Lý thuyết Nhu cầu

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 25)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3Lý thuyết Nhu cầu

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới

biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Ngay từ sau khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa học

Nhu cầu ở mức thấp:

- Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (như không khí, nước uống, thức ăn, đồ mặc, nhà ở, tình dục…).

19

Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.

- Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản…

Nhu cầu ở mức cao

- Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

- Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng.

Qua bậc thang nhu cầu của Maslow giúp nhân viên CTXH học đường cùng với học sinh phân tích, đánh giá để nhận ra những nhu cầu nào đã đạt được và nhu cầu đang bị thiếu hụt, trẻ đang cần có nhu cầu nào trong bậc thang đó, cũng như việc các em đang gặp những khó khăn, cản trở nào trong việc thoả mãn nhu cầu của mình. Trên cơ sở đó giúp các em xác định được vấn đề hiện tại của mình để làm sáng tỏ nó.

Nhân viên CTXH học đường phải luôn nhận thức rằng, các em học sinh cần được hỗ trợ để phát triển và đạt được những nhu cầu cao hơn. Không chỉ dừng ở mức thoả mãn nhu cầu về vật chất mà còn phải tập trung giúp đỡ trẻ có những nhu cầu cao hơn về tinh thần để sống có ích và lành mạnh, cũng như thành công trong học tập và tương lai. Nhân viên CTXH học đường cần cung cấp thêm thông tin,

20

kiến thức, kỹ năng,…và liên kết các nguồn lực cũng như tư vấn cho phụ huynh và nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu của các em vì một số nhu cầu các em không thể tự mình đạt được.

Nhân viên CTXH học đường lắng nghe học sinh để hiểu các nhu cầu của các em, giúp các em tìm thấy thế mạnh, tính cách cá nhân, khả năng của bản thân phát huy được tiềm năng nhằm sử dụng chúng phục vụ cho việc thoả mãn nhu cầu và vượt lên bậc thang nhu cầu.Bên cạnh đó, nhân viên CTXH học đường cần giúp kết hợp các nguồn lực để giúp học sinh phát triển cá nhân và học hỏi, hoàn thiện bản thân mình bao gồm những cơ hội giúp các em có điều kiện để nâng cao năng lực cá nhân, năng lực tinh thần, trí tuệ biến khả năng của mình thành hiện thực, bộc lộ ở phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. [20,21]

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 25)