9. Phương pháp nghiên cứu
1.5 Vai trò của nhân viên CTXH trong trƣờng học
Như chúng ta đã biết, CTXH trong trường học đã xuất hiện từ lâu và nó đã được đưa vào hoạt động ở rất nhiều trường học trên thế giới và cũng đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong quá trình hoạt động tại các trường học. Vậy vì sao lại cần có nhân viên CTXH trong trường học? Về mặt khách quan, qua tìm hiểu người nghiên cứu nhận thấy rằng các giáo viên trong trường học thường nhìn nhận
25
công việc chính của học là dạy học thông qua việc truyền đạt kiến thức trong các giờ học, những công việc khác liên quan đến trợ giúp, chia sẻ với các em học sinh không được nhìn nhận là một công việc chính thống. Hơn nữa, qua phân tích ở chương 2 chúng ta cũng có thể thấy rằng các em học sinh THPT gặp rất nhiều những vấn đề khó khăn khác nhau do nhiều nhân tố tạo thành, đó có thể là những khó khăn trong học tập, hướng nghiệp, trong các mối quan hệ xã hội hay từ chính bản thân các em. Về mặt chủ quan, nhân viên CTXH trường học là các nhân viên CTXH được đào tạo theo đúng chuyên môn đặc biệt để làm việc với học sinh trong các trường học. Nhân viên CTXH sẽ là người trợ giúp trực tiếp khi các em gặp phải vấn đề khó khăn. Họ sẽ quan tâm, tìm kiếm đến những khó khăn của học sinh mà giáo viên thường hay bỏ qua và đó chính trách nhiệm chính của một nhân viên CTXH trong trường học.
Đối tượng phục vụ hay thân chủ của nhân viên CTXH trong trường học là học sinh, phụ huynh học sinh, nhà trường, giáo viên
Đối với học sinh: Nhân viên CTXH học đường giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong phát triển nhân cách, năng lực và các kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống lành mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc nhân cách. Tìm hiểu, đánh giá đời sống tâm lý cá nhân, tìm hiểu khả năng, năng lực, thiên hướng, tính cách, các quan hệ xã hội,… giúp các em học sinh khám phá ra những năng lực vốn có của mình, đồng thời phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về tâm lý để có biện pháp can thiệp sớm, phòng ngừa những hậu quả xấu xảy ra. Hỗ trợ và nâng cao các kỹ năng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, khả năng giải quyết vấn đề, hình thành thái độ tích cực, hiểu biết giá trị cuộc sống, khả năng kiểm soát bản thân, kỹ năng học tập thành công, kỹ năng làm việc nhóm,…nhằm trang bị cho các em vốn kiến thức và kỹ năng để giúp các em có khả năng đối mặt, giải quyết vấn đề khó khăn để đạt thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn hướng nghiệp giúp các em học sinh hiểu biết bản thân mình và lựa chọn, chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
26
Đối với phụ huynh: Nhân viên CTXH học đường hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc giáo dục con cái, phát triển các mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của học sinh và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. Tư vấn giúp các bậc phụ huynh nhận biết tiềm năng của con em họ, có cách giáo dục, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát huy tiềm năng, năng lực vốn có của mình.
Đối với giáo viên, nhà trường: Nhân viên CTXH học đường hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với học sinh kịp thời phát hiện những nhu cầu và vấn đề cần đến sự can thiệp của nhân viên CTXH học đường. Hỗ trợ giáo viên các kỹ năng quản lý lớp học và cách thức hướng dẫn chương trình giảng dạy.Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục, cách thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi và các vấn đề có khả năng xảy ra trong học đường.Phối hợp các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trong trường hợp học sinh có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài như các vấn đề pháp luật, các vấn đề bệnh tâm lý. Lưu giữ hồ sơ các học sinh có những vấn đề tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp can thiệp cần thiết sau đó. Đội ngũ nhân viên CTXH là cầu nối quan trọng giữa thầy cô giáo và học sinh, trình bày các tâm tư nguyện vọng, những chia sẻ của học sinh với giáo viên, nhà trường và nắm bắt nhu cầu của học sinh để gởi đến ban giám hiệu, giáo viên; là người đại diện cho tiếng nói và đứng về phía quyền lợi của các em [3,tr25,27]
Cụ thể là vai trò của nhân viên CTXH học đường được thể hiện:
Lập kế hoạch: Nhân viên CTXH học đường thiết lập chương trình hướng
dẫn và phát triển các hoạt động và sự giúp đỡ để thực hiện và đánh giá chương trình (lập kế hoạch, xác định mục đích, mục tiêu, các hoạt động lĩnh vực can thiệp và lượng giá kết quả đạt được theo định kì). Nhân viên CTXH học đường phải có sự liên kết với các giáo viên và ban giám hiệu trong việc đưa ra các quyết định về chương trình trợ giúp cho học sinh
27
Hướng dẫn: Nhân viên CTXH học đường cung cấp các dịch vụ và hướng
dẫn riêng lẻ với từng cá nhân hay nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh để ngăn ngừa, can thiệp giải quyết các vấn đề và giúp các em phát triển tốt hơn.
Tham vấn: Tham vấn là một trong những vai trò quan trong của nhân viên
CTXH học đường vượt qua các khó khăn về tâm lý và trong việc học tập, giúp các em nhận biết vấn đề, cung cấp các kỹ năng cần thiết giúp các em lập kế hoạch giải quyết vấn đề của mình. Thông qua tham vấn cá nhân, nhóm để phát triển, ngăn ngừa và chữa trị những vấn đề của học sinh.
Điều phối:Điều phối là tiến trình lãnh đạo mà trong đó nhân viên CTXH
học đường giúp tổ chức quản lí và đánh giá chương trình trợ giúp. Nhân viên CTXH học đường giúp đỡ phụ huynh những điều cần đạt được để phục vụ cho con em của họ trong việc giúp quyết định và tiến trình tiếp theo và phục vụ như là mối liên kết giữa nhà trường và các cơ sở dịch vụ khác ngoài cộng đồng để họ có thể hợp tác với những nỗ lực giúp đỡ học sinh. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH học đường giúp điều phối tất cả các dịch vụ hướng dẫn cho học sinh, giúp đỡ việc điều phối, thực hiện những dịch vụ cho học sinh trong trường học.
Đánh giá học sinh: Nhân viên CTXH học đường phải có năng lực trong việc
giải thích một cách chính xác kết quả kiểm tra và dữ liệu, thông tin về học sinh thông qua đó hỗ trợ giáo viên giáo dục các em bằng cách sử dụng những biện pháp, chiến lược cụ thể.
Rèn luyện cá nhân và sự phát triển nghề nghiệp chuyên môn: Nhân viên
CTXH học đường tuân thủ mọi nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và hoạt động nghề nghiệp theo pháp luật và các chính sách, qui định của trường học. Nhân viên CTXH học đường phải không ngừng rèn luyện, phát huy các phẩm chất của cá nhân và nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết nhằm đem lại sự phục vụ và lợi ích tốt nhất cho học sinh [3, tr14]
28
Chƣơng 2
CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƢỜNG GẶP CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT TRẦN PHÚ VÀ THPTDL VĂN HIẾN 2.1 Thực trạng các vấn đề khó khăn
Để tìm hiểu những khó mà học sinh hai trường thường gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày của các em chúng tôi đã đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu về những khó khăn của các em. Kết quả thu được cho thấy, những vấn đề khó khăn mà học sinh thường gặp bao gồm ba nhóm khó khăn chính:
1- Khó khăn từ phía bản thân học sinh 2- Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp 3- Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội
Trong phần này, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu mức độ, tần suất gặp các vấn đề khó khăn của học sinh. Trên mỗi nhóm khó khăn, sẽ tìm hiểu những khó khăn cụ thể nào mà hoc sinh hay gặp nhất. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng phân tích, so sánh mức độ gặp khó khăn của học sinh hai trường THPT Trần Phú và THPT dân lập Văn Hiến cũng như sự khác biệt dưới góc độ giới tính và độ tuổi. Trước khi đi vào phân tích cụ thể từng nhóm khó khăn, kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 sẽ cho chúng ta thấy các nhóm khó khăn mà học sinh hai trường thường gặp phải:
STT Nhóm khó khăn ĐTB
1 Nhóm khó khăn từ phía bản thân học sinh 1,55 2 Nhóm khó khăn trong học tập, hướng nghiệp 2,69 3 Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội 2,21
Bảng 1: Nhóm khó khăn mà học sinh trường gặp phải
Nhìn vào bảng 1 chúng ta thấy nhóm khó khăn học tập, hướng nghiệp là nhóm khó khăn học sinh thường gặp nhất (ĐTB:2,69 ), nhóm khó khăn đứng ở vị trí thứ hai là nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, và sau cùng là nhóm khó khăn từ phía bản thân học sinh. Có thể dễ dàng nhận thấy, các em học sinh gặp khó khăn nhiều nhất từ phía học tập, hướng nghiệp bởi vì hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Các em học sinh dành
29
nhiều thời gian và công sức cho hoạt động học tập, chính vì thế hai hoạt động này sẽ chi phối những hoạt động khác cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Trường THPT Trần Phú và trường THPT dân lập Văn Hiến nằm đối diện nhau trên đường Hai Bà Trưng, tuy nhiên một trường là trường quốc lập và một trường là dân lập. Vậy có sự khác biệt về các khó khăn mà học sinh gặp phải tại 2 trường hay không?
STT Nhóm khó khăn ĐTB Trƣờng THPTDL Văn Hiến Trƣờng THPT Trần Phú
1 Nhóm khó khăn từ bản thân học sinh 2,23 2,19 2 Nhóm khó khăn trong học tập,
hướng nghiệp
2,78 2,58
3 Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội
1,92 1,87
Bảng 2: So sánh các khó khăn thường gặp của học sinh hai trường
Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy không có nhiều sự khác biệt về các khó khăn mà học sinh thường gặp ở cả hai trường. Nổi bật lên ở cả hai trường vẫn là nhóm khó khăn trong học tập, hướng nghiệp. Có lẽ đây vẫn luôn là những băn khoăn, trăn trở của bất cứ một em học sinh nào cho dù là các em học sinh quốc lập hay học sinh dân lập. Có thể nhận thấy khó khăn này ở học sinh THPT dân lập Văn Hiến cao hơn hơn học sinh THPT Trần Phú (ĐTB: 2,78 so với 2,58) Điều này có lẽ do các em học sinh bên trường THPT Trần Phú được học tập ở một môi trường tốt hơn, các em đầu tư nhiều thời gian cho học tập hơn và do đó việc lĩnh hội kiến thức của các em sẽ gặp ít khó khăn hơn học sinh trường Văn Hiến. Bên cạnh đó, các em trường Văn Hiến cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong từ phía bản thân so với các em trường Trần Phú.
Ngoài môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình sự tương quan giữa khối học, giới tính và học lực cũng có phần tác động đến các khó khăn của học sinh.
30
Học sinh lớp 10 là những học sinh mới bước vào môi trường học tập mới, với nhiều phương pháp kiến thức mới, chắc hẳn rằng các em cũng gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Các em học sinh lớp 12 đã quen dần với môi trường học tập, tuy nhiên học sinh lớp 12 lại phải đối mặt với nhiều áp lực thi cử và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Vậy trên thực tế, học sinh lớp 10 và lớp 12 có những khó khăn khác biệt gì không?
STT Nhóm khó khăn
ĐTB
Khối 10 Khối 12
1 Khó khăn từ phía bản thân học sinh 2,19 2,23 2 Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp 2,65 2,74 3 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội 1,88 1,89
Bảng 3: So sánh khó khăn thường gặp ở học sinh khối 10 và khối 12
Nhìn vào bảng 3 ta thấy, không có nhiều sự khác biệt về các nhóm khó khăn ở học sinh lớp 10 và lớp 12. Nổi bật lên ở cả hai khối lớp vẫn là khó khăn trong học tập và hướng nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào ĐTB có thể thấy học sinh lớp 12 gặp nhiều khó khăn hơn chút so với học sinh lớp 10 trong học tập, hướng nghiệp. Điều này cũng dễ lý giải bởi các em học sinh lớp 12 đứng trước áp lực học tập và thi thử nhiều hơn các em học sinh lớp 10. Các em luôn phải chịu áp lực từ chính bản thân, từ thầy cô và gia đình trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến khó khăn mà các em gặp phải. Học sinh nam và nữ thường gặp phải những khó khăn khác nhau.
STT Nhóm khó khăn
ĐTB
Nam Nữ
1 Khó khăn từ phía bản thân học sinh 2,12 2,27 2 Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp 2,58 2,76 3 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội 1,81 2,05
31
Xét về thứ bậc các khó khăn mà học sinh nam và học sinh nữ chúng ta thấy không có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn vào ĐTB giữa nam và nữ, có thể thấy học sinh nữ có ĐTB về các khó khăn cao hơn học sinh nam. Khi xét cụ thể từng biểu hiện của các nhóm khó khăn giữa học sinh nam và học sinh nữ, người nghiên cứu nhận thấy có sự tương đồng giữa các khó khăn của nam và nữ. Cụ thể như, nhóm khó khăn trong học tập, hướng nghiệp thì nổi bật lên ở cả học sinh nam và nữ vẫn là khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức đã học và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội nổi bật lên vẫn là mâu thuẫn trong gia đình và trong quan hệ bạn bè, tình bạn khác giới.
Để tìm hiểu kỹ hơn về các biểu hiện cụ thể trong từng nhóm khó khăn, người viết xin được phân tích lần lượt các khó khăn mà học sinh thường gặp.
2.1.1 Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp
Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi THPT. Theo nghiên cứu cũng như quan sát của chúng tôi, phần lớn thời gian của các em đều giành cho việc học tập. Ban ngày là học chính khóa, hết giờ học các em lại tham gia các lớp học thêm. Rõ ràng áp lực học hành và thi cử đối với các em học sinh THPT là rất lớn. Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 12, không chỉ có áp lực học hành, thi cử, mà việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cũng là một vấn đề khiến các em luôn cảm thấy băn khoăn. Với cường độ học tập như vậy thì các em có gặp phải những khó khăn trở ngại nào không? Để tìm hiểu vấn đề này, người nghiên đã đưa ra câu hỏi: Xin bạn hãy cho biết những khó khăn nào mà bạn thường gặp phải trong học tập? Thang đo bao gồm các mức đô thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc chưa bao giờ. Kết quả thu được như sau:
STT Vấn đề Các mức độ ảnh hƣởng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
1 Khó tập trung nghe giảng 10,4 50,3 28,1 11,2 2 Khó tiếp thu bài 12,0 50,2 32,6 5,2 3 Khó khăn trong việc ghi nhớ,