Nhu cầu của học sinh về hình thức, thời gian, địa điểm trợ giúp CTXH

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 67)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.3Nhu cầu của học sinh về hình thức, thời gian, địa điểm trợ giúp CTXH

Sau khi tìm hiểu về nhận thức và mong muốn của các em học sinh về dịch vụ trợ giúp CTXH trong trường học, người nghiên cứu muốn đi sâu vào tìm hiểu mong muốn của các em về hình thức, thời gian cũng như địa điểm mà các em mong muốn khi có phòng CTXH học đường tại trường học.

Đầu tiên, để tìm hiểu mức độ mong muốn của các em về các hình thức trợ giúp, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Bạn mong muốn được dịch vụ CTXH học đường trợ giúp dưới hình thức nào?”

STT Hình thức trợ giúp Mức độ mong muốn Rất mong muốn Mong muốn Không mong muốn lắm Hoàn toàn không cần đến 1 Trợ giúp trực tiếp 24,9 34,7 25,4 15,0 2 Trợ giúp qua thư, điện thoại 26,9 40,1 22,7 10,4 3 Trợ giúp qua internet (chat online) 26,8 39,3 26,2 7,7 4 Tổ chức các buổi nói chuyện

chuyên đề theo nhu cầu.

28,1 44,3 15,6 12,0 5 Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức

các hoạt động nhóm

29,2 40,7 19,1 10,9 6 Tham vấn, tư vấn nhóm 18,9 41,8 27,6 11,7 7 Tham vấn, tư vấn cá nhân 27,6 35,2 25,1 12,0

Bảng 10: Mức độ mong muốn của học sinh đối với các hình thức trợ giúp của CTXH trong trường học

Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy ở cả 7 hình thức trợ giúp của CTXH đều được học sinh lựa chọn với mức độ mong muốn tương đối lớn. Bên cạnh mong muốn nhận được sụ trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp qua thư, điện thoại, internet các em còn mong muốn được tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề và thành lập các câu lạc bộ để có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau. Chính vì thế hai hình thức trợ

61

giúp này lần lượt đứng ở vị trí thứ nhất và thứ hai trong số các hình thức trợ giúp. Sỡ dĩ các em lựa chọn nhiều phương án là do nhà trường chưa có nhiều các hoạt động ngoại khóa để giúp các em tìm hiểu thêm các thông tin ngoài học tập như về hướng nghiệp về các kỹ năng sống hay các chủ để về tình yêu, giáo dục sức khỏe sinh sản. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở chương sau khi người nghiên cứu đóng vai trò là một nhân viên CTXH là thử nghiệm một số vai trò của nhân viên CTXH trong trường học. Bên cạnh đó, với tâm lý lứa tuổi luôn mong muốn được giao lưu với nhiều bạn bè, các em cũng muốn được tham gia các buổi sinh hoạt chung, thành lập các câu lạc bộ có chung mục đích, mục tiêu để cùng nhau phấn đấu trong học tập cũng như mở rộng các mối quan hệ bạn bè. “Em rất muốn có những buổi nói chuyện về các chủ đề khác nhau và nó không giống như là chỉ nghe thuyết trình mà còn được tổ chức các trò chơi, đố vui có thưởng để bọn em có thể tiếp thu được dễ dàng hơn. Rồi chúng em cũng có thể đặt các câu hỏi và được các chị giải đáp, không biết là em có hiểu đúng ý của hình thức trợ giúp này không. Nhưng nếu đúng là như thế thì chắc chắn em sẽ tham gia và bạn em nhiều đứa cũng thích tham gia hoạt động này lắm” (PVS T.V.T học sinh lớp 10). Đối với các hình thức trợ

giúp trực tiếp, tư vấn cá nhân, nhóm hay hình thức tư vấn gián tiếp qua thư, điện thoại, internet thì các em có mong muốn được sử dụng hình thức tư vấn qua internet nhiều hơn. Điều này là do tâm lý các em còn e ngại khi đến gặp nhân viên CTXH và nhận sự giúp đỡ trực tiếp, do đó các em có xu hướng mong muốn được trợ giúp qua hình thức internet (chat online) bởi theo các em hình thức này không mặt đối mặt nên các em cũng dễ bộc lộ, chia sẻ cảm xúc hơn. Hơn nữa các em cũng có thể nói hoặc không nói tên của mình bằng việc sử dụng các nickname khác “Em mong muốn được trợ giúp qua chat trên yahoo vì như thế em cảm thấy thoải mái hơn là ngồi tâm sự trực tiếp. Em có thể sử dụng một nickname để trò chuyện với nhân viên CTXH, điều đó làm em thoải mái hơn khi bộc bạch những chuyện tế nhị chẳng hạn. Nếu mà có hình thức trợ giúp này 24/24 thì càng tốt vì bất cứ lúc nào em cần hay lúc nào em gặp khó khăn thì cũng có thể lên mạng và chia sẻ được luôn. Như thế thì vấn đề của em sẽ được giải quyết mà không xảy ra tình trạng em bức xúc mà phải kìm nén quá lâu”. (PVS N.T.P học sinh lớp 11).

62

Như vậy, các hình thức mà các em học sinh lựa chọn rất đa dạng và phong phú điều đó thể hiện mức độ mong muốn được CTXH trợ giúp của các em là rất cao. Giữa các hình thức trợ giúp không có sự chênh lệch lớn về các mức độ mong muốn. Vậy có sự khác biệt nào giữa trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến hay không?

STT Các hình thức trợ giúp Trƣờng (ĐTB)

Trần Phú Văn Hiến

1 Trợ giúp trực tiếp 2,98 2,73

2 Trợ giúp qua thư, điện thoại 2,85 2,81 3 Trợ giúp qua internet (chat online) 3,01 2,41 4 Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề theo nhu

cầu. 2,91 2,85 5 Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động nhóm 2,77 2,97 6 Tham vấn, tư vấn nhóm 2,64 2,70

7 Tham vấn, tư vấn cá nhân 2,89 2,68

Bảng 11: So sánh nhu cầu của học sinh hai trường đối với các hình thức trợ giúp của CTXH trong trường học

Bảng số liệu trên cho ta thất nhu cầu của học sinh hai trường đối với các hình thức trợ giúp là tương đối cao tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa lựa chọn các hình thức giữa học sinh hai trường.

Hình thức trợ giúp đứng thứ nhất và thứ hai của trường THPT Trần Phú là:

trợ giúp qua internet (ĐTB:3,01) và trợ giúp trực tiếp (ĐTB: 2,98) trong khi đó hai

hình thức đứng thứ nhất và thứ hai của trường THPTDL Văn Hiến là: Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức hoạt động nhóm (ĐTB: 2,97) và tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề theo yêu cầu (ĐTB: 2,85). Có thể nhận thấy rằng, các em học

sinh trường Trần Phú có mong muốn được trợ giúp trực tiếp hoặc gián tiếp khi gặp khó khăn còn các em học sinh trường THPTDL Văn Hiến thì thiên về tìm hiểu thông tin thông qua các hoạt động ngoại khóa. Các em học sinh trường Trần Phú chia sẻ rằng do thời khóa biểu khá là dày đặc nên các em ít có thời gian để tham gia

63

các buổi sinh hoạt nhóm hay nói chuyện chuyên đề, chính vì thế khi gặp khó khăn các em mong muốn được tư vấn trực tiếp hoặc tốt nhất là gián tiếp qua internet để vấn đề của các em được giải đáp một cách nhanh chóng. Hơn nữa, trường THPT Trần Phú cũng đã tổ chức một số buổi ngoại khóa về các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho các em, do đó nghĩ rằng hình thức này đã có ở trường nên các em cảm thấy không cần đưa thêm vào nữa. Ngược lại, các bạn học sinh trường Văn Hiến lại có xu hướng mong muốn được tham gia vào các buổi nói chuyện chuyên đề và thành lập các câu lạc bộ. Các em chia sẻ rằng trường mình còn quá ít các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, các em chỉ đến lớp học rồi đi về chứ chưa được tổ chức các buổi giao lưu học hỏi trong lớp cũng như giữa các lớp với nhau.

Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng trường mà các em học sinh có những mong muốn về hình thức trợ giúp là khác nhau. Do đó, việc thành lập một phòng CTXH trong trường học và các tiêu chí hoạt động cũng như hình thức hỗ trợ các em cần được tìm hiểu một cách kỹ càng và cần được xây dựng dựa trên nhu cầu của học sinh từng trường thì sự giúp đỡ mới mang lại hiệu quả cao và thu hút sự tham gia của các em học sinh.

Về địa điểm và thời gian muốn được trợ giúp. Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, người nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết các em đều mong muốn thời gian trợ giúp luôn luôn linh hoạt và các nhân viên CTXH sẽ luôn có mặt kịp thời những lúc các em cần sự giúp đỡ “Theo em nếu có phòng CTXH tại trường học thì

nên mở cả tuần và luôn có người thường trực ở đấy để bọn em có thể nhận được sự tư vấn hay giúp đỡ kịp thời, bên cạnh đó, các hình thức tư vấn gián tiếp như qua thư, điện thoại và đặc biệt là internet thì nên 24/24 để các em có thể gọi bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là phải đến gặp trực tiếp”; “Phòng CTXH tốt nhất là phòng được bố trí ở một vị trí xa phòng học, xa phòng thầy cô, ban giám hiệu và phải kín đáo để đảm bảo sự riêng tư khi chúng em muốn chia sẻ một vấn đề tế nhị nào đó” “Địa điểm tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề có thể ở trong phòng học hoặc sân trường hoặc có thể một địa điểm nào ở đó ngoài trường kết hợp với trải nghiệm thực tế tại một địa điểm nào đó để chúng em tiếp thu được tốt hơn”

64

Như vậy, mong muốn của các em về thời gian và địa điểm là phải linh hoạt để phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của mỗi em, hơn nữa các địa điểm cần phải đảm bảo tính riêng tư và bí mật thì các em mới cảm thấy tin tưởng và an tâm khi chia sẻ vấn đề của mình.

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 67)