Trình độ học vấn của cha mẹ là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giáo dục cho con cái.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 131 - 137)

Trong quá trình nghiên cứu, các giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng, những vấn đề cơ bản về mặt nội dung đã được làm rõ trong đề tài này. Sau đây là những nét chính mà luận văn đã đề cập:

- Thu nhập: Nhìn chung, đội ngũ công nhân ở hai doanh nghiệp này phần

lớn đến từ các vùng nông thôn, phụ cận với các khu công nghiệp. Do đó, thu nhập của họ đóng vai trò rất quan trọng đối với gia đình. Mỗi người công nhân lao động phải đi làm để củng cố thêm vào thu nhập trong gia đình do vậy “không dám nghỉ làm ngay cả khi không được khỏe”.

- Mức tiêu dùng: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt

giữa gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và gia đình công nhân doanh nghiệp Quốc doanh. Qua tiêu chuẩn về chất lượng nhà cửa, tác giả thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và gia đình công nhân doanh nghiệp Quốc doanh. Số gia đình của doanh nghiệp Quốc doanh sống ở nhà cấp 4 chiếm vị trí cao nhất, vẫn có gia đình phải sống ở nhà tranh, nhà đất. Trong khi doanh nghiệp ngoài Quốc doanh không có gia đình nào phải sống nhà tranh, nhà đất mà đặc biệt có một số gia đình sống trong nhà biệt thự. Khi phân tích về việc sử dụng các đồ dùng trong nhà, tác giả cũng thấy sự khác biệt rõ rệt về việc sử dụng các phương tiện đắt tiền. Tỷ lệ gia đình doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có ô tô và xe máy nhiều hơn gia đình doanh nghiệp Quốc doanh. Có thể nói rằng, mức sống gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh cao hơn mức sống gia đình công nhân doanh nghiệp Quốc doanh thông qua các thang đo về nhà ở và việc sử dụng đồ dùng trong gia đình. Mức sống của gia đình có ảnh hưởng tới lối sống của họ được thể hiện qua việc định hướng giá trị trong hôn nhân.

- Định hướng giá trị của công nhân về tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể thiên về những giá trị rất cụ thể và thực tế. Trong điều kiện khó kiếm công ăn việc làm như hiện nay đòi hỏi ở con người phải có sức khỏe tốt để có điều kiện thích nghi những khó khăn về vật chất và tiền bạc. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn đòi hỏi ở người mình yêu một tình yêu chân thành, họ sợ những tình cảm giả dối, họ thiên về những giá trị tri thức hơn là những giá trị về vật chất tiền bạc. Họ không đồng tình ủng hộ với những lối sống xa hoa với họ. Một người có thu nhập và nghề nghiệp ổn định, được làm việc trong môi trường văn hóa xã hội tốt đẹp lành mạnh cũng là một trong những tiêu chuẩn được người công nhân đánh giá cao. Mô hình bạn đời lý tưởng của họ là có sức khỏe tốt, có tình yêu thực sự với nhau và có một nghề nghiệp ổn định.

Mặc dù mức sống của gia đình hai loại hình doanh nghiệp có khác nhau. Tuy nhiên, định hướng giá trị về gia đình của họ lại gần như trùng hợp. Họ có chung quan điểm, suy nghĩ và cách thức hành động về những vấn đề có liên quan đến hôn nhân trong gia đình.

-Định hướng giá trị trong phân công lao động: Có sự khác biệt giữa gia

đình người công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và gia đình công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp Quốc doanh đối với việc phân công lao động trong gia đình. Tính chất bất bình đẳng về giới còn thể hiện rõ trong gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp Quốc doanh. Hầu hết các công việc trong gia đình đều do người phụ nữ đảm nhận và hầu như người chồng chỉ thực hiện những vai trò chính ví dụ sửa chữa nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Trong khi đó những công việc diễn ra hàng ngày thì phần lớn đều do người vợ đảm nhận. Đối với gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh không có gì khác với doanh nghiệp Quốc doanh. Về tổng thể, người phụ nữ trong gia đình vẫn vất vả

hơn nam giới vì họ phải thực hiện nhiều đầu công việc hơn và những công việc đó lại chiếm hầu hết thời gian trong sinh hoạt gia đình. Hơn nữa đó là việc thường xuyên hàng ngày. Nói cách khác, xu hướng chia sẻ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình công nhân cũng phần nào thể hiện sự tiến bộ về bình đẳng nam nữ trong quan hệ gia đình.

- Định hướng giá trị trong quan hệ vợ chồng: Người chồng thể hiện quan

hệ quyền lực của mình trong phân công lao động gia đình mà còn trong quan hệ tình dục, tình yêu. Kết quả thực nghiệm cho thấy, người phụ nữ đòi hỏi chồng phải tuyệt đối chung thuỷ cao hơn so với nam giới. Điều này có nghĩa là khái niệm về chung thuỷ tuyệt đối ở người vợ chiếm tỷ trọng cao hơn so với người chồng. Người vợ tự đặt cho mình phải chung thuỷ tuyệt đối lên đầu, trong khi đó quan niệm này đối với người chồng thì lỏng lẻo hơn. Điều này cũng giải thích cho tác giả thấy rằng những giá trị truyền thống như chung thuỷ của người vợ đối người chồng vẫn còn ngấm khá sâu, còn rất đậm nét trong ý thức của người phụ nữ Việt Nam.

Mối quan hệ quyền lực còn thể hiện trong việc bàn bạc dân chủ giữa vợ và chồng đối với mọi quyết định. Trong gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, vợ chồng có sự thống nhất tương đối về việc phân công và trách nhiệm của nhau trong gia đình. Trong gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh có sự tương đồng về việc đánh giá vai trò của chồng cũng như vợ trong các quan hệ gia đình, xã hội. Họ đều cho rằng, trách nhiệm, nghĩa vụ tương đương nhau thì quyền hạ cũng phải tương ứng nhau. Khi xét về “trách nhiệm chính” của vợ chồng trong quan hệ gia đình, công trình nghiên cứu này khẳng định rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa vợ và chồng. Như vậy, nếu phân tích trên bề mặt của sự kiện quan hệ, tác giả thấy một nền dân chủ tương

đối rõ trong quan hệ vợ chồng gia đình công nhân doanh nghiệp. Tuy nhiên xét theo chiều sâu cuả hệ thống giá trị, tác giả vẫn phát hiện ra sự tiềm ẩn của những giá trị “gia trưởng” trong gia đình công nhân doanh nghiệp. Những giá trị có tính chất tiềm ẩn này có thể không thể hiện trong quan hệ bình thường giữa vợ chồng nhưng rất dễ có thể biểu hiện khi xuất hiện xung đột trong gia đình.

Sự chuyển đổi vai trò trụ cột kinh tế cuả người chồng vẫn còn được thể hiện khá rõ trong tiềm thức cuả các hoạt động. Nói cách khác, người vợ vẫn còn mong đợi người chồng thực hiện vai trò kinh tế trong gia đình. Sự chuyển đổi về mặt giá trị cho thấy sự tương thích giữa mong đợi của vợ và chồng đối với vai trò trụ cột kinh tế của người chồng. Điều này lại một lần nữa khẳng định quan niệm của tác giả về việc chuyển đổi những giá trị truyền thống tương đối chậm chạm so với các loại giá trị khác.

Khi xét tới quan hệ xung đột trong gia đình, tác giả càng thấy vai trò của người chồng là người quyết định hoà giải các xung đột .Vai trò này được khẳng định không những từ phía người chồng mà còn cả từ phía người vợ.

- Định hướng giá trị về gia đình thể hiện trong giáo dục con cái. Trong gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, việc giáo dục cách ứng xử của con cái trong gia đình cũng như việc giáo dục các môn học văn hoá, đạo đức, khoa học kỹ thuật, sức khoẻ và định hướng nghề nghiệp là những giá trị hàng đầu. Những giá trị khác như tôn giáo ít được quan tâm. Những giá trị liên quan đến bản năng sinh học còn được duy trì khá vững chắc ở gia đình doanh nghiệp Quốc doanh so với gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trong khi những giá trị liên quan đến đời sống gia đình thì có sự khác nhau giữa hai loại gia đình này. Mức độ khác nhau giữa chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội cụ thể. Riêng lĩnh vực giáo dục giới tính, có sự khác biệt nhất định giữa gia đình

công nhân doanh nghiệp Quốc doanh và gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Gia đình công nhân doanh nghiệp Quốc doanh ít quan tâm đến lĩnh vực này hơn so với gia đình công nhân ngoài doanh nghiệp Quốc doanh điều này nó được phản ánh như là một đặc trưng của nền văn hoá phương Đông.

Các thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục con cái nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn phụ thuộc vào cha mẹ. Ở gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh người ta dành nhiều thời gian và đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, văn hoá, ứng xử. Về việc định hướng cho con cái trong lĩnh vực học tập từ bậc cao đẳng Đại học trở lên trong gia đình công nhân doanh nghiệp ngoài Quốc doanh không có sự khác biệt lớn giữa con trai và con gái. Cũng tương tự như vậy đối với gia đình công nhân doanh nghiệp Quốc doanh. Đây là một điều đáng mừng đối với tương lai của thế hệ con cháu chúng ta bởi sự dân chủ, bình đẳng trong quan niệm của các bậc cha mẹ về con trai và con gái.

Định hướng giá trị trong việc sử dụng thời gian rỗi của công nhân: các hoạt động rỗi của người công nhân chủ yếu là các hoạt động có tính cá nhân. Các hoạt động có tính liên cá nhân chỉ ở mức độ thỉnh thoảng mới có. Hầu như người công nhân rất ít tham gia các hoạt động xã hội. Mục đích sử dụng thời gian rỗi chủ yếu thực hiện trong phạm vi cá nhân hoặc nhóm nhỏ.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay (Trang 131 - 137)