Định hướng về người chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ gia đình.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 93)

1 Không có ý kiến, ý kiến khác

4.4.Định hướng về người chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ gia đình.

vợ đòi hỏi chồng mình phải tuân thủ nhiều hơn. Điều này lại một lần nữa giải thích rằng cái “tiềm thức gia trưởng” vẫn còn đâu đó ẩn náu trong tư duy của người đàn ông. Trên bề mặt, người chồng hầu như thể hiện vị trí tương đương của người vợ trong quan hệ gia đình. Tuy nhiên, trong chiều sâu của ý thức, cái thứ “tôn ti trật tự” của gia đình truyền thống, gia trưởng vẫn còn biểu hiện. Điều này được thể hiện việc đánh giá về trách nhiệm, nghĩa vụ của đôi vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.

4.4. Định hướng về người chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ gia đình. gia đình.

Khi xem xét quan điểm “Người chồng là người chịu trách nhiệm chính trong mối quan hệ gia đình”, tác giả có kết quả ở dưới đây:

Bảng 11: Ngƣời chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ gia đình

TT

Quan niệm

Cấp độ đồng ý

Chồng là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ

gia đình

Vợ là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ

gia đình

Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%)

khác hoặc không trả lời

2 Không đồng ý 8,5 4,3 12,2 6,7

3 Không hoàn toàn đồng ý 51,2 70,5 63,4 81,9

4 Đồng ý 39 23,3 17,1 6,2

5 Tổng (%) 100 100 100 100

6 C 0,188 0,089

7 S 0,07 0,75

Nếu xét hệ số tương quan C=0,188 với S = 0,07 tác giả thấy không có sự khác biệt quan niệm giữa vợ và chồng về “người chồng là người chịu trách nhiệm chính trong quan hệ gia đình. Tuy nhiên, nếu xét theo mức độ đồng ý ta thấy có sự khác biệt giữa các cấp độ với tư cách là thái độ của vợ chồng trước việc giải quyết vấn đề này. Ở cấp độ ít đồng ý, người vợ thể hiện thái độ ít đồng ý hơn so với người chồng (50,2% so với 70,5%). Trong khi đó, ở cấp độ đồng ý thì người chồng lại nhiều hơn người vợ (39% so với 23,3%). Như vậy, có thể nói người chồng khẳng định một cách khá rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của mình trong quan hệ gia đình. Tính chất khẳng định của người chồng cũng phản ánh một phần nhận thức về vai trò cũng như uy tín, quyền lực của họ trong gia đình. Đó là cơ sở giúp tác giả hiểu được mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại về vai trò của người chồng trong gia đình hiện nay. Quan niệm về vai trò trụ cột của người chồng trong gia đình cũng còn khá đậm nét trong cả hai giới, trong đó ở nam giới mức độ này rõ nét hơn nữ.

Nhìn bảng tương quan trên tác giả thấy rằng cả nam và nữ đều khẳng định vai trò của người chồng là chính trong mọi quan hệ gia đình. Tuy nhiên, quan niệm cho rằng vợ là người chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ gia đình

chưa được ủng hộ cao từ cả hai giới. 17,1% nam và 6,2% nữ tán thành với quan niệm “vợ là người chịu trách nhiệm chính trong quan hệ gia đình”. Nói cách khác chính người vợ cũng không khẳng định vai trò trụ cột của họ trong gia đình.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 93)