Thực trạng các hình thức trợ giúp cho học sinh tại trƣờng học

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 55)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Thực trạng các hình thức trợ giúp cho học sinh tại trƣờng học

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy các em học sinh THPT luôn gặp phải những khó khăn nhất định. Đó có thể là khó khăn trong học tập, hướng nghiệp,

49

cũng có thể là khó khăn trong các mối quan hệ xã hội hay khó khăn từ chính bản thân các em. Vậy nhà trường, thầy cô đã có những hình thức trợ giúp nào khi các em gặp khó khăn? Thực tế nghiên cứu cho thấy, đảm nhiệm vai trò trợ giúp trong trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến là những người không chuyên nghiệp, họ không được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp cũng như các kỹ năng nhằm giúp đỡ cho các em học sinh khi gặp khó khăn, đó có thể là giáo viên chủ nhiệm hoặc các cán bộ Đoàn trường. Mặc dù phần nào đã có những đóng góp cho sự nghiêp giáo dục trong việc giảm số học sinh đánh nhau, bỏ học,… nhưng phải nhận thức một thực tế đội ngũ cán bộ trợ giúp cho học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân mình, cho lời khuyên chung chung, chưa đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của các em học sinh. Điều đáng quan tâm ở đây là họ chưa nhận thức sâu sắc về các vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác trợ giúp học sinh trong trường học. các hoạt động và chất lượng của dịch vụ này chưa đảm bảo, thiếu khoa học.

Trợ giúp học sinh phải là một quá trình lâu dài, trong một số tình huống cần có sự kết hợp nhiều nguồn lực và các bên liên quan như: nhân viên CTXH học đường, giáo viên, phụ huynh, bạn bè kể cả cộng đồng xung quanh mà các em đang sống. Tuy nhiên sự giúp đỡ của giáo viên và nhà trường thường mang tính nhất thời chưa có sự phối hợp giữa các ngành và những người có liên quan để giúp giải quyết vấn đề của các em học sinh một cách triệt để.

Có thể nói các hình thức trợ giúp trong trường học hiện nay mới chỉ xuất hiện từ nhu cầu thực tế của xã hội mà chưa thật sự trở thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung và tai hai trường mà tôi tiến hành nghiên cứu nói riêng. Các trường học thường tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ để làm công tác trợ giúp. Điều này phản ánh thực tế cung chưa đáp ứng đúng và đủ với nhu cầu của học sinh. Khi đặt ra câu hỏi thảo luận nhóm:Nhà trường, các thầy cô giáo đã có hình thức trợ giúp nào cho học sinh khi gặp khó khăn, hầu hết các thầy cô đều cho rằng các hình thức trợ giúp cho học sinh còn mang tính chất tự phát và chưa có các kỹ năng chuyên sâu để trợ giúp cho các em học sinh. Khi các em gặp khó khăn, các thầy cô chỉ mới dừng lại ở việc hỏi han và khuyên bảo. Với các trường hợp các em học sinh có hành

50

vi lệch chuẩn trong trường học thì thường liên hệ với gia đình để yêu cầu gia đình dạy dỗ lại con em của mình chứ chưa có sự chia sẻ và tìm hiểu sâu xa về các nguyên nhân dẫn đến các hành vi lệch chuẩn của các em. Để giải thích cho vấn đề này, các thầy cô cũng đưa ra các lý do “Vì lịch học khá là dày nên chúng tôi chưa

bố trí được thời gian để tổ chức các buổi tư vấn cho học sinh khi các em gặp khó khăn, hơn nữa các giáo viên trong nhà trường cũng không nắm được những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này”; “ Chúng tôi chỉ có thể kết hợp một số bài học kỹ năng sống được giảng dạy vào giờ sinh hoạt của mỗi lớp, mỗi tuần sẽ có một chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên cũng mới dừng lại ở việc cũng cấp cho các em kiến thức chứ chưa có thời gian để các em được thảo luận hay đặt câu hỏi cho giáo viên tư vấn”( TLN giáo viên). Và cũng có một số giáo viên chia sẻ

rằng họ không nhận được bất cứ câu hỏi nào từ học sinh nên cũng không biết rõ về những khó khăn mà học sinh đang gặp phải “Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi

với các em nhất, nhiều lúc tôi thấy có một số em học hành sa sút và cũng có hỏi thăm các em nhưng các em không chia sẻ nên tôi cũng không biết em đang gặp phải khó khăn gì để mà giúp đỡ các em cả” (TLN giáo viên)

Như vậy, trên thực tế các hình thức trợ giúp học sinh mà hai trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh. Do vậy, việc thành lập một phòng CTXH trong trường học là một vấn đề cấp thiết nhằm trợ giúp một cách chuyên nghiệp cho các em học sinh.

Một phần của tài liệu Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và THPT Trần Phú Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)