Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 32)

Thực tế cho thấy hoạt động điều tra khảo sát thị trường vẫn chưa được công ty quan tâm và đánh giá đúng vai trò. Vì là một chi nhánh của Vinatea nên các hoạt động nghiên cứu thị trường hay khảo sát thị trường đa phần đều do Tổng công ty chỉ định và xử lý. Công ty cũng chưa có bộ phận marketing nên khi thị trường có sự thay đổi trong tiêu dùng thì công ty thường bị động trong các hoạt động khắc phục, thông thường không có phản ứng hay phản ứng rất chậm với sự thay đổi của thị trường.

Khách hàng của công ty đơn thuần chỉ là Tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất chè khác, họ thường mua sản phẩm của công ty về để chế biến lại, đóng gói bao bì khác và như vậy sản phẩm chè của công ty đã mang một thương hiệu khác chứ không phải thương hiệu của Công ty chè Sông Cầu nữa.

Dưới đây là bảng tổng hợp các khách hàng và lượng tiêu thụ sản phẩm chè đen của công ty trong năm 2010.

STT Tên khách hàng Số lượng Đơn giá Thành

tiền (kg) (1000đ) (1000đ) 1 Tổng công ty chè Việt Nam 165.395 21,4 3.539.811

2 Công ty chè Biên Cương 30.231 25,9 782.057

3 Công ty thương mai Hoàng Trà 79.180 31,7 2.509.424

4 Công ty TNHH Bách Thuận 105.210 26,8 2.824.079

5 Công ty TNHH Đại Lộc 12.050 32,1 386.750

7 Công ty TNHH V-Dome 19.035 25,1 489.952,2

8 Công ty Phương Đông 23.490 19,1 683.88

9 Công ty TN và kĩ thuật T&T 14.688 31,5 462.672

10 Công ty XNK Nam Anh 31.050 27,2 845.000

11 Công ty TNHH Tân Vinh 8.100 23,95 194.000

12 Nhà máy chè Tân Cương 15.323 28,8 441.221

Bảng 2.2: Tổng hợp tiêu thụ sản phẩm chè đen 2010 ( Nguồn: Phòng kế toán)

Vì công ty nằm trên vùng nguyên liệu chè lớn và nổi tiếng ở Việt Nam, chính vì thế mà số lượng đối thủ cạnh tranh của công ty là khá nhiều. Cạnh tranh ở đây không chỉ là về chất lượng sản phẩm, khách hàng mà công ty còn cạnh trạnh về cả nguyên liệu đầu vào (chè tươi). Vì là một chi nhánh và chuyên môn hóa về sản xuất nên sự cạnh tranh về sản phẩm hay thương hiệu đối với công ty là không lớn, tuy nhiên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty lại bị cạnh tranh rất mạnh, không chỉ các doanh nghiệp khác cùng cạnh tranh một vùng nguyên liệu mà sự cạch tranh còn đến từ các tư nhân tự sản xuất, và gần đây nhất là sự xuất hiện của các tư thương đến từ nước bạn Trung Quốc. Đặc điểm chung của các đối thủ này là có thể mua chè nguyên liệu với giá cao hơn hẳn so với khả năng chi trả của công ty, chính vì thế nếu như công ty không có các chính sách hợp lý thì nguy cơ về việc không có nguyên liệu đầu vào để sản xuất là rất cao.

Để khắc phục nguy cơ thiếu hụt về nguồn nguyên liệu, công ty đã thực hiện các chính sách tăng giá nguyên liệu đầu vào, kí kết hợp động với người dân trồng chè, đảm bảo cho họ có một đầu ra cho sản phẩm chè của mình được thuận lợi và có một mức giá hợp lý. Mời các chuyên gia về hướng dẫn người dân trồng chè hiệu quả hơn, thực hiện các biện pháp trồng chè sạch, chè an toàn mà năng xuất vẫn cao.

Nằm trên vùng nguyên liệu lớn nên mặc dù nền kinh tế năm 2011 có nhiều biến động, tỉ lệ lạm phát còn ở mức cao cho nên ngày càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, do vậy cạnh tranh nhà cung cấp nên các sản phẩm có xu hướng giảm giá nhiều. Qua nghiên cứu và khảo sát tình hình thị trường trong thời gian qua công ty nhận thấy người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới

sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của mình như thế nào mà người tiêu dùng còn quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe đặc biệt là chất lượng của sản phẩm, trên cơ sở đó công ty chú trọng hơn tới đảm bảo vùng nguyên liệu sạch và an toàn tạo niềm tin với người tiêu dùng bằng chất lượng chè để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.

Căn cứ vào tình hình công ty, năng lực cạnh tranh cùng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ta rút ra được một số điểm mạnh và yếu của công ty như sau:

Điểm mạnh

Có vùng chè nguyên liệu lớn, khả năng sản xuất cao, phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng.

Chủng loại chè sản xuất đa dạng, xuất khẩu cả chè đen và chè xanh với tỉ trọng cao.

Có truyền thống lâu đời, đội ngũ quản lý và công nhân có trình độ tay nghề cao phục vụ cho sản xuất.

Vùng chè nguyên liệu có thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho việc phát triển cây chè.

Điểm yếu

Sức cạnh tranh còn yếu, chưa có tiêu chuẩn về chất lượng cũng như độ an toàn cho sản phẩm chè.

Chưa thiết lập được hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến đến khâu xuất khẩu, nên còn để xảy ra tình trạng gian lận như pha trộn lẫn các loại chè khác nhau, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn cao…

Chưa có thương hiệu mạnh để thâm nhập thị trường. Các sản phẩm chè đều dưới dạng nguyên liệu, không nhãn mác.

Công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại còn hạn chế. Với tiềm lực hạn chế và tài chính, nguồn nhân lực, những hoạt động này của công ty chưa được tôt chức bài bản, hiệu quả.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w