Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 29)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên giai đoạn sau (15-18 tuổi). Đây là giai đoạn lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm lý cũng như sinh lý

Về mặt sinh lý: Tuổi vị thành niên giai đoạn sau là lứa tuổi đạt được sự

trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển của cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Lứa tuổi này nhìn chung các em đã trải qua thời kỳ phát dục và có một thân hình cân đối, cơ thể khỏe-đẹp

Về mặt cảm xúc, tình cảm: Ở giai đoạn này, các đáp ứng về mặt cảm xúc

được mở rộng một cách rõ rệt, cảm xúc được phân hóa, khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm ở các em được hình thành. Các em bắt đầu có những rung động trong việc thể hiện tình cảm trong gia đình, bạn bè, trong các mối quan hệ hàng xóm, nhà trường.

Ở giai đoạn này, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới việc phấn đấu, phát triển và hình thành nhân cách ở trẻ.

Quan hệ bạn bè trong giai đoạn này giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của các em. Tình bạn bền vững sâu sắc và ổn định hơn so với lứa tuổi vị thành niên giai đoạn đầu. Bạn bè đối với các em trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, là chỗ để các em chia sẻ, giải bài những tâm sự thầm kín. Lời khuyên của bạn nhiều khi có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết các vấn đề quan trọng của các em.

Đăc biệt ở lứa tuổi này, tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ xuất hiện. Tình cảm lúc này thường mang tính lãng mạn, thơ mộng

Về đặc điểm phát triển xã hội: Đây là thời kỳ hình thành một người công dân

thực sự, là thời kỳ có những hoạt động tích cực gia nhập vào cuộc sống xã hội. Ở lứa tuổi này, sự tự ý thức của mỗi cá nhân mang một đặc trưng thay đổi mới về chất, được gắn với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý – đạo đức trong nhân cách của mình trên bình diện cả mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Lứa tuổi này có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng.

23

Giai đoạn lứa tuổi này là giai đoạn quyết định sự hình thành của thế giới quan – hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc xử sự. Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong giai đoạn lứa tuổi này.

Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai.

Việc lựa chọn nghề nghiệp là một nhiệm vụ quan trong của lứa tuổi này. Càng gần cuối cấp các em càng phải đưa ra những định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Hơn ai hết, bản thân các em ý thức được việc cuộc sống tương lai của mình phụ thuộc vào việc mình lựa chọn nghề nghiệp có đúng đắn hay không. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn nghề nghiệp còn gây cho các em nhiều lúng túng, chưa đưa ra được những lựa chọn phù hợp với bản thân mà bị chi phối nhiều ở quan điểm lựa chọn nghề của bạn bè, thầy cô và gia đình. Chính vì vậy, đây cũng là một vấn đề khiến các em thường rơi vào tình trạng khủng hoảng trước khi ra trường. [5,tr17-21] Rõ ràng, với những đặc điểm tâm lý như vậy, lứa tuổi học sinh THPT thường rất dễ gặp phải những khó khăn tâm lý nảy sinh trong cuộc sống. Sự định hướng giúp đỡ của gia đình, nhà trường xã hội, các dịch vụ công tác xã hội trong trường học sẽ giúp các em ổn định tâm lý để có thể phát triển nhân cách toàn diện hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, nhận diện các vấn đề mà học sinh THPT đang gặp phải cũng như tìm hiểu nhu cầu cần sự trợ giúp của CTXH là rất cần thiết

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)