Nhu cầu của học sinh về việc thành lập phòng CTXH trong trƣờng học

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 61)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Nhu cầu của học sinh về việc thành lập phòng CTXH trong trƣờng học

Để tìm hiểu nhu cầu của học sinh đối với các hoạt động trợ giúp CTXH trong trường học nói chung, chúng tôi đã đưa ra 2 câu hỏi: Một để kiểm tra nhận thức của các em học sinh về mức độ cần thiết có phòng CTXH trong trường học và một để

55

tìm hiểu mong muốn của các em về nhu cầu được trợ giúp. Sở dĩ chúng tôi đưa ra hai câu hỏi về nhận thức và nhu cầu vì có nhiều trường hợp mình có nhận thức được vấn đề nhưng chưa chắc đã có nhu cầu về nó.

Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của việc có phòng CTXH trong trường học`

Biểu đồ 1: Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của phòng CTXH trong trường học

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có 69,1% các em học sinh được hỏi cho rằng cần thiết phải có phòng CTXH trong trường học. Bản thân các em đã nhận thức được vai trò của phòng CTXH trong trường học và tính hữu ích của nó khi các em gặp phải khó khăn.

Tuy nhiên, vẫn còn 27,6% các em học sinh cho rằng có cũng được và không có cũng được và 3% cho rằng không cần thiết. Lý do các em lựa chọn phương án này là do các em chưa trực tiếp được sử dụng các dịch vụ này nên chưa biết rõ vai trò và tầm quan trọng của phòng CTXH trong trường học “Em chưa từng sử dụng dịch vụ nào của CTXH nên cũng không biết nó có giúp ích gì cho mình hay không. Hiện tại cuộc sống của em cũng không gặp phải vấn đề gì lớn nên em thấy không cần thiết” (PVS N.T.P học sinh lớp 11). Các em cũng chia sẻ rằng, từ trước tới nay

56

các em chưa từng sử dụng dịch vụ này nhưng vẫn có thể tự mình vượt qua các khó khăn bằng nhiều cách khác nhau như tự giải quyết hay tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân. Sự giúp đỡ này theo các em là cũng có hiệu quả nên có phòng CTXH trong trường học cũng được mà không có cũng không sao. Hơn nữa, một số em cho rằng, các em không có thời gian để tìm đến phòng tư vấn vì lịch học khá là dày đặc

“Thời khóa biểu của bọn em đã kín hết cả tuần rồi. Thời gian ra chơi thì có 5 phút thôi, nên có phòng CTXH trong trường học bọn em cũng không biết tìm đến vào lúc nào. Tốt nhất là cứ tự giải quyết lấy thôi” (TLN học sinh lớp 12).

Có thể thấy, nhận thức của các em học ính về mức độ cần thiết của phòng CTXH trong trường học không hoàn toàn giống nhau. Phần lớn các em đều nhận thất sự cần thiết phải có dịch vụ này, một số khác thì cho rằng có cũng được, không có cũng không sao hoặc không cần thiết. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu được tiếp xúc và sử dụng dịch vụ này có thể suy nghĩ của các em sẽ thay đổi.

Bên cạnh việc đo nhận thức của các em, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thực tế của các em có muốn sử dụng dịch vụ CTXH trong trường học hay không. Kết quả thu được tương đối tương đồng với nhận thức của các em.

57

Biểu đồ 2 cho thấy có 63,9% các em học sinh mong muốn có phòng CTXH và các hoạt động trợ giúp CTXH trong trường học, 30,1% các em cho rằng có cũng được không có cũng được và không mong muốn điều đó. Số em mong muốn được sử dụng dịch vụ vì các em thấy cần thiết cho bản thân các em và thấy được vai trò của nhân viên CTXH trong trường học. Số các em không muốn cũng chia sẻ rằng các em không biết và chưa tin tưởng vào khả năng của một nhân viên CTXH trong trường học – một hình ảnh còn khá xa lạ với các em.

3.2 Nhu cầu cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH trong trƣờng học

Như chúng ta đã biết, các dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện ở một số trung tâm trên các thành phố lớn trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ này đều phải mất phí và không phải ai cũng có khả năng chi trả những khoản chi phí đó, đặc biệt là các em học sinh. Trong phần nghiên cứu của mình, người nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết “Nếu có các dịch vụ CTXH trong trường học miễn phí thì các em học sinh có tham gia hay không?” nhằm tìm hiểu nhu cầu tìm đến sự trợ giúp của các nhân viên CTXH trong trường học

58

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy có 11,5% học sinh lựa chọn phương án sẽ không tìm đến sự trợ giúp của CTXH học đường khi gặp khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa muốn tìm đến dịch vụ trợ giúp của CTXH học đường. Một số em cảm thấy e ngại khi phải chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình với người lạ. Một số các em khác lại cảm thấy xấu hổ vì sợ bạn bè hay thầy cô biết được những khó khăn của mình. Cũng có một số em chưa có niềm tin vào các nhân viên CTXH và sợ rằng vấn đề sẽ không được giải quyết. Các em chia sẻ:“ E thấy ngại không dám đến” (phiếu 13); “Sợ mọi người biết bí mật của mình” (phiếu 22); “Không muốn chia sẻ chuyện riêng tư với người lạ” (phiếu 26); “Cảm thấy không tin tưởng” (phiếu 45); “Xấu hổ” (phiếu 50, 78, 92); “ Bản thân mình khi gặp khó khăn hay chuyện buồn mình không thích nói cho người khác biết, hơn nữa lại là người lạ, khó nói lắm” (phiếu 102); “Kiểu tư vấn miễn phí mà lại ở trường chắc gì đã có hiệu quả, chắc cũng giống như thầy cô chỉ hỏi qua loa vài câu thôi chứ cũng không giúp được gì cho mình” (phiếu 117)

Rõ ràng, do bản thân các em học sinh chưa nhận thức rõ về các hoạt động trợ giúp CTXH trong trường học nói riêng và các dịch vụ CTXH nói chung. Các em cũng chưa hiểu rõ về vai trò, nhiệm vụ, cũng như nguyên tắc hoạt động của các dịch vụ CTXH trong trường học do dó còn cảm thấy mơ hồ khi sử dụng các dịch vụ này. Hơn nữa, do tâm lý các em còn e ngại, xấu hổ, lại không tin tưởng và sợ lộ bí mật nên các em cũng chưa muốn tìm đến sự trợ giúp của phòng CTXH trong trường học.

Vấn đề đặt ra là để một phòng CTXH trong trường học hoạt động một cách hiệu quả và là trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ khi các em học sinh gặp khó khăn và làm cho các em tin tưởng thì ban lãnh đạo nhà trường, các giáo viên, các nhân viên CTXH phải có các buổi tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ cũng như vai trò của nhân viên CTXH trong trường học. Các nhân viên CTXH phải tạo xây dựng được mối quan hệ gần gũi với các em học sinh, trở thành một người bạn tâm tình, để những lúc khó khăn các em sẽ tìm đến mà không còn e ngại.

17,5% trong số các em được hỏi còn lưỡng lự và cho rằng “Cần suy nghĩ thêm” . Nguyên nhân dẫn đến việc các em còn lưỡng lự cũng xuất phát từ việc chưa

59

nhiều vấn đề mà có khi chuyên gia cũng không giúp đỡ được”;(phiếu 31) “Có khi lời khuyên nhà các nhà tư vấn đưa ra cũng không giúp được gì, em cần suy nghĩ thêm”; (phiếu 58)“Không biết nhân viên CTXH có phải là một người đáng tin cậy không, họ có đưa câu chuyện của mình nói lại với thầy cô hay bố mẹ không nữa” (phiếu 113). Các em cảm thấy chưa thực sự tin tưởng vào các nhân viên CTXH và

nhiều em còn lầm tưởng giữa việc nhân viên CTXH sẽ đưa ra lời khuyên mình phải làm thế này, làm thế kia mà không biết rõ rằng nhân viên CTXH không đưa ra lời chuyên mà chỉ là người cung cấp thông tin, chia sẻ vấn đề và cùng với các em tìm ra cách giải quyết vấn đề, là người giúp em đương đầu với khó khăn, tự tin hơn vào bản thân và em sẽ là người quyết định cách thức giải quyết chính vấn đề của mình. Bởi không có ai là người hiểu rõ vấn đề của các em hơn chính bản thân các em.

Tuy vẫn còn nhiều em lưỡng lự hoặc không tìm đến phòng CTXH học đường trong tương lai nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 71% các em đã lựa chọn sẽ tìm đến các dịch vụ CTXH trong trường học. Các em cũng đưa ra nhiều lý do cho lựa chọn của mình. Một số em cũng đã có hiểu biết và tin tưởng vào dịch vụ CTXH trong trường học, một số em khác cảm thấy tò mò và muốn thử nghiệm một hình thức trợ giúp mới khi các em gặp khó khăn. “Em nghĩ rằng các nhân viên CTXH chắc hẳn có chuyên môn về lĩnh vực này và sẽ biết cách giúp đỡ em khi em gặp khó khăn” (phiếu 10); “Đôi khi việc tâm sự với một người lạ sẽ dễ dàng hơn là tâm sự với một người đã quá quen thuộc với mình, đơn giản là em chỉ cần một người lắng nghe những chia sẻ của em” (phiếu 21); “Chắc chắn em sẽ đến để được tư vấn vì em cảm thấy rất tò mò, không biết các cô sẽ tư vấn như thế nào vì em nghe một số bạn bên trường Đinh Tiên Hoàng kể về phòng tư vấn học đường của các bạn ấy rất là hấp dẫn, các cô còn tổ chức các buổi nói chuyện về các chủ đề, rồi các bạn ấy được đặt câu hỏi và được các cô giải đáp một cách thấu đáo” (PVST.P.T

học sinh lớp 12).

Như vậy, khi đến với dịch vụ trợ giúp của CTXH trong trường học các em đều có mong muốn được chia sẻ và tin rằng vấn đề của em sẽ được giải quyết. Các em cũng tỏ ra hào hứng và tò mò về cách thức hoạt động của phòng CTXH học đường trong tương lai.

60

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)