Thuyết Gắn bó của Bowlby

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 27)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4Thuyết Gắn bó của Bowlby

Thuyết gắn bó của Bowlby được phát triển tại Anh từ đầu thập kỉ 40 đến những năm 70, ông nhấn mạnh vào vai trò của mối quan hệ mẹ con, tác động quan hệ cha mẹ hay những người chăm sóc trẻ đến việc phát triển khả năng, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ cũng như các mối quan hệ, dùng để giải thích những vấn đề liên quan đến rối nhiễu, các bệnh lý ở trẻ em và người lớn do khó khăn trong mối quan hệ mẹ con hay những người chăm sóc trẻ gây nên.

Bowlby đưa ra 4 loại gắn bó với 4 dạng quan hệ gắn bó sau: Quan hệ gắn bó an toàn, quan hệ gắn bó an toàn và lẫn lộn, quan hệ gắn bó không an toàn và lãng tránh, quan hệ gắn bó không an toàn và mất phương hướng.

Theo quan điểm này sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào người mà trẻ gắn bó, cách trẻ được đón nhận từ lúc chào đời cho đến các giai đoạn tiếp sau, sự đáp ứng nhu cầu vật chất, tình cảm của người chăm sóc đối với trẻ cả về số lượng lẫn chất lượng.

Lý thuyết này giúp giải thích được những vấn đề xảy ra, tồn tại đối với trẻ nếu các em không xây dựng được mối quan hệ gắn bó hay mối quan hệ gắn bó hạn chế và ông cũng khẳng định sự ngắt quãng hay thiếu hụt trong quá trình tương tác, gắn bó giữa cha mẹ và con cái hay những người chăm sóc trẻ là nguyên nhân gây ra những khó khăn cho sự phát triển nhân cách của trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành.

21

Áp dụng quan điểm này vào nghiên cứu để nhận biết và xác định, giải thích những khó khăn của học học sinh ở thời điểm hiện tại và mối liên quan giữa vấn đề của trẻ với các mối quan hệ của trẻ trong quá khứ. Nếu các giai đoạn trước các em không được đáp ứng tốt nhu cầu tình cảm và không tìm được sự gắn bó an toàn thì vào tuổi THPT các em khó khăn tìm được mối quan hệ tốt trong nhóm bạn và các thầy cô giáo, các em trở nên thụ động và tự ti trong các mối quan hệ. Nhân viên CTXH học đường cần nhận diện những rào cản ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Xác định những hành vi biểu hiện, thái độ cư xử nào của phụ huynh, giáo viên tạo nên sự gắn bó không tốt đó. Nhân viên CTXH học đường tham vấn cho gia đình và các giáo viên trong cách chăm sóc và gần gũi hơn với học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em cả về vật chất lẫn tình cảm nhằm tạo cho các em học sinh đạt được sự cân bằng trong phát triển nhân cách, trí tuệ và tình cảm, cảm xúc.

Nhân viên CTXH học đường giúp nối kết các mối quan hệ thiếu gắn bó trong mối quan hệ giữa các em học sinh và người chăm sóc. Giúp cha mẹ, giáo viên biết cách nhận ra và đáp ứng nhu cầu của các em một cách phù hợp. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH học đường hiểu được tầm quan trọng và vai trò các mối quan hệ trong cuộc sống của học sinh để phân tích các dạng quan hệ gắn bó với những khó khăn của các em trong tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với bạn bè cùng lớp, nhóm bạn ngoài lớp học, phụ huynh và thầy cô giáo. Cũng như ảnh hưởng của các mối quan hệ gắn bó tiêu cực lên cuộc sống, tính cách hiện tại của học sinh Giúp nhân viên CTXH học đường có những cách hỗ trợ phù hợp trong việc sửa đổi, phục hồi các mối quan hệ của người chăm sóc với các em hay tìm kiếm và xây dựng các dạng quan hệ gắn bó mới cho học sinh. Nhân viên CTXH học đường nhận biết tầm quan trọng và không thể thiếu của người chăm sóc đối với học sinh trong suốt cả cuộc đời từ phát triển thể chất đến tình cảm và nhân cách để cung cấp thông tin, sự hiểu biết đó cho học sinh giúp họ chủ động trong các mối quan hệ gắn bó. Đối với học sinh THPT mối quan hệ với nhóm bạn là chủ đạo và chi phối rất nhiều cuộc sống của các em vì thế nhân viên CTXH học đường đóng vai trò là người hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ đó tốt hơn bằng các hành động can thiệp. [7]

22

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 27)