thực phẩm và đồ uống… Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn đang là hình thức được ưa chuộng nhất và được phát triển với tốc độ rất nhanh. Công ty cổ phần tuy số lượng ít hơn nhiều nhưng ngược lại huy động được số vốn lớn.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế về máy móc, thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định nên trong 3 năm qua giữ vững nhịp độ phát triển cao, góp phần quan trọng thúc đẩy toàn ngành công nghiệp đất nước phát triển ổn định. Khu công nghiệp này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, có kỹ thuật, có công nghệ cao, có chất lượng và sức cạnh tranh. Sự có mặt của đầu tư nước ngoài làm tăng tính chất thị trường của nền kinh tế. Dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã làm cho nguồn rót vốn vào Việt Nam bị giảm sút trong nhiều lĩnh vực, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn ổn định và phát triển cao và tỷ trọng lớn, công nghiệp đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ đắc lực về nhịp độ tăng trưởng cho công nghiệp cả nước, đóng góp ngân sách đáng kể.

Tóm lại thời gian vừa qua, các doanh nghiệp kinh tế đã tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần làm giảm sức ép về việc làm trong xã hội, giảm thất nghiệp. Một số lượng không nhỏ doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao động mới vào làm việc. Số việc làm mới nhờ tác động trực tiếp của Luật doanh nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động. Bên cạnh đó, việc xuất hiện một nhóm công nhân mới là kết quả tác động của các chính sách làm dịch chuyển lực lượng lao động giữa các thành phần kinh tế và bổ sung liên tục một lực lượng gia nhập đội ngũ công nhân mới. Điều đó dẫn đến hai xu hướng trái ngược nhau giữa các doanh nghiệp Quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Số doanh nghiệp Quốc doanh và số lượng công nhân trong đó giảm đi. Trong khi đó số các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và số lượng công nhân ngoài Quốc doanh lại không ngừng gia tăng. Có thể nói rằng cơ cấu thay đổi đã ảnh hưởng tới cơ cấu lao động, làm thay đổi về số lượng và chất lượng lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế.

Những điều tra Xã hội học trong thời gian gần đây đã cho thấy chính những thành công bước đầu nhưng đáng kể của sự đổi mới đất nước đã tạo ra thế hệ người lao động mới góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự biến đổi nhanh của hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội đã ảnh hưởng lớn đến định hướng giá trị về gia đình của người lao động nói chung.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)