Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 38)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp

Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi THPT. Theo nghiên cứu cũng như quan sát của chúng tôi, phần lớn thời gian của các em đều giành cho việc học tập. Ban ngày là học chính khóa, hết giờ học các em lại tham gia các lớp học thêm. Rõ ràng áp lực học hành và thi cử đối với các em học sinh THPT là rất lớn. Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 12, không chỉ có áp lực học hành, thi cử, mà việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cũng là một vấn đề khiến các em luôn cảm thấy băn khoăn. Với cường độ học tập như vậy thì các em có gặp phải những khó khăn trở ngại nào không? Để tìm hiểu vấn đề này, người nghiên đã đưa ra câu hỏi: Xin bạn hãy cho biết những khó khăn nào mà bạn thường gặp phải trong học tập? Thang đo bao gồm các mức đô thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc chưa bao giờ. Kết quả thu được như sau:

STT Vấn đề Các mức độ ảnh hƣởng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

1 Khó tập trung nghe giảng 10,4 50,3 28,1 11,2 2 Khó tiếp thu bài 12,0 50,2 32,6 5,2 3 Khó khăn trong việc ghi nhớ,

vận dụng kiến thức đã học

19,7 47,5 24,3 8,5

32

Số liệu trong bảng 5 cho thấy, khó khăn lớn nhất trong học tập mà các em học sinh hay gặp phải đó là khó khăn trong việc ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học. Theo thống kê cho thấy, có 67,2% học sinh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gặp phải khó khăn này.

Qua nghiên cứu, các em học sinh dành nhiều thời gian cho việc học tập, tuy nhiên lại không số thời gian còn lại không đủ để ôn tập và trau dồi lại kiến thức đã học. Khối lượng kiến thức mà thầy cô cung cấp ở trên lớp cũng như ở các buổi học thêm ngoài giờ tỷ lệ nghịch với thời gian ôn luyện và tự học ở nhà của các em.

“Ngày nào em cũng phải đi học trên lớp, rồi đi học thêm nữa. Đến khi về nhà em cảm thấy rất mệt. Bài tập về nhà lại nhiều, nhiều lúc em chỉ làm đối phó cho xong để còn đi ngủ.” (PVS. N.T.T. học sinh lớp 12).

Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm lý của học sinh còn e ngại với thầy cô nên các em không dám hỏi lại thầy cô ở những bài học mà các em cảm thấy chưa hiểu. Điều đó dẫn đến việc các em nghe giảng một các thụ động, không hiểu được bản chất của vấn đề nên khó có thể vận dụng những kiến thức đã học. “Nhiều lúc đi học mà em

chẳng hiểu thầy cô giảng cái gì, xong về nhà làm bài tập về nhà không làm được. Em nhiều lần cũng định là sẽ hỏi lại thầy cô hay bạn bè trong buổi học ngày mai nhưng thấy ngại lắm. Nhiều bạn cô gọi lên làm bài tập về nhà vẫn làm tốt nên em sợ cô và các bạn cười” (PVST.V.T học sinh lớp 12).

Bên cạnh khó khăn trong việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học thì khó khăn trong việc khó tiếp thu bài và khó tập trung nghe giảng cũng là một khó khăn lớn của các em học sinh. Có 62,3 học sinh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gặp khó khăn này.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, người nghiên cứu nhận thấy:

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ngoài học tập các em học sinh bị lôi cuốn bởi nhiều thú vui, trò chơi thú vị, các mối quan hệ bạn bè, tình bạn khác giới dẫn đến việc sao nhãng học tập làm giảm khả năng tập trung chú ý học tập, nghe giảng trên lớp của các em. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của thầy cô còn nặng về lý thuyết, đọc chép trên lớp nên chưa lôi cuốn các em vào các bài học. Điều này dẫn

33

đến tâm lý nhàm chán, không có hứng thú tham gia vào việc nghe giảng cũng như phát biểu xây dựng bài. “Em thấy học mấy môn Toán, Lý, Hóa thì khó mà thầy cô

giảng nhiều lúc em không hiểu, nên đâm ra chán học, cũng chả theo dõi thầy nói gì nữa, còn mấy môn Văn, Sử, Địa với cả các môn khác thì thầy cô toàn đọc chép, nghe chán nên ngồi trong lớp học các bạn cũng hay nói chuyện riêng, hoặc làm việc riêng..” (TLNhọc sinh lớp 11).

Ngoài những khó khăn nêu trên, trong quá trình phỏng vấn sâu cũng như thảo luận nhóm, các em cũng bày tỏ thêm về các khó khăn như: “E cảm thấy mình

kém cỏi vì sức học kém hơn các bạn”; “Bài học quá nhiều, khó, thầy cô giảng bài khó hiểu dẫn đến chán học”; “Bài học thì nhiều, thời gian thì ít. Em còn chưa kịp hiểu bài cũ thì đã phải học sang bài mới rồi” ;“Em phải chịu nhiều áp lực học tập từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè nên luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong việc học chứ không tìm thấy hứng thú trong việc học”; “Em là cán bộ lớp nên thầy cô và bố mẹ kỳ vọng vào em rất nhiều. Nhiều lúc em thấy mệt mỏi lắm, cứ lo sợ mình không thi đậu Đại học thì không biết sẽ thế nào nữa” (TLN học sinh lớp 12).

Cùng với khó khăn trong học tập, ở lứa tuổi THPT các em bắt đầu có những băn khoăn, trăn trở về mục đích cuộc sống cũng như nghề nghiệp trong tương lai, làm thế nào để chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, phù hợp với ước mơ của mình? Làm thế nào để biến ước mơ thành sự thật? Lúc này đây, các em bắt đầu có những mâu thuẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình, đôi khi có những mâu thuẫn với năng lực của bản thân, mâu thuẫn với sự mong muốn và kỳ vọng của bố mẹ. Thêm vào đó các em chưa hiểu rõ đặc điểm, bản chất của các nghề nghiệp khác nhau. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai như thế nào được các em đặc biệt quan tâm ngay từ khi bước vào lớp 10 và ngày càng trở nên cấp thiết hơn với các em học sinh cuối cấp.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, người viết nhận ra rằng, hầu hết các buổi tư vấn, hướng nghiệp được nhà trường tổ chức chỉ dành cho học sinh cuối cấp lớp 12 chứ chưa tổ chức rộng rãi cho cả ba lớp 10,11,12. Như vậy, những băn khoăn, trăn trở của các em ngay từ bước vào cấp 3 chưa được định hướng rõ ràng ngay từ đầu, dẫn đến việc các em không có một mục tiêu cụ thể ngay khi bước vào

34

cấp 3 mà đến cuối cấp mới được cung cấp một số thông tin thông qua các buổi hướng nghiệp mà nhà trường tổ chức. “Từ hồi vào học lớp 10 em đã rất băn khoăn

về nghề nghiệp tương lai và cũng muốn có ai đó giúp em có thêm thông tin về các ngành nghề để mà lựa chọn để có mục tiêu rõ ràng còn biết cố gắng mà học chứ mông lung lắm. Em chả biết tương lai mình sẽ làm nghề gì nữa. Giờ lớp 12 nhà trường mới tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp cho bọn em. Nhưng em thấy vẫn không được rõ ràng gì cả. Vẫn cứ băn khoăn mãi chọn nghề gì, chọn trường gì bây giờ..” (PVS N.V.H học sinh lớp 12). Như vậy, có thể thấy hoạt động tư vấn, hướng

nghiệp đã được nhà trường tổ chức tuy nhiên còn chưa đi vào chiều sâu. Hoạt động hướng nghiệp chỉ dành cho các em học sinh lớp 12. Hơn nữa, nội dung hướng nghiệp chỉ mới cung cấp một số thông tin về các trường đang có nhu cầu tuyển sinh và ngành học, việc trợ giúp học sinh tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì chưa được chú trọng. Nhiều em học sinh qua buổi hướng nghiệp vẫn chưa tìm ra cho mình một ngành nghề phù hợp và vẫn còn những trăn trở nhưng hầu hết những trăn trở sau đó không được giải đáp đến đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em nhiều lúc chỉ theo cảm tính, theo bạn bè và sự tư vấn của thầy cô, bố mẹ. Các em thường có chung xu hướng tìm hiểu điểm đầu vào của các trường Đại học, Cao đẳng và căn cứ vào đó để lựa chọn trường học phù hợp khả năng của bản thân. “Vì không hiểu rõ đặc điểm của các ngành học ở trường Đại học, cao đẳng nên em thường xem thông tin điểm đầu vào của năm trước, rồi căn cứ điểm thi thử của mình xem vào trường nào, khoa nào thì khả năng thi đỗ sẽ cao chứ nhiều lúc cũng chả biết ngành đó học cái gì, ra trường làm gì. Đôi lúc ngành em thích điểm lại cao nên em cũng không dám nạp hồ sơ. Thầy cô, bố mẹ thì cứ bảo phải chọn ngành nào, trường nào xác suất đỗ cao thì nộp hồ sơ thôi ạ” (PVS T.P.T học sinh lớp 12). Chính vì vây, các em luôn có sự mâu thuẫn giữa năng

lực của bản thân với ước mơ, mong muốn của mình. Thêm vào đó là sự mâu thuẫn với sự kỳ vọng của bố mẹ, người thân. “ Em mong ước sau này trở thành luật sư

nhưng điểm vào trường Luật khá là cao nên em không dám thi”; “Bố mẹ em thì muốn em thi kinh tế để sau này nối nghiệp bố mẹ nhưng em lại không thích cho lắm. Em đang băn khoăn không biết nên thi vào trường nào”; “Bố mẹ muốn em thi vào

35

trường kiến trúc vì mẹ em làm bên kiến trúc, sau ra trường có chỗ làm luôn không phải nghĩ”; “Thầy cô khuyên chúng em nên cân nhắc khi chọn trường, phải biết mức học mình ở đâu mà nộp đơn, không lại trượt Đại học,..” ; “Bố mẹ em bảo cứ chọn trường nào vừa vừa điểm để đỗ Đại học cái đã, những cái ước mơ, sở thích gì thì để sau, gì thì gì cũng phải đỗ Đại học”. TLNhọc sinh lớp 12. Như vậy, vô hình

chung bố mẹ và thầy cô đã không quan tâm đến suy nghĩ của các em mà chỉ muốn các em chọn nghề theo sự tư vấn của bố mẹ bởi những lý do liên quan đến công việc về sau cũng như đến thành tích của nhà trường là phải có tỷ lệ học sinh đỗ Đại học cao. Khi hỏi về vấn đề này, các em đều mong muốn được mọi người lắng nghe, chia sẻ những mong muốn của các em chứ không phải áp đặt các em phải thi trường này, phải học ngành kia. Hình thức tư vấn hướng nghiệp ở 2 trường mà chúng tôi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tư vấn tập trung cả lớp chứ chưa có tư vấn trực tiếp với từng cá nhân khi các em có nhu cầu. Hơn nữa, bản thân những người tham vấn cho các em học sinh lại là giáo viên chứ không phải là nhân viên CTXH hay một nhân viên tham vấn học đường. Giáo viên thường chưa được trang bị đầy đủ về các kỹ năng tham vấn cũng như những kiến thức và công cụ tham vấn nên hiệu quả tư vấn không được cao dẫn đến việc nhiều thắc mắc, băn khoăn của các em chưa được giải đáp một cách thấu đáo. Như vậy, có thể nhận ra rằng, trong trường học đang thiếu một nhân viên CTXH làm việc với vai trò tham vấn định hướng nghề nghiệp cho các em. Đó là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn và luôn sẵn sàng lắng nghe những trăn trở của các em, cùng với các em từng bước tháo gỡ những băn khoăn đó.

Vai trò tham vấn nói chung và tham vấn hướng nghiệp nói riêng là một vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên CTXH trong trường học. Tham vấn hướng nghiệp là quá trình trợ giúp, cung cấp cho các em đầy đủ thông tin về nghề nghiệp mà các em mong muốn. Đồng thời giúp đỡ các em vượt qua những khủng hoảng, những băn khoăn khi có sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhân viên CTXH cũng là ngườ giúp các em nhìn nhận điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân để giúp các em tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhân viên CTXH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

giúp các em nhận ra bản chất của vấn đề từ đó các em có thể hiểu rõ mình cần phải làm gì và mình nên đưa ra quyết định như thế nào.

Thực tế cho thấy, song song với hoạt động học tập, hoạt động hướng nghiệp là một hoạt động quan trọng cần được chú trọng và các buổi tư vấn, hướng nghiệp cần được tổ chức ngay từ khi các em vào học lớp 10 để các em có thể xác định rõ mục tiêu cần phấn đấu trong 3 năm học THPT. Nếu công tác này được thực hiện tốt, học sinh sẽ lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với mong muốn của bản thân. Bởi sau đó, nếu được học ngành nghề mà mình thích, các em có nhiều đam mê, và hứng thú trong học tập hơn, hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Nếu công tác hướng nghiệp không được tốt, cho dù thi đỗ vào trường như bố mẹ và thầy cô mong muốn nhưng các em không có hứng thú với ngành học đó dẫn đến các hệ lụy khó lường như: chểnh mảng học hành, đua đòi bạn bè thậm chí là bỏ học. Hiện nay, có nhiều trường hợp do không chọn đúng ngành nghề phù hợp mà khi ra trường các bạn sinh viên thường làm công việc trái ngược hoàn toàn với những gì được đào tạo. Một số khác lại thay đổi ngành nghề liên tục gây mệt mỏi, chán nản cho bản thân và gia đình. Như vậy, nếu công tác tư vấn hướng nghiệp không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn kéo dài về sau, gây nhiều tổn thất cho người học, gia đình và xã hội.

Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn của các em được phản ánh qua điều ước,chúng tôi cho các em viết ra 3 điều mà mình mong muốn nhất. Số phiếu được phát ra là 80 phiếu, trong số đó có 25 phiếu cho các em học sinh lớp 10, 20 phiếu học sinh lớp 11 và 35 phiếu ở học sinh lớp 12. Qua số liệu thu được, có hơn 96 % các em đều nói về vấn đề học tập ở điều ước đầu tiên “ Em ước đậu Đại học, được

điểm cao trong kỳ thi sắp tới, đạt danh hiệu học sinh, học tốt Tiếng Anh để được đi du học”. Cụm từ: “Đỗ Đại học và được trường ĐH mong muốn” là cụm từ xuất hiện nhiều nhất trong số điều ước mà các em ghi ra (96,7% các em ghi điều ước này). Qua điều ước của các em có thể thấy rõ hơn về việc học tập là một nhiệm vụ quan trọng của các em học sinh và luôn được các em quan tâm và lo lắng. Chính vì vậy, nó đã tạo ra áp lực đối với các em học sinh. Qua tìm hiểu ở 3 khối 10,11,12 người nghiên cứu cũng nhận ra rằng không có sự khác biệt giữa các điều ước của

37

các khối lớp khác nhau. Cho dù là các em học sinh lớp 10 mới chập chững bước vào môi trường học THPT hay các em học sinh 12 chuẩn bị ra trường thì việc học tập cũng luôn là điều mà các em mong muốn nhất. Việc các em có những khát khao này là điều dễ lý giải, bởi là học sinh, bất kỳ ai cũng mong có điểm tốt, bất kỳ ai cũng mong đạt được những kết quả học tập cao: như đậu các kỳ thi học sinh giỏi, điểm kiểm tra lúc nào cũng đạt 9, 10... Nhờ vào những mong muốn đó mà học sinh có động lực phấn đấu học tập. Tuy nhiên, nếu các em không tìm được cách thức học tập đúng đắn, các em không điều tiết thời gian, phương pháp học tập thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bởi một bên là mong muốn đạt được kết quả cao, một bên là cách thức tiến hành để đạt được những kết quả ấy không phù hợp, hai yếu tố đó không song song cùng nhau thì nhất định sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định khiến các em cảm thấy hoang mang, bế tắc. Bên cạnh điều ước về học tập, các em cũng ghi ra những mong ước liên quan đến các mối quan hệ xã hội “Gia đình hạnh

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 38)