9. Phương pháp nghiên cứu
3.4 Một số hoạt động thử nghiệm CTXH trong trƣờng học
Trước khi xây dựng một mô hình công tác xã hội trong trường học, bên cạnh việc nghiên cứu thực trạng các khó khăn mà học sinh đang gặp phải cũng như nhận thức và nhu cầu của học sinh về các dịch vụ trợ giúp của CTXH trong trường học, người viết cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về sự mong đợi của học sinh về một nhân viên CTXH, hay nói cách khác trong tưởng tượng của các em học sinh, hinh ảnh của một nhân viên CTXH được các em hình dung như thế nào.
STT Mong đợi của học sinh về một nhân viên CTXH trong trường học
Tần suất(%) 1 Là người có thể giải quyết các vấn đề khó khăn mà bạn gặp
phải
50,3
2 Luôn bênh vực, bảo vệ bạn 13,7
3 Là người tổ chức các hoạt động vui chơi cho các bạn học sinh 22,1 4 Là người mà bạn có thể tìm đến khi gặp khó khăn 69,9 5 Là người giúp bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề 58,7 6 Là người thay bạn giải quyết vấn đề 22,4 7 Là người luôn biết giữ bí mật, tôn trọng và tin tưởng bạn 59,9
Bảng 12: Mong đợi của các em học sinh về một nhân viên CTXH trong trường học
Qua số liệu cho thấy, đa số các em học sinh đã có những nhìn nhận đúng về vai trò của một nhân viên CTXH trong trường học. Có 69,9% các em lựa chọn phương án nhân viên CTXH là người mà các em có thể tìm đến lúc gặp khó khăn và sẽ giúp các em tìm ra cách giải quyết. Điều này chứng tỏ rằng các em rất có ý thức về vai trò của bản thân, các em muốn cùng với nhân viên CTXH sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình chứ không phải nhân viên CTXH sẽ làm thay, làm hộ. Bên
65
cạnh đó, các em cũng mong muốn nhân viên CTXH phải là người biết giữ bí mật, tôn trọng và đặc biệt luôn tin tưởng các em (59,9% học sinh lựa chọn). Học sinh THPT là lứa tuổi có nhu cầu thể hiện cái “tôi” cá nhân rất lớn. Do đó, các em luôn muốn được người khác nhìn nhận vai trò của mình, luôn tôn trọng và tin tưởng mình. Như vậy, nhân viên CTXH trước hết phải xây dựng được mối quan hệ với các em học sinh để các em tin tưởng và cảm thấy được tôn trọng đúng như nhu cầu và mong muốn của các em. “Nhân viên CTXH phải là người thân thiện, dễ gần với
bọn em” ; “Nhân viên CTXH phải là người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm thì mới tư vấn tốt cho bọn em được”; “Em không hy vọng nhân viên CTXH giống như các thầy cô trên trường, chỉ biết dạy học và không chia sẻ nhiều với chúng em”; “Nhân viên CTXH không nên là các thầy cô vừa giảng dạy vừa kiêm luôn việc trợ giúp chúng em, như thế sẽ không thoải mái” (TLN học sinh lớp 10).
Mong muốn của các em về hình ảnh của một nhân viên CTXH trong trường học chính là cơ sở để chúng ta căn cứ vào để xây dựng một phòng CTXH học đường cũng như hình ảnh nhân viên CTXH theo đúng nhu cầu của các em. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, bên cạnh việc thu thập thông tin nhằm tìm hiểu những khó khăn cũng như cầu được trợ giúp của các em học sinh, người nghiên cứu cũng đã đóng vai trò là một nhân viên CTXH trong trường học để bước đầu thực hành một số hoạt động CTXH trong trường học.