Khó khăn từ phía bản thân học sinh

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 53)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3Khó khăn từ phía bản thân học sinh

Bên cạnh những khó khăn trong học tập và trong các mối quan hệ xã hội, cũng có không ít những khó khăn xuất phát từ phía bản thân học sinh.

STT Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng (%) ĐTB Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1 Thiếu định hướng sống lành mạnh 3,8 11,5 25,7 59,0 1,60 2 Luôn quyết tâm nhưng không

thực hiện được

21,3 41,5 23,8 13,4 2,71 3 Luôn cảm thấy mình kém cỏi 17,2 34,4 27,6 20,8 2,48

47 4 Bị nhiều thú vui (game,bạn

bè) lôi kéo

8,2 22,7 17,2 51,9 1,87 5 Ngại giao tiếp, tự ti, mặc cảm

về bản thân 15,8 31,4 28,4 24,3 2,39 6 Có suy nghĩ chán nản về cuộc sống 4,4 11,7 25,4 58,5 1,62 7 Có nhiều thắc mắc về vấn đề giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản,.. 5,5 11,2 16,4 66,9 1,55

Bảng 8: Nhóm khó khăn từ phía bản thân học sinh

Bảng 8 cho ta thấy, có nhiều khó khăn xuất phát từ bản thân được để cập đến. Nổi bật lên là khó khăn trong việc “Luôn quyết tâm nhưng không thực hiện được” (ĐTB:2,71) và khó khăn tiếp đó là “Luôn cảm thấy mình kém cỏi” (ĐTB:2,48). Hai khó khăn này có liên quan đến nhau, do quyết tâm không thực hiện được nên các em có tâm lý cảm thấy mình kém cỏi, thua kém bạn bè “Em cũng đi

học thêm như các bạn nhưng sao kết quả học tập của em không thay đổi mấy. Em đã rất cố gắng nhưng kết quả học tập của em vẫn không cao. Cảm giác bị thua kém bạn bè làm em cảm thấy chán nản..” (PVS N.T.P, lớp 11). Yếu tố từ phía bản thân

các em cũng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm lí của các em. Các em vừa phải sống cho mình, vừa phải sống cho người khác (cha mẹ, anh chị em, họ hàng...). Các em phải ý thức việc học của mình một cách nghiêm túc, các em già dặn hơn lứa tuổi. Các em luôn cho rằng ba mẹ đặt kỳ vọng vào mình, đúng là cha mẹ nào cũng mong con mình học tập tốt, nhưng liệu có phải cha mẹ có thể chấp nhận được việc con mình uể oải, sức khỏe sút kém chỉ vì lo lắng là không đạt được kết quả như ba mẹ mong muốn...? Các em nhận thức về vấn đề đó hơi thái quá, cho nên, chính các em cũng làm cho các em bị bế tắc. Một nguyên nhân khác nữa liên quan đến chính lòng tự trọng của các em, các em không chấp nhận cảm giác thua kém bạn bè cùng trang lứa, các em khó lòng chấp nhận một ai đó giỏi hơn mình... thực chất, đấy là tính hiếu thắng, đấy là sự ích kỉ trong mỗi cá nhân; nhưng khi người ta chiến thắng được tính ích kỷ, người ta sẽ mạnh mẽ đương

48

đầu, còn đối với các em, có thể vì các em chưa sẵn sàng đối diện với việc một người khác được tôn vinh chứ không phải là mình. Các em đã không làm chủ được cảm xúc của mình và các em cũng không nhận thức đúng về năng lực của mình.

Ngại giao tiếp, tự tin, mặc cảm về bản thân cũng là trong những khó khăn thường gặp ở các em học sinh. Có 47,2% học sinh được hỏi thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gặp những vấn đề này. Như chúng ta đã biết, giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Nhờ có giao tiếp mà con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các quy tắc đạo đức, các chuẩn mực xã hội đồng thời nhận thức được chính bản thân, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác và với chuẩn mực xã hội. Nhờ có giao tiếp mà con người hình thành cho mình năng lực tự ý thức. Đặc biệt ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp là rất lớn nhưng tại sao có nhiều em gặp phải khó khăn trong việc này? Có phải chăng các em chưa được trang bị các kỹ năng sống mà cụ thể ở đây là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ tình huống. Do vậy, các em cảm thấy lúng túng khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cảm thấy e dè khi phát biểu, trả lời trước đám đông. Những khó khăn về thiếu định hướng sống lành mạnh, bị bạn bè lôi kéo, có suy nghĩ chán nản về cuộc cống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng là những khó khăn được đề cập đến.

Như vậy, có thể thấy rằng những khó khăn xuất phát từ bản thân học sinh được biểu lộ khá đa dạng và phong phú. Các em luôn mong muốn đạt điểm cao, muốn học giỏi để được thầy cô và bạn bè ngưỡng mộ nhưng năng lực của các em hạn chế, quyết tâm chưa cao điều đó dẫn đến có sự mâu thuẫn giữa mong muốn và hành động. Khi mong muốn không thực hiện được, bản thân các em luôn cảm thấy chán nản, thêm vào đó lại bị bố mẹ mắng mỏ, thầy cô phê bình, cảm giác xấu hổ với bạn bè khiến các em rơi vào trạng thái bi quan, chán nản, không còn quyết tâm thực hiện mong muốn nữa, các em dần thu mình lại, ngại giao tiếp hơn và ít chia sẻ với thầy cô, bạn bè cũng như bố mẹ. Các em cần được lắng nghe và chia sẻ về vấn đề này để sớm vượt qua những rào cản bản thân và trở nên tự tin vào chính mình.

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 53)