Hoạt động tham vấn cho học sinh

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 72)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1Hoạt động tham vấn cho học sinh

Hoạt động tham vấn trong trường học là một trong những công việc của nhân viên CTXH trong trường học. Tiến trình tham vấn học đường thường được chia thành 5 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ

Mục đích của giai đoạn này nhằm xây dựng mối quan hệ tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau giữa nhân viên CTXH và thân chủ bằng việc sử dụng các kỹ năng, thái độ để xây dựng lòng tin và mối quan hệ tốt sẽ tạo nên sự hợp tác, khuyến khích thân chủ tham gia tích cực hơn vào quá trình tham vấn. nhân viên CTXH giúp thân chủ cảm thấy thoải mái, thân thiện, được đón tiếp và tôn trọng, được lắng nghe khi đến với nhân viên CTXH. Đây là khâu rất quan trọng đóng góp vào sự thành công của

66

quá trình tham vấn dựa trên mối quan hệ hợp tác từ hai phía. Khi thân chủ có vấn đề khó khăn thường đến phòng tham vấn với tâm trạng lo âu, buồn chán, tự ti, e dè, sợ sệt thậm chí trở nên phòng vệ, thiếu tin tưởng. Vì vậy, nhân viên CTXH phải hết sức chú ý thái độ của mình khi tiếp đón, phải thể hiện một cách chân thành và trung thực để làm cho các em có thể tin tưởng chia sẻ vấn đề của mình. nhân viên CTXH cố gắng cởi bỏ sự phòng vệ ban đầu của thân chủ khi đến với nhân viên CTXH chỉ có như vậy các em mới bộc lộ hết tâm sự của mình một cách rõ ràng và chính xác nhất. nhân viên CTXH không nên đón tiếp các em như là một người có vấn đề đến với mình mà như là những người bình thường khác.

Việc xây dựng lòng tin đòi hỏi cần phải có thời gian (tùy theo từng thân chủ và vấn đề). nhân viên CTXH cần kiên trì, không nên nóng vội, thể hiện tình cảm một cách tự nhiên

Giai đoạn thiết lập mối quan hệ không nhằm để khai thác thông tin mà chủ yếu là để hai bên tìm hiểu, làm quen nhau. Thái độ, ánh mắt, cử chỉ quan tâm, trang phục, tư thế ngồi, không gian tham vấn,… là những yếu tố quan trọng góp phần xoá đi khoảng cách giữa nhân viên CTXH và thân chủ.

Nhân viên CTXH nỗ lực để đạt được sự chấp thuận của thân chủ về việc chia sẻ thông tin, đồng thời giải thích cho các em về mục đích, nguyên tắc đạo đức, yêu cầu đối với tham vấn và những cam kết có liên quan đến vai trò, trách nhiệm của hai bên và hướng làm việc sắp tới. Quan trọng nhất là giải thích cho thân chủ hiểu nguyên tắc giữ bí mật và những giới hạn của nó. Tuy nhiên khi trình bày các nguyên tắc này nhân viên CTXH không nên quá cứng nhắc mà tìm cách giải thích tế nhị, phù hợp để thân chủ hiểu về tham vấn và không gây thêm căng thẳng, lo lắng cho các em.

Nếu tham vấn có liên quan đến phụ huynh và họ muốn biết những thông tin về các buổi gặp gỡ tham vấn với con họ. nhân viên CTXH phải cố gắng thuyết phục phụ huynh và việc duy trì niềm tin ở các em sẽ tốt hơn việc tiết lộ thông tin. Nếu có thể nhân viên CTXH cần sắp xếp buổi nói chuyện cùng học sinh và phụ huynh để thống nhất về vấn đề này. Trong trường hợp bắt buộc tiết lộ thông tin với giáo viên, phụ huynh hay ban giám hiệu nhân viên CTXH phải hỏi để được sự cho phép của các em. Nếu phụ huynh vẫn muốn biết thông tin mà các em không muốn tiết lộ thì

67

nhân viên CTXH phải thông báo cho các em biết việc tiết lộ thông tin sẽ xảy ra, nói rõ thời gian và địa điểm thông tin diễn ra.

Khi học sinh có thiện cảm với nhân viên CTXH mức độ tham gia của các em sẽ tích cực và gắn bó hơn với quá trình tham vấn, việc xây dựng tốt mối quan hệ với thân chủ trong tham vấn là đánh dấu một bước thắng lợi cho tiến trình tham vấn. Khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt nhân viên CTXH cần phải duy trì và phát huy nó ngày một tốt đẹp hơn.

Giai đoạn 2: Thu thập xử lý thông tin, đánh giá vấn đề

Mục đích nhằm thu thập thêm thông tin về thân chủ và vấn đề của họ cùng với thân chủ xác định vấn đề chính của họ là gì.

Khi nhận được ca tham vấn được chuyển đến từ phía các giáo viên, phụ huynh hay do các em tự tìm đến nhân viên CTXH đều phải thu thập thêm thông tin về thân chủ và môi trường xung quanh những thông tin có liên quan đến thân chủ. nhân viên CTXH có thể thu thập thông tin trực tiếp từ thân chủ, bạn bè, giáo viên, phụ huynh, ban giám hiệu (nếu cần thiết).

Nhân viên CTXH cần tìm hiểu sơ lược về lí lịch bản thân các em, quá trình sinh sống và lớn lên. Chú ý vào các mối quan hệ và sự kiện quan trọng, những sang chấn đã trải qua, khó khăn trong quá trình phát triển ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, cả những sự đáp ứng về nhu cầu vật chất và tinh thần mà các em nhận được.

Đối với thân chủ cần có những thông tin sau: Độ tuổi, giới tính, nơi sinh, chỗ ở hiện tại, lớp học. Ngoài ra còn phải chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ, cách đi đứng, ăn mặc, ánh mắt, các yếu tố tâm lý khác cũng như điểm mạnh và hạn chế của thân chủ. Đối với vấn đề của thân chủ cần tìm hiểu khó khăn hiện nay mà các em không thể tự mình giải quyết được, nhân viên CTXH giúp thân chủ trả lời những câu hỏi sau:

 Vấn đề đó xảy ra với các em như thế nào? Tại gia đình, trường học hay nơi nào khác?

 Vấn đề đã xảy ra và tồn tại bao lâu?  Vì sao vấn đề đó lại xảy ra?

 Ảnh hưởng của vấn đề đó lên cuộc sống hiện tại như: học tập, quan hệ bạn bè, giáo viên như thế nào? Cảm xúc của thân chủ về vấn đề đó?

68

 thân chủ đã có phản ứng hay hành động gì để giải quyết vấn đề của em và kết quả như thế nào?

 Lý do các em đến với tham vấn? Khi đến với nhân viên CTXH các em có mong đợi gì?

Để tập hợp đầy đủ thông tin và xác định được vấn đề của thân chủ, nhân viên CTXH cần tìm hiểu thêm những thông tin về hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội mà các em đang sống, sự giáo dục của gia đình, vấn đề tình cảm, cảm xúc, sức khoẻ thể chất và tinh thần,… Xác định những người có liên quan như: bạn bè cùng lớp, giáo viên, anh chị em, ban giám hiệu,…

Đối với gia đình: Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn cách chăm sóc giáo dục và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự giáo dục của bố mẹ, tình hình kinh tế và những dữ kiện quan trọng khác về gia đình.

Đối với môi trường xung quanh: Tìm hiểu thông tin về nhóm bạn trong lớp của thân chủ, nhóm bạn khác lớp hay bên ngoài trường học, xung quanh nơi sinh sống. Thông tin về cộng đồng nơi thân chủ đang sống, điểm mạnh, hạn chế của môi trường sống.

Sau khi có đầy đủ thông tin về thân chủ, nhân viên CTXH cùng với thân chủ xác định xem vấn đề cụ thể là gì và nhân viên CTXH giúp thân chủ nhìn thấy và phát huy những mặt mạnh để các em tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề.

Nếu giai đoạn thiết lập mối quan hệ là cơ bản quyết định thành công của tham vấn thì thu thập thông tin giúp quá trình giải quyết vấn đề đi đúng hướng và đáp ứng nhu cầu của thân chủ. nhân viên CTXH cần sử dụng một cách khéo léo và linh hoạt tất cả các kỹ năng truyền thông giao tiếp, đặt câu hỏi, phản hồi, khuyến khích, thấu cảm để giúp thân chủ chia sẻ nhiều hơn.

Giai đoạn 3: Tìm kiếm giải pháp giúp thân chủ lựa chọn một giải pháp

Sau khi nhân viên CTXH cùng thân chủ nhận ra vấn đề và nguyên nhân của nó, bước tiếp theo nhân viên CTXH giúp thân chủ đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình bằng sự khuyến khích, gợi mở. nhân viên CTXH cố gắng để cho thân chủ sáng tạo trong việc đưa ra các giải pháp, nhân viên CTXH không nên chê

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bai, phê phán mà từng bước cùng thân chủ cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của thân chủ.

Sau khi đưa ra tất cả các giải pháp có thể, nhân viên CTXH cùng với học sinh tiến hành phân tích, đánh giá để đi đến lựa chọn một giải pháp khả thi. nhân viên CTXH giúp thân chủ thấy được ưu điểm, khuyết điểm, dự đoán các thách thức, rủi ro, thuận lợi và khó khăn, dự đoán trước các kết quả có thể xảy ra của từng giải pháp (mang lại những lợi ích hay nguy cơ nào?). Cân nhắc tất cả các yếu tố đó để đặt thứ tự ưu tiên cho các giải pháp. Cuối cùng nhân viên CTXH và thân chủ cùng nhau đi đến quyết định chọn một cách giải quyết tối ưu nhất. nhân viên CTXH giúp thân chủ lập một kế hoạch cụ thể rõ ràng để thực hiện các giải pháp, xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch cần đạt đến để giải quyết vấn đề, những hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và hướng đến mục đích, xác định người thực hiện và những người có liên quan, vai trò của họ trong kế hoạch và cách thức cụ thể để thực hiện, thời gian và kết quả mong đợi đạt được.

Kế hoạch cụ thể rõ ràng sẽ giúp thân chủ dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động và thuận lợi cho nhân viên CTXH trong khi theo dõi tiến trình tham vấn cũng như đánh giá kết quả đạt được và lượng giá quá trình can thiệp.

Giai đoạn 4: Thực hiện giải pháp

Quá trình thực hiện kế hoạch tham vấn, nhân viên CTXH cần phải đi bên cạnh giám sát và hỗ trợ cho thân chủ nhưng chú ý không nên làm thay. nhân viên CTXH khích lệ, động viên để giúp các em tin tưởng vào khả năng của mình, có đủ tự tin và mạnh dạn khi thực hiện các công việc đề ra. nhân viên CTXH theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, xem xét những kết quả đạt được và những mục tiêu nào chưa hoàn thành, tìm hiểu nguyên nhân để có kế hoạch hỗ trợ hay điều chỉnh kịp thời và tìm giải pháp thay thế. Trong trường hợp thân chủ không có khả năng tự mình thực hiện được nhân viên CTXH có thể tìm kiếm thêm các nguồn lực hay sử dụng phương pháp làm mẫu trong việc giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình.

Giai đoạn 5: Đánh giá thực hiện và kết thúc.

nhân viên CTXH cùng với thân chủ tiến hành đánh giá quá trình thực hiện giải pháp dựa trên kế hoạch đã đưa ra so với các mục tiêu và mục đích cũng như kết quả

70

mong đợi. Đánh giá xem vấn đề đã được giải quyết chưa và ở mức độ như thế nào? Các giải pháp đưa ra có phù hợp và thực tế không? Những vấn đề gì cần chú ý thay đổi? Vấn đề nào còn tồn tại chưa được giải quyết? thân chủ đã đạt được điều gì và có những thay đổi như thế nào? thân chủ cảm thấy như thế nào sau khi vấn đề được giải quyết? thân chủ có tự tin hơn và có tin tưởng rằng mình có khả năng đương đầu và giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống sau này? Nếu mục đích tham vấn đã đạt được và thân chủ giải quyết được vấn đề của mình nhân viên CTXH và thân chủ đi đến kết thúc ca tham vấn. [3]

Sau đây, tôi xin được trình bày 1 ca tham vấn cụ thể đã tiến hành tại trường THPTDL Văn Hiến. Địa điểm tham vấn tại văn phòng Đoàn trường. Phòng rộng khoảng 13m2, có bàn, ghế và tủ đựng hồ sơ, giấy tờ. Phòng nằm tách biệt khu phòng học và khu ban giám hiệu nên khá kín đáo. Trường hợp tham vấn này do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu đến gặp nhân viên CTXH để được giúp đỡ.

I.Mô tả thân chủ

Họ và tên: N.V.H Giới tính: Nam Học sinh lớp: 10

H sinh ra trong một gia đình có 2 chị em. Bố H là giáo viên dạy Toán, mẹ ở nhà bán phở. Năm H vào lớp 1, bố mẹ H ly hôn. Ban đầu H 2 chị em H sống với mẹ, bố H lấy vợ mới và có 2 em. Mẹ H sau đó không lấy chồng nhưng cũng có con với một người đàn ông khác và họ sống với nhau như vợ chồng. Sau đó, H lúc ở với mẹ, lúc ở với bố, hiện tại H đang sống cùng ông nội. H thích sống với ông nội nhất nhưng ông sống một mình, kinh tế cũng khó khăn nên cuộc sống của 2 ông cháu khá vất vả.

Ngay từ lúc vào học lớp 10, H đã thường xuyên đi học muộn hoặc nghỉ học không có lý do. Các khoản tiền đóng góp theo quy định của Nhà trường thì H luôn nộp muộn. H cũng thường xuyên chểnh mảng học hành, không làm bài tập về nhà cũng như không tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp. Thỉnh thoảng H cũng không mặc áo đồng phục theo quy định của nhà trường. H đã từng có xích mích và cãi nhau với một số bạn trong trường là đã 1 lần đánh nhau.

71

Theo lời kể của cô giáo chủ nhiệm, lần gần đây nhất H đã cãi nhau với thầy giáo dạy môn Kỹ thuật công nghệ và đã nhà trường đình chỉ học 1 tuần. Sự việc được các bạn trong lớp và giáo viên kể lại như sau:

“Vào giờ Lịch sử, thầy giáo kiểm tra bài cũ. Thầy đã gọi H lên bảng và H đã không trả lời được câu hỏi của thầy. Khi thầy giáo kiểm tra vở thì cũng không thấy H ghi chép về bài học, các bài học trước đó H cũng ghi chép một cách sơ sài và không đầy đủ. Thầy giáo tức giận và đuổi H ra ngoài. H đã không hề tỏ ra hối lỗi mà còn nói lại giọng bất cần: “ Ra thì ra”. Thầy giáo đã rất tức giận và không kiềm chế được và nói: “ Con nhà không có giáo dục” Câu nói của thầy kiến H cảm thấy bị xúc phạm. Vì thế, H tỏ ra hung dữ và định tấn công thầy giáo. Nhờ có các bạn trong lớp giữ H lại và đưa H ra ngoài nên sự việc dừng lại ở đó. Sau sự việc, H bị nhà trường kỷ luật trước toàn trường và bị cho nghỉ học 1 tuần. Sau đó, bố H và H lên xin lỗi thầy giáo và viết bản kiểm điểm H mới được đi học tiếp.

Sơ đồ hóa vấn đề của thân chủ:

VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ Cảm thấy tức giận Không hy vọng vào tương lai Có hành vi lệch chuẩn trong trường học Sợ người khác coi thường mình Bố mẹ ly hôn lúc H học lớp 1 Ghét ông bố hờ vì làm khổ mẹ Ghét hàng xóm, họ hàng Học hành sa sút Hiện đang sống cùng ông nội Kinh tế khó khăn Bị hàng xóm chê bai, dè bĩu

72

II. Quá trình tham vấn

Buổi 1: Tiếp cận thân chủ

H là trường hợp được cô chủ nhiệm giới thiệu đến gặp nhân viên CTXH tại trường học. Buổi đầu tiếp xúc với H thật không mấy dễ dàng. Bề ngoài H hơi gầy, da đen. H ngồi khá xa so với chỗ của nhân viên CTXH và tỏ ra không thoải mái. H thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, hay nhìn xung quanh và nhìn ra phía cửa. H trả lời câu hỏi của nhân viên CTXH với giọng điệu cụt ngủn và tỏ thái độ không mấy hợp tác.

Các kỹ năng và chiến lược nhân viên CTXH sử dụng:

Tập trung vào xây dựng mối quan hệ : Nhân viên CTXH giới thiệu về bản thân cũng như về công việc của nhân viên CTXH trong trường học và những nguyên tắc nghề nghiệp, đặc biệt là nguyên tắc bảo mật để tạo niềm tin với thân chủ

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 72)