9. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2 Nhân viên CTXH trong trường học với vai trò trung gian, kết nối nguồn lực
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, với vai trò là một nhân viên CTXH trong trường học, chúng tôi đã tìm hiểu nhu cầu của học sinh về việc tham gia vào các buổi nói chuyện chuyên đề. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi ý kiến về mong muốn của sinh đối với các chủ đề khác nhau, trong đó tập trung vào các nhóm chủ đề chính liên quan trực tiếp đến những khó khăn mà các em học sinh đang gặp phải bao gồm chủ đề như học tập, mối quan hệ bạn bè, quan hệ với thầy cô gia đình, chủ đề về tình yêu, tình bạn khác giới và chủ đề giáo dục sức khỏe sinh sản. Số phiếu được phát ra là 80 phiếu, trong đó vấn đề mà các em mong muốn được chia sẻ nhất là vấn đề liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản. Có thể thấy rằng, ở lứa tuổi vị thành niên đây là một nhu cầu thiết yếu gắn liền vớ sự phát ntriển tâm sinh lý của các em học sinh. Đặc biệt, vấn đề sức khỏe sinh sản hiện nay vẫn chưa được xem là một vấn đề cần được quan tâm và có sự chỉ dạy, do đó kiến thức của các em về lĩnh vực này còn rất hạn chế.
Sau khi tìm hiểu được mong muốn của học sinh, với vai trò là người trung gian kết nối, người nghiên cứu đã liên hệ với các trung tâm, tổ chức có chuyên môn vềlĩnh vực này để có thể tổ chức một buổi trò chuyện nhằm hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc của các em học sinh. Chúng tôi đã kết nối với Đội tuyên truyền sức khỏe sinh sản của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn để phối hợp tổ chức một buổi giao lưu – trò chuyện với các em học sinh. Đội tuyên truyền sức khỏe sinh sản của Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là một tổ chức của các bạn sinh viên thành lập nên chuyên về tư vấn, tham vấn sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho các bạn sinh viên cũng như tổ chức các buổi trò chuyện, tư vấn tại các trường THPT.
Được sự cho phép của nhà trường cùng sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm, chúng tôi đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề vào giờ sinh hoạt của các em học sinh tại phòng học. Thành phần tham dự có 45 em học sinh, cô giáo chủ nhiệm cùng với 4 bạn sinh viên thuộc Đội tuyên truyền sức khỏe sinh sản. Buổi nói chuyện diễn ra khá sôi nổi thu hút sự tham gia của các em học sinh. Hầu hết các em đều tỏ ra hào hứng và lắng nghe chia sẻ cũng như đặt các câu hỏi để hiểu rõ hơn về các vấn
79
đề. Sau buổi trò chuyện, khi được hỏi đánh giá về buổi nói chuyện chuyên đề 95% các em học sinh đánh giá tốt về buổi trò chuyện và mong muốn có thể có thêm những buổi nói chuyện như thế này với các chủ đề khác nhau.
Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò kết nối nguồn lực là một vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên CTXH nói chung và nhân viên CTXH trong trường học nói riêng. Trong trường học luôn có nhiều vấn đề khác nhau và không phải vấn đề nào cũng nằm trong khả năng giải quyết của nhân viên CTXH. Do vậy, nhân viên CTXH cần có sự kết nối chặt chẽ với các nguồn lực bên ngoài như về y tế, pháp luật, tài chính,.. để có thể tìm đến sự trợ giúp khi các em gặp phải các vấn đề có liên quan.
80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhu cầu hoạt đông CTXH trong trường học tại trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến, tôi rút ra những nhận định có tính kết luận như sau:
Phần lớn các em học sinh tại 2 địa bàn nghiên cứu đều gặp phải những khó khăn nhất định. Các khó khăn đó bao gồm: nhóm khó khăn trong học tập, nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội và nhóm khó khăn xuất phát từ chính bản thân các em. Trong đó, khó khăn về học tập và khó khăn trong các mối quan hệ xã hội là khó khăn mà các em hay gặp nhất. Khi so sánh mức độ gặp khó khăn giữa học sinh 2 trường, mặc dù là hai trường có đặc điểm học sinh khác nhau tuy nhiên nhu cầu về trợ giúp CTXH trong trường học của các em khá giống nhau, không kể học sinh hệ công lập hay dân lập, các lớp dưới hay lớp lớn hơn mà nhìn chung tất cả học sinh đều có những vấn đề khó khăn cần đến sự trợ giúp của nhân viên CTXH vì thế CTXH trong trường học không chỉ dành riêng, ưu tiên cho các trường có học sinh chưa ngoan, quậy phá và chất lượng đào tạo thấp như một số quan điiểm hiện nay mà ngay cả những trường đạt chuẩn cũng cần đến nhân viên CTXH trong hoạt động giáo dục của mình.
Khi tìm hiểu về các phương thức trợ giúp cho học sinh khi gặp khó khăn, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thầy cô và nhà trường cũng đã có một số hình thức trợ giúp cho học sinh tuy nhiên chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh. Các hình thức trợ giúp này đa phần là việc đưa ra các lời khuyên chung chung mà chưa xem xét vấn đề dựa trên những tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh. Chính vì vậy, khi gặp khó khăn các em thường lựa chọn những cách thức giải quyết vấn đề khác nhau. Đó có thể là hình thức tự giải quyết, cũng có thể là chia sẻ và tìm sự trợ giúp từ bạn bè, người thân. Tuy nhiên, những hình thức này chưa mang lại hiệu quả cao khiến đó các vấn đề của các em thường không được giải quyết một cách triệt để.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, học sinh có nhu cầu tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp là khá cao, biểu hiện thông qua các nhu cầu của các em đối với việc thành lập phòng CTXH trong trường học với các hình thức đa dạng khác nhau bao
81
gồm trợ giúp trực tiếp, trợ giúp qua thư, điện thoại, internet, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề theo nhu cầu, thành lập các câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm,... Các em cũng đưa ra những mong muốn của mình về thời gian, địa điểm cũng như kỳ vọng của các em về một nhân viên CTXH trong trường học. Các em cũng bày tỏ mong muốn của mình về thời gian và địa điểm tư vấn. Các em học sinh có mong muốn thời gian và địa điểm phải linh hoạt để phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của mỗi em, hơn nữa các địa điểm cần phải đảm bảo tính riêng tư và bí mật thì các em mới cảm thấy tin tưởng và an tâm khi chia sẻ vấn đề của mình.
Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu những kỳ vọng của học sinh về “hình ảnh mẫu” nhân viên CTXH trong trường học. Các em học sinh đã có những nhìn nhận đúng về vai trò của một nhân viên CTXH trong trường học.Theo các em, nhân viên CTXH phải là người mà các em có thể tìm đến lúc gặp khó khăn và sẽ giúp các em tìm ra cách giải quyết. Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn nhân viên CTXH phải là người biết giữ bí mật, tôn trọng và đặc biệt luôn tin tưởng các em.
Quá trình thử nghiệm một số hoạt động CTXH tại trường học bao gồm hoạt động tham vấn, tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với vai trò kết nối thì các hoạt động này cũng đã chứng minh được tính hiệu quả, và thu hút nhiều sự quan tâm và tham gia của các em học sinh.
II. KHUYẾN NGHỊ
Xuất phát từ nhu cầu của các em học sinh đối với dịch vụ CTXH trong trường học, chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị:
Phần lớn các em học sinh đều có nhu cầu và mong muốn có phòng CTXH trong trường học nhằm giúp đỡ một cách kịp thời khi các em gặp khó khăn nhưng hiện tại cả hai trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến đều chưa có. Chính vì vậy, các trường học cần phối hợp với các trung tâm CTXH để mở phòng CTXH học đường nhằm đáp ứng nhu cầu của các em học sinh.
Việc thành lập phòng CTXH học đường cần bám sát theo nhu cầu của các em học sinh bao gồm địa điểm, thời gian cũng như các hình thức hoạt động để thu hút sự tham gia của các em học sinh và nhằm đảm bảo phòng CTXH trong trường học sẽ phục vụ lợi ích của các em học sinh.
82
Nghiên cứu cũng xin được đề xuất một mô hình CTXH trong trường học dựa trên thực tế nghiên cứu:
1. Hình thức hoạt động
Mở văn phòng CTXH học đường ở mỗi trường: có nhân viên CTXH trực tiếp trò chuyện, trao đổi, giải đáp, hướng dẫn học sinh: giải tỏa ức chế tâm lý, rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích vấn đề của bản thân, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ dễ hiểu để qua đó hình thành cho các em tính chủ động, tự tin, đồng thời ngăn ngừa nhũng sai lệch trong tâm lý và hành vi.
Mở các lớp Giáo dục Kỹ năng sống – như một hoạt động ngoại khóa của nhà trường: các lớp được tổ chức theo phương pháp giáo dục chủ động. Đây là hình thức đặt học sinh vào môi trường nhóm. Qua đó, các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong mối tương tác với mọi người xung quanh.
Mở lớp “Hỗ trợ giáo dục gia đình” cho phụ huynh học sinh: Có thể là một lớp tập huấn theo phương pháp giáo dục chủ động với nhiều nội dung, có thể chỉ là một buổi nói chuyện chuyên đề về giáo dục con cái,… với nhiều nội dung thiết thực nhằm trang bị cho phụ huynh kiến thức và kỹ năng tiếp cận, chia sẻ trong giáo dục trẻ em: những đặc điểm tâm sinh lý của con cái ở lứa tuổi dậy thì, những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi con cái ở lứa tuổi này, làm thế nào để gần gũi con cái khi ở lứa tuổi này,…
2. Đối tượng phục vụ
Học sinh: Những người gặp khó khăn về mặt tâm lý, các vấn đề trong cuộc
sống hàng ngày, trong các mối quan hệ ứng xử với bạn bè, thầy cô cũng như trong gia đình
Giáo viên: Những người gặp khó khăn trong công tác giảng dạy hay xây
dựng mối quan hệ với học sinh, người quản lí, đồng nghiệp, gặp căng thẳng trong công việc và những vấn đề trong gia đình, cuộc sống hàng ngày có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả giảng dạy.
Phụ huynh: Các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục
con, chưa có phương pháp giáo dục phù hợp và gặp trở ngại trong việc hiểu tâm lý, nhận biết các nhu cầu và việc chia sẻ tâm tư tình cảm với con cái.
83
Hệ thống quản lý, điều hành trường học: Những người quản lý, điều hành
trường học gặp vấn đề trong việc đề ra các chương trình, chính sách, các quyết định có lợi cho sự phát triển về học tập, hướng nghiệp, tinh thần của học sinh, xây dựng các chương trình giảng dạy phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh phát triển cũng như những khó khăn trong việc nắm bắt các nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của học sinh và giáo viên.
3. Chức năng, nhiệm vụ
Các hoạt động của nhân viên CTXH học đường hướng đến các chức năng cơ bản là ngăn ngừa, can thiệp chữa trị và phát triển:
Về chức năng ngăn ngừa: nhân viên CTXH cần làm việc với các bộ phận,
nhân viên khác trong trường học như giáo viên, bộ phận kỷ luật, những người quản lý để phát hiện sớm các em có biểu hiện cần đến sự giúp đỡ. Từ đó có những can thiệp thoả đáng, kịp thời trước khi vấn đề trở nên phức tạp hơn và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm giúp chủ động và dễ giải quyết vấn đề, mất ít thời gian và tốn kém nhưng đạt hiệu quả cao hơn.
Chức năng chữa trị: Sau khi nhận biết học sinh cùng với những vấn đề, nhân
viên CTXH cần giúp đỡ các em đưa ra các giải pháp và lựa chọn phương án thích hợp nhất, tiến hành các hoạt động can thiệp sử dụng kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và liên kết với các bộ phận, cơ sở dịch vụ và nguồn lực khác, cùng với giáo viên, phụ huynh để hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động trong kế hoạch can thiệp nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là phát triển nhận thức, thay đổi điều chỉnh hành vi và các thói quen không tốt.
Chức năng phát triển: Quá trình trợ giúp cũng giúp học sinh nhận ra tiềm năng của mình và tự giải quyết vấn đề qua đó giúp thân chủ tăng năng lực, cảm thấy tự tin và có thể đương đầu với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống sau này. Bên cạnh đó nhân viên CTXH học đường còn trang bị cho các em các kỹ năng cá nhân và xã hội khác để các em có thể áp dụng trong cuộc sống nhằm đạt đến thành công trong học tập và cuộc sống.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Chí An, (2006) Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở - Bán công TP. Hồ Chí Minh
2. Carl Rogers, (1992). Tiến trình thành nhân, TS .Tô Thị ánh & Vũ Trọng ứng
dịch, Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh.
3. Công tác xã hội trong trường học, Tài liệu lớp tại chức Công tác xã hội I
4. Phạm Huy Dũng, (2006) Bài giảng Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
5. Vũ Dũng (2007). Tâm lý tuổi vị thành niên. Tạp chí Tâm Lý học số 4/2007,
(trang 17 -21).
6. David Stanfford – Clark, (1998). Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyên &
Huyền Giang dịch, Nhà xuất bản Thế giới.
7. Trần Thị Minh Đức, (2009) Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
8. Trần Thị Minh Đức, (2000). Bàn về thuật ngữ tư vấn, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
9. Trần Thị Minh Đức, (2003). Thực trạng tham vấn ở Việt Nam:Từ lý thuyết đến
thực tế, Tạp chí Tâm lý học.
10.Nguyễn Thị Thu Hà, (2011), “Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực CTXH tại Việt Nam hiện nay, tr64-91, Hội thảo quốc tế 20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức, NXB ĐH QGHN
11.Nguyễn Thị Thu Hà, (2011), Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn
12.Mai Tuyết Hạnh (2011), Một số vấn đề trong thực hành công tác xã hội tại khoa xã hộ học, trường ĐH KHXH&NV hiện nay, tr110, Hội thảo 20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức. NXB Đại học QG Hà Nội
13.Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Kỷ yếu hội thảo Khoa học: Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
85
14.Nguyễn Thị Phương Hoa (2001). Một số nhận xét bước đầu về tư vấn tâm lý ở nước ta, Tạp chí Tâm lý học.
15. Kathryn Geldard & David Geldard, (2000). Công tác tham vấn trẻ em - Giới thiệu và thực hành - Tập 1, Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch, Nhà xuất bản
ĐH Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh
16.Malcolm Payne (Trần Văn Kham dịch) (1997)Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, NXB Lyceum Books, INC, 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago, tr218 17.Michel Daigniault, Giáo trình mối quan hệ trợ giúp, Nguyễn Phương Hoa &
Lưu Song Hà dịch.
18.Nguyễn Công Khanh, (2000) Tâm lý trị liệu :ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
19.Nguyễn Công Khanh, (2000). Tâm lý trị liệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
20.Nguyễn Thị Oanh (2008), Công tác xã hội Đại cương, NXB Giáo dục