Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 45)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Trong cuộc sống mỗi con người là một thực thể xã hội, bao quanh chúng ta là hàng loạt các mối quan hệ khác nhau: quan hệ gia đình, hàng xóm, thầy cô, bạn bè. Chính quá trình tiếp xúc, tương tác lẫn nhau trong các mối quan hệ, các em luôn gặp phải những khó khăn. Để tìm hiểu vấn đề này, người nghiên cứu cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội mà học sinh thường gặp phải với thang đo các mức độ ảnh hưởng là thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ.

STT Các khó khăn Các mức độ ảnh hưởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

1 Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình

8,7 32,2 25,7 33,3 2 Khó khăn trong quan hệ với thầy cô 7,4 21,0 33,9 37,7 3 Khó khăn trong quan hệ bạn bè 6,3 15,0 30,9 47,8 4 Khó khăn trong tình yêu, tình bạn

khác giới

10,7 26,2 22,7 40,4

Bảng 7: Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Nhìn vào bảng 7, có thể thấy nổi bật lên trong các nhóm khó khăn liên quan đến các mối quan hệ xã hội là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình và khó khăn trong tình yêu, tình bạn khác giới. Rõ ràng hai nhóm khó khăn này có mối quan hệ mật thiết với tâm lý lứa tuổi của các em.

Khó khăn trong mối quan hệ với gia đình

Gia đình luôn là nơi cần thiết nhất, gần gũi nhất là nơi mà bất kỳ ai cũng nghĩ đến. Người ta hạnh phúc khi họ nghĩ về gia đình của mình một cách thoải mái, vui vẻ... ngược lại, con người cảm thấy bất an, bất hạnh khi nghĩ về những người thân yêu của mình mà không hề yên tâm chút nào. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các em có những mối ràng buộc với gia đình khác hẳn với gia đoạn trước. Với đặc điểm tâm lý muốn làm người lớn, muốn thể hiện chính mình, lứa tuổi có nhiều “khủng hoảng đầu đời” do đó các em thường ít gắn bó với cha mẹ

39

mình hơn so với giai đoạn trước. Các em luôn nghĩ mình đã là người lớn, đã trưởng thành, còn bố mẹ thì vẫn luôn coi các em còn nhỏ. Do không hiểu được tâm lý của con cái giai đoạn này nên con cái và cha mẹ thường có ít sẽ chia sẻ, không đồng nhất trong quan điểm hay suy nghĩ dẫn đến việc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Theo A.E.Litrco – chuyên gia tâm thần học nổi tiếng người Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng lứa tuổi 14 đến 18 là lứa tuổi có nhiều biểu hiện về rối loạn nhân cách và phần lớn trường hợp có nguồn gốc sâu xa trong các mối quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy trò không được thuận lợi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn, bất hòa giữa cha mẹ và con cái trong đó nổi bật lên là nguyên nhân do cha mẹ hay bất hòa và các em thường không được làm một số việc liên quan đến sở thích hay để thể hiện bản thân.

Vấn đề mối quan hệ giữa cha mẹ luôn là nỗi lo lắng của con cái, không chỉ đến khi là học sinh THPT thì các em mới lo lắng về vấn đề này, mà ngay từ khi còn bé, tất cả các trẻ em đều băn khoăn về sự yên ấm, ổn thỏa trong mối quan hệ của cha mẹ chúng. “Em lo lắng nhất là bố mẹ cãi nhau. Bố em chơi bời, rồi hay đi uống

rượu, về nhà không quan tâm đến mẹ và bọn em. Kinh tế trong gia đình mẹ em toàn phải tự xoay xở. Những lúc nhìn thấy bố mẹ cãi nhau em không muốn ở nhà, cũng chẳng muốn học hành gì chả. Mà cũng chẳng tập trung học được gì cả. Bố mẹ chẳng quan tâm đến suy nghĩ của em chỉ thích cãi nhau thì cãi nhau thôi. Em cảm thấy chán nản”. (PVS N.T.P học sinh lớp 11). Như vậy, trong một gia đình có

những bất hòa giữa bố mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như ảnh hưởng đến học tập của các em.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ gia đình đó là các em không được tự quyết định một số việc liên quan đến bản thân(ví dụ: không được làm theo sở thích cá nhân: kết bạn, chọn môn học, chọn quần áo, kiểu tóc, chọn ngành nghề cho tương lai...)

Ở lứa tuổi học sinh THPT, một trong những nhu cầu nổi bật của các em là được khẳng định bản thân mình; việc muốn được thể hiện tính độc lập của bản thân thông qua cách ăn mặc, chọn bạn, cách bày tỏ ý kiến riêng… là cách mà các em tạo ra “phong cách” cho riêng mình.“Em không rõ vì sao nhiều lúc em lại muốn ra ở

40

một mình đến thế, em có thể tự làm những gì mà mình thích, không bị bố mẹ ngăn cấm. Vì em thấy đôi lúc bố mẹ việc gì cũng muốn can thiệp vào. Em cảm thấy không thoải mái”(PVS T.P.T học sinh lớp 12). Nhưng các cha mẹ thường không hiểu con

mình, vì thế mà xẩy ra sự xung đột; trong thảo luận nhóm với các em học sinh lớp 12, hầu hết các em rất lo lắng về chuyện các em không được tự do quyết định ý thích cá nhân của mình dẫn đến việc có mâu thuẫn với bố mẹ. “Em có xung đột với

ông bà em. Ông bà em luôn có lý do để chửi mắng bọn em dù đó là lúc tụi em có lỗi hay không có lỗi. Ông bà rồi cả bố mẹ cứ hay nói quá lên mà đôi lúc còn nói sai về những mối quan hệ của bọn em, về cách mà bọn em học, chơ,.. những lúc như thế em thực sự rất khó chịu”; “Bố mẹ lúc nào cũng tỏ ra quan tâm quá vào những việc riêng của em, chuyện gì cũng muốn xen vào, em làm gì cũng hỏi ý kiến của bố mẹ, rồi còn xem trộm nhật ký riêng tư của em nữa”(TLN học sinh lớp 12)

Trong thảo luận nhóm các em chia sẻ rằng, các em rất ít nói chuyện với bố mẹ, các em không muốn chia sẻ hoặc tâm sự gì với bố mẹ, hoặc các em thường xuyên có xung đột vì quan điểm khác nhau; có lúc em và mẹ cãi vã nhau và đã có những mâu thuẫn xảy ra, nhiều em nói đến chuyện bố mẹ hay cáu gắt, to tiếng với em kể cả khi em không mắc lỗi gì cả. Có thể điều này cũng dễ hiểu bởi không phải lúc nào tất cả các con cái đều thấy cha mẹ đúng, và ngược lại, không phải khi nào cha mẹ cũng xử sự đúng với con, vì thế mà vào một thời điểm nào đấy, mâu thuẫn trong mối quan hệ cha mẹ, con cái gần như là tất yếu trong mọi gia đình. Trong trường hợp mâu thuẫn này ở mức độ nghiêm trọng (cha mẹ hoặc con cái cảm thấy bị tổn thương, bị coi thường, không tôn trọng...) thì mối quan hệ gia đình sẽ trở nên bất hạnh đối với mỗi người và cụ thể là có thể sẽ gây ra các cảm giác căng thẳng trong thời gian dài đến mức các em ức chế, ăn không ngon, ngủ không yên, khó chịu, bực tức và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả như học hành sa sút, chểnh mảng.

Nhiều em cho rằng: “Cách giáo dục của bố mẹ chỉ theo ý chủ quan, không

quan tâm đến ý kiến, đến cảm nhận của con cái. Quan niệm không phù hợp với lứa tuổi bọn em. Nhưng bọn em không biết làm thế nào để bố mẹ hiểu cả”;“Bố thường ép buộc em phải theo ý bố, còn mẹ thường quát nạt thậm chí khi em không

41

phạm lỗi. Bố em không bao giờ ngồi lắng nghe em cả, bố em là người gia trưởng lắm, còn mẹ luôn cho mình là đúng” (TLN học sinh lớp 12)

Những chia sẻ của các em thực sự cứng rắn, vững vàng và dứt khoát, dường như ngầm ẩn trong đó sự trách cứ, ấm ức, khó chịu.

Bên cạnh đó, một số em cũng chia sẻ rằng có tâm sự với bố mẹ về những việc xảy ra trên trường, trên lớp nhưng không thường xuyên vì nhiều lúc các em kể chuyện nhưng bố mẹ lại hay phán xét.“Lúc đầu, em cũng hay kể chuyện trường, lớp

cho bố mẹ nghe, nhưng có nhiều chuyện em kể xong bố mẹ hay nói này nọ, đặc biệt là kể về bạn nào đấy trong lớp nghịch hay thế nào thì lại cấm em không được chơi nữa. Rồi dần sau đó nhiều chuyện em thấy không thoải mái khi nói chuyện với bố mẹ, sợ bố mẹ lại đánh giá này nọ nên thôi”. (PVS N.T.P học sinh lớp 11).Như vậy,

có thể thấy rằng các em luôn muốn được chia sẻ với bố mẹ nhưng do bố mẹ không hiểu cũng như không đồng cảm với những gì mà em chia sẻ nên dần dần mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách. Có những chuyện các em muốn hỏi, muốn tâm sự nhưng lại ngại ngần không dám hỏi. “Em là con gái nhiều lúc có những chuyện tế nhị muốn hỏi mẹ nhưng em ngại lắm, sợ mẹ lại bảo em thế này, thế nọ nên thôi” (PVS N.T.T học sinh lớp 10).

Khi tìm về điều mà cha mẹ quan tâm ở con cái thì thấy rằng điều mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất đối với con cái họ là việc học tập và kết quả học tập.“ba mẹ

chỉ quan tâm việc học, cấm các mối quan hệ bạn bè”; “ba mẹ em quan tâm chuyện học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè, chuyện học thêm”… số còn lại nói về các mối

quan tâm khác của cha mẹ như: chuyện bạn bè, chuyện thầy cô, chuyện ăn uống, nghỉ ngơi, sức khỏe…

Cách mà các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái là kiểm tra bài tập, thường xuyên hỏi điểm, thường xuyên nhắc nhở học tập. Nhiều cha mẹ gọi điện cho thầy cô giáo để kiểm tra tình hình học tập của con, hoặc cha mẹ thường xuyên ép con đi học thêm và luôn muốn con hơn bạn bè… có những ba mẹ vì lý do nào đó mà đã sử dụng cách: “Lục lọi và kiểm tra lúc em vắng nhà, mắng mỏ khi thấy điểm kém, không tỏ thái độ gì khi em điểm cao, chưa bao giờ khen ngợi”.

42

Việc xử sự không phù hợp còn thể hiện ở chỗ nhận xét của cha mẹ về con cái, các em cho rằng, các cha mẹ hoặc đã thường xuyên chê bai con, không hề khen

ngợi khi con làm được điều gì đó tốt đẹp. Mỗi khi em không đạt được kết quả như mong muốn thì lại đánh giá thấp, đưa em ra so sánh với những người thành đạt khác. Cha mẹ luôn đánh giá con thấp hơn mức các em có thể được nhận, nhiều cha mẹ đánh giá các em là cứng đầu, bướng bỉnh...Hoặc có những cha mẹ đã quá kỳ vọng, có khi đánh giá em quá mức, thể hiện ở chỗ ba mẹ muốn em phải đậu học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích để “khoe“ với mọi người. “Mẹ mẹ em quá chú trọng

thành tích, thích khoe con, thích thể hiện, và cũng hay có thành kiến với việc gì đó còn bố em thì lại quá áp đặt, không đồng ý với những điều em nghĩ và đôi khi kỳ vọng ở em quá nhiều làm em cảm thấy rất áp lực”

Qua thảo luận nhóm, người ngiên cứu cũng đã tìm hiểu thái độ của các em đối với cha mẹ thông qua việc nói về điều mà em không hài lòng về cha mẹ, các em

còn có thể đánh giá cha mẹ thông qua việc cho điểm cha mẹ. Kết quả là:

Điều mà các em không thích nhất ở cha mẹ là “áp đặt, khắt khe trong mọi

việc, nhất là học tập“; “bố mẹ để ý thái quá đến quan hệ bạn bè của em,ít cho em tham gia hoạt động với tập thể, cấm em không được chơi với một số bạn mà không thích các bạn ấy”. Các em cũng cho rằng cha mẹ đặt quá nhiều niềm tin, hi vọng

vào các em làm các em cảm thấy áp lực và gánh nặng, làm các em luôn ở trong trạng thái lo âu và sợ hãi mỗi khi bố mẹ hỏi về kết quả học tập. Các em cảm thấy khó chịu vì bố mẹ rất không hài lòng thậm chí nạt nộ, mắng mỏ các em những khi em làm việc gì đó trái ý bố mẹ. Cũng có em cho rằng ba mẹ luôn nghĩ sai về em, có nhiều trường hợp ba mẹ quá cổ hủ, bảo thủ, quản việc học quá chặt chẽ, tạo ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu.

Tuy vậy, một số em chia sẻ rằng vẫn giữ được mối quan hệ tốt với bố mẹ. Các em trong số này đều cho rằng các em cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bố mẹ và dễ dàng chia sẻ mọi chuyện mà em gặp trong cuộc sống. Nhiều em nói rằng, ba mẹ luôn quan tâm đến em, ba mẹ là nguồn động viên, an ủi cho em học tập tốt. “Em luôn chia sẻ với mẹ những chuyện xảy ra trên lớp, mẹ em luôn vui vẻ lắng nghe mỗi lúc em nói chuyện” (PVS N.T.T học sinh lớp 10).“Em rất yêu bố mẹ và

43

yêu gia đình của mình. Em luôn cố gắng phấn đấu để bố mẹ được vui lòng” (PVS

T.V.T học sinh lớp 10).

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, gia đình luôn là nơi quan trọng để các em để các em có thể sẻ chia mọi thứ và gia đình luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của các em. Với bất kỳ cha mẹ nào, con mình bao giờ cũng vẫn còn nhỏ nhoi, bé bỏng, cha mẹ nào cũng luôn cảm thấy mình phải có trách nhiệm với con, phải lo cho con. Nhưng ở lứa tuổi này, các em luôn tỏ ra mình là người lớn, mình muốn khẳng định bản thân, mình muốn tự lập… chính vì thế không tránh khỏi xảy ra những mâu thuẫn trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.

Khó khăn trong mối quan hệ bạn bè

Cùng với gia đình, bạn bè ở lứa tuổi này là rất quan trọng, giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhìn vào nhóm bạn, người khác có thể hiểu thêm về tính cách của các em. Có nhiều em rất hài lòng với mối quan hệ bạn bè của em hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những em đang giận dỗi bạn bè và em đang rất lo lắng vì sự giận dỗi đó. Các em chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ phía bạn bè, các em quan tâm nhiều đến bạn bè, dành thời gian cho bạn bè, và các em cũng thấy lo lắng khi mối quan hệ đó không tốt, khi các em giận dỗi nhau. Ở lứa tuổi này quan hệ tình bạn,tình yêu, tình bạn khác giới cũng là một mối quan tâm lớn của các em.

Ở đây, chúng tôi thấy nổi bật lên là các em mong muốn được bạn bè tôn trọng, công nhận, đánh giá quá tốt về mình. Việc các em mong muốn được người khác tôn trọng mình là điều hoàn toàn đáng khen ngợi, nhờ vào mong muốn đó mà các em hoàn thiện mình, trau chuốt hình ảnh của mình trong mắt người khác, nhưng điều đáng nói là phương thức thực hiện để đạt được điều đó đã làm các em căng thẳng. Các em quá băn khoăn, lo lắng về việc mình cần làm gì để gìn giữ bản thân, các em mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ về việc bạn bè đánh giá về các em thế nào, các em quá bận tâm, suy nghĩ về những điều một ai đó nói về các em... các em quan trọng hoá những lời nhận xét của người khác, lo lắng nếu có ai đó nói những điều không tốt về mình. Chính điều đó là áp lực tiêu cực cho các em và gây ra những căng thẳng cho các em. Nhiều em cảm thấy lo lắng quá nhiều về cách mà bạn bè nhìn và đánh giá về mình “Em bị áp lực bởi những lời đàm tiếu, sự xét nét

44

không đáng có của những người xung quanh, em lo vì mình đôi mình ứng xử không khéo làm mất lòng bạn bè” (PVS N.T.P học sinh lớp 11). Các em quan tâm đến chuyện bạn bè trong lớp nghĩ gì về mình. Các em đặt ra những câu hỏi vì sao có những đứa ghét mình.“Nhiều lúc cảm thấy bạn bè không tin tưởng và dần tránh xa

mình vì một lý do nào đó“ (PVS N.T.P học sinh lớp 11) “Em sợ bạn bè hắt hủi,

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)